;
Theo đó, tại Văn bản số 467/ CV-VNC ngày 08 tháng 04 năm 2020, về việc phúc đáp văn bản số 25/ CV-CGN ngày 04/ 04/ 2020 của Thượng tọa Thích Nhật Từ, chư tôn đức Thường trực Hội đồng Quản trị VNCPHVN xác quyết rằng bốn nội dung có liên hệ đến TT. Thích Nhật Từ trong bài “Tại sao Học viện Phật giáo Việt Nam (tại TP. HCM) vẫn im lặng?” của tác giả Hải Tuệ đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đều “mang tính xuyên tạc, vu khống, không đúng với sự thật”.
Văn bản số 467 do Thượng tọa Thích Giác Hoàng, Tổng Thư ký VNCPHVN thừa lệnh Viện trưởng ký nêu lên quan điểm: “Trong giai đoạn này, cả thế giới và đất nước đang tập trung phòng chống đại dịch Covid-19, nên Viện (VNCPHVN) chủ trương tạm gác việc này lại và không quan tâm đến các bài viết mang tính thị phi, đố ky, không dựa trên dữ kiện có thật, gây những ngộ nhận đáng tiếc cho quần chúng.”
Trước đó, ngày 20 tháng 03 năm 2020, Thường trực Hội đồng Quản trị VNCPHVN cũng đã ban hành Văn bản số 465/ CV-VNC về việc các thông tin sai sự thật, xúc phạm nhân phẩm của Thượng tọa Thích Nhật Từ.
Trong Văn bản này, Thường trực Hội đồng Quản trị VNCPHVN minh định rằng Thượng tọa Thích Nhật Từ với cương vị Phó Viện trưởng kiêm Tổng Thư ký VNCPHVN (2012 – 2017) cho đến nay (Phó Viện trưởng đặc trách Đại Tạng Kinh) không những “không trộm danh” mà còn có nhiều đóng góp quan trọng cho Viện.
Gần đây, trên facebook Thích Nhật Từ có đăng ảnh chụp Văn bản thông báo số 42/2020/ LSPS ngày 09 tháng 04 năm 2020 của Văn phòng Luật sư Phạm Sơn về việc yêu cầu tổ chức cá nhân quản lý trang facebook Tư Tưởng và web Phật Tử Việt Nam khắc phục hành vi vi phạm pháp luật.
Trong đó, sau khi nêu lên những vấn đề bịa đặt, xuyên tạc, vu khống, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tư cách của Thượng tọa Nhật Từ, “Văn phòng Luật sư Phạm Sơn yêu cầu những tổ chức, cá nhân quản lý, điều hành trang facebook Tư Tưởng và trang Phật tử Việt Nam xóa ngay hai bài viết (Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM phải chăng là hý trường? và Tại sao Học viện Phật giáo Việt Nam (tại TP. HCM) vẫn im lặng?) sai sự thật, bịa đặt, vu khống nêu trên, đồng thời, công khai xin lỗi Thượng tọa Thích Nhật Từ bằng văn bản trên các phương tiện truyền thông.”
Sau thời gian thông báo theo luật định, mà những tổ chức, cá nhân nói trên không thực hiện theo yêu cầu, “chúng tôi sẽ có biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật (tức khởi kiện).” Văn phòng Luật sư Phạm Sơn tuyên bố.
Được biết, trang Phật Tử Việt Nam đã có động thái xóa bài “Tại sao Học viện Phật giáo Việt Nam (tại TP. HCM) vẫn im lặng?” và đăng tải bài “Phản hồi đến độc giả về bài viết của tác giả Hải Tuệ”.
---------------------------------------------
* GHI CHÚ
- 安 (an): Theo Từ điển Trần Văn Chánh, nghĩa là yên, an, an tâm, an ổn, an lạc. Chữ 安 (an) trong chữ Hán được kết hợp bởi bộ 宀 ở trên (đọc là mịch, nghĩa là lợp trùm nhà ngoài với nhà trong, còn gọi mái nhà) và bộ 女 ở dưới (đọc là nữ, nghĩa là đàn bàn, con gái). Phụ nữ mà ở yên trong nhà thì được bình an.
- 忍(nhẫn): Theo Từ điển Trần Văn Chánh, nghĩa là nhịn, nén, chịu đựng.
Theo facebook về “Ý nghĩa chữ 忍 “nhẫn”:
Chữ 忍 “nhẫn”: Kiên nhẫn, Nhẫn nhịn, Nhẫn nại. Thậm chí Nhẫn nhục. Nhẫn 忍 trong chữ Hán được ghép bởi 2 chữ: 刀(Đao) ở trên và chữ 心(Tâm) ở dưới. Đao đâm vào tim mà vẫn sống là nhờ biết tự kiềm chế, biết nhẫn nhịn.
Tuy nhiên, trong từ điển Hán - Việt, cụ Đào Duy Anh giải thích: chữ 忍(Nhẫn) gồm chữ 刃( Nhận”). Chứ không phải chữ “Đao” ở trên, chữ 心“Tâm” ở dưới. “Nhận” có nghĩa là mũi dao nhọn.
Có một vị giáo sư học vấn uyên thâm cho rằng: Không phải chữ “Nhận” mà cũng không chỉ có chữ “Đao”. Tinh ý thì sẽ thấy trong chữ Nhẫn có một nét phẩy của bộ丿“phiệt” dưới chữ 刀 “Đao”. Đó là chữ 乂(刈)- chữ “Nghệ” ẩn. 刈“ Nghệ” tức là tài giỏi. Vậy chữ “Nhẫn” gồm ba chữ 刀,乂(刈), 心 là “Đao”, “Nghệ”, “Tâm” hợp thành.
Giáo gươm đâm vào tim thì đau đớn biết nhường nào! Thế nhưng nếu biết cách chế ngự, có tài nghệ vượt qua thì được Tâm bình, luôn An lạc, đặc biệt sẽ thành công trong mọi lĩnh vực và được tất cả mọi người tin yêu, quý mến.
Nguyễn Lương
Lẽ ra những sự việc thế nầy nên giải quyết nội bộ chứ đưa ra luật pháp và báo chí chẳng khác nào " VẠCH ÁO CHO NGƯỜI XEM LƯNG"...
Thích 3 Trả lời 4/14/2020 2:39:57 PM