Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Việc cần làm trước thường để sau nên tu lâu mà không tiến

Tác giả Quảng Tánh
07:52 | 30/12/2021 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Nếu vận dụng phương tiện trong quá trình tu học mà không đem đến “lợi mình, lợi người, lợi cả hai” lại còn tăng trưởng phiền não, ngã chấp, tham ái… thì chắc chắn đó không phải là phương tiện thiện xảo.

viec lam truoc de sau tu lau khong tien.jpg

Hình minh họa.

Dính mắc lợi dưỡng, danh vọng là khổ lụy, tổn giảm trong thiện pháp
Người Phật tử tu pháp gì để chánh pháp hưng thịnh?
Tại sao người xuất gia để tang cha mẹ quấn ngang bụng?

Một thời, Thế Tôn trú tạiVesàli, dạy các Tỷ kheo:

Có ba việc này, này các Tỷ kheo, một nông phu cần phải làm trước. Thế nào là ba?

Người nông phu trước hết phải khéo cày bừa. Cày bừa xong người ấy gieo hạt đúng thời. Gieo hạt đúng thời xong người ấy cho nước chảy vô chảy ra đúng thời. Ba việc này, này các Tỷ kheo, một nông phu cần phải làm trước.

Cũng vậy, này các Tỷ kheo, có ba công việc này, một Tỷ kheo cần phải làm trước. Thế nào là ba?

Thọ trì tăng thượng giới học, thọ trì tăng thượng tâm học, thọ trì tăng thượng tuệ học. Ba công việc này, này các Tỷ kheo, một Tỷ kheo cần phải làm trước.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Sa môn, phần Nghề nông [trích], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.416)

LỜI BÀN:

Mỗi người đều có vô vàn công việc, từ chuyên môn cho đến những chuyện vụn vặt, từ những việc làm có lợi ích thiết thực ngay hiện tại cho đến sẽ hữu ích trong tương lai… Tuy nhiên, điều quan trọng là mỗi người với vai trò khác nhau phải xác định được những việc chính yếu cần làm ngay để hoàn thành trách nhiệm với tự thân và xã hội.

Với người nông dân thì vụ mùa bội thu là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực cày bừa, gieo hạt, chăm sóc… trước đó. Sau vụ mùa, người nông dân có thể làm một nghề tay trái nào đó để cải thiện, tăng thu nhập nhưng trong chính vụ mà lơ là hoặc không tập trung cho công việc đồng áng thì không nên.

Đối với người tu Phật cũng vậy, thành tựu Tam vô lậu học Giới-Định-Tuệ là trọng tâm của sự nghiệp tu tập giải thoát, vì thế ba môn học vô lậu này phải được ưu tiên hàng đầu. Giới-Định-Tuệ là cốt tủy, xương sống của mọi pháp môn tu tập Phật giáo. Dù Phật giáo có vô lượng pháp môn nhưng nếu nhân danh tu tập theo Phật mà thiếu vắng hoặc trống rỗng về Giới-Định-Tuệ thì xem như đang ở bên ngoài Chánh pháp.

Mặc dù tinh thần phương tiện cho phép người tu tùy duyên thực hành mọi việc lành để lợi ích cho chúng sanh nhưng phải xác định rõ ràng giữa cứu cánh và phương tiện. Cứu cánh là giải thoát, tức thành tựu viên mãn về Tam vô lậu học Giới-Định-Tuệ. Tinh thần phương tiện đúng đắn của Phật giáo chính là thông qua phương tiện sẽ trui rèn ý chí, mài giũa nhân cách và làm hiển lộ cứu cánh nội tâm thanh tịnh, trí tuệ sáng suốt, từ bi tràn đầy.

Nếu vận dụng phương tiện trong quá trình tu học mà không đem đến “lợi mình, lợi người, lợi cả hai” lại còn tăng trưởng phiền não, ngã chấp, tham ái… thì chắc chắn đó không phải là phương tiện thiện xảo.

Việc đáng làm thì chưa làm hoặc làm chưa trọn, việc làm trước thì lại làm sau… phải chăng đây là điều mà những hành giả cần phải suy ngẫm trước vô vàn “Phật sự” bộn bề. Vì thế, xác định đúng vấn đề là chính yếu hay thứ yếu để thực hành là sự trạch pháp, một trong những yếu tố căn bản đưa đến tu tập thành công.

Thọ trì tăng thượng giới học thọ trì tăng thượng tâm học thọ trì tăng thượng tuệ học người xuất gia tỳ kheo Thế tôn giới định tuệ

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Dựng tượng Phật tại nhà riêng có phải xin phép không?

Dựng tượng Phật tại nhà riêng có phải xin phép không?

Phật đản sinh đưa tay nào lên?

Phật đản sinh đưa tay nào lên?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Nằm mơ thấy mình chết có điềm báo gì xảy ra ?

Nằm mơ thấy mình chết có điềm báo gì xảy ra ?

Bài kệ đản sanh nào là đúng nhất?

Bài kệ đản sanh nào là đúng nhất?

Thấy lỗi mình là có trí tuệ

Thấy lỗi mình là có trí tuệ

Cờ Phật giáo có 5 hay 6 màu?

Cờ Phật giáo có 5 hay 6 màu?

Ý nghĩa lá cờ Phật giáo

Ý nghĩa lá cờ Phật giáo

Đức Phật sơ sanh tay phải hay tay trái chỉ lên là đúng?

Đức Phật sơ sanh tay phải hay tay trái chỉ lên là đúng?

Khi các Tỳ kheo chân chính ẩn mình, im lặng

Khi các Tỳ kheo chân chính ẩn mình, im lặng

Phước báo săn sóc người bệnh

Phước báo săn sóc người bệnh

Cúng dường như thế nào là đúng pháp ?

Cúng dường như thế nào là đúng pháp ?

Bài viết xem nhiều

Hàng ngàn người tham dự lễ rước Phật tại Tổ đình Hồng Phúc - Hòe Nhai

Hàng ngàn người tham dự lễ rước Phật tại Tổ đình Hồng Phúc - Hòe Nhai

Hà Tĩnh: Lễ tắm Phật 2023 một số chùa các huyện, thị (P.2)

Hà Tĩnh: Lễ tắm Phật 2023 một số chùa các huyện, thị (P.2)

Lễ Phật đản 2023 một số chùa ở huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh (P.1)

Lễ Phật đản 2023 một số chùa ở huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh (P.1)

Phật đản sinh đưa tay nào lên?

Phật đản sinh đưa tay nào lên?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Bảy ý nghĩa kỷ niệm Đại lễ Phật đản sinh

Bảy ý nghĩa kỷ niệm Đại lễ Phật đản sinh

Đức Phật đản sinh sớm hơn hai thế kỷ?

Đức Phật đản sinh sớm hơn hai thế kỷ?

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm thuyết giảng tại chùa Bà Đa

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm thuyết giảng tại chùa Bà Đa

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN