Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Xót xa di tích Phật giáo tan hoang sau động đât ở Nepal

Tác giả Hồng Lam
09:50 | 07/05/2015 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Bảo tháp ở Kathmandu, một trong những di tích Phật giáo cổ xưa nhất trên dãy Himalaya và là một trong những bảo tháp lớn nhất của Nepal, phải hứng chịu nhiều vết nứt bởi trận động đất vừa qua.

Là 1 trong 68 di sản văn hóa thế giới tại Nepal đã được UNESCO công nhận, nhiều kiến trúc thuộc khu đền Phật nổi tiếng ở Swayambhunath đã trở thành đống đổ nát sau trận động đất. Tuy nhiên, bảo tháp chính nằm trên đỉnh đồi vẫn may mắn còn nguyên, dù một phần bên trong bị hư hại. Đây là một quần thể tôn giáo lâu đời ở Nepal, được cả Phật giáo và Ấn độ giáo tôn kính, được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ 5 trên đỉnh đồi tại thung lũng Kathmandu, phía tây thủ đô Kathmandu.

di tich phat giao.jpg

Khu đền thờ Phật ở Swayambhunat sau động đất - Ảnh: religionnews.com

Rơi vào cát bụi

Khu đền này còn có tên Monkey Temple bởi không ít “thánh khỉ” đang sinh sống vui vẻ tại khu vực phía tây bắc của khu đền. Trong tiếng Tây Tạng, tên nơi này còn có nghĩa là tập trung nhiều cây cối sinh sống, ngụ ý tới sự sống và thịnh vượng.

Đối với các phật tử thông thạo về nguồn gốc và các câu chuyện thần thoại lịch sử nơi đây, Swayambhunath luôn chiếm một vị trí trung tâm, được coi là một trong số các điểm hành hương Phật giáo thiêng liêng nhất. Đối với người Tây Tạng và các phật tử Tây Tạng thì nơi đây chỉ đứng thứ hai sau Boudhanath.

Khu đền phức hợp này bao gồm một bảo tháp chính, một loạt các đền thờ, điện thờ phụ, trong đó một số có niên đại từ thời Licchavi (khoảng năm 400 - 750). Nơi này gần đây còn được bổ sung thêm một tu viện Tây Tạng, bảo tàng và thư viện. Trên bảo tháp có vẽ mắt và lông mày của Đức Phật. Ở giữa là cái mũi được tô điểm khá thời trang. Đôi mắt Phật khổng lồ này cứ sừng sững tồn tại bao năm qua, nhìn thẳng ra thung lũng thanh bình. Quanh khu vực bảo tháp có rất nhiều cửa hàng lưu niệm, tiệm ăn và nhà nghỉ cho du khách.

Người ta thường chọn 1 trong 2 cách khi muốn tới thăm bảo tháp trên đỉnh đồi này: một cầu thang phía đông dài 365 bước với những bậc thang dốc đứng trực tiếp dẫn đến mặt tiền chính của ngôi đền, được xây dựng từ thế kỷ 17; và một đường lái xe vòng quanh đồi từ phía nam dẫn đến lối vào phía tây nam. Nhưng phàm là các phật tử khi tới nơi này hành hương đều một lòng thành tâm tự leo từng bậc thang để tận hưởng phút giây sung sướng khi đặt chân tới bậc cuối cùng, được giáp mặt với đôi mắt ngời sáng của Đức Phật.

Bảo tháp được trùng tu hoàn toàn từ tháng 5.2010 với kinh phí lớn, do Trung tâm thiền Nyingma Tây Tạng ở California (Mỹ) tài trợ. Hơn 20 kg vàng đã được sử dụng để tôn tạo lại các mái vòm mạ vàng cùng nhiều chi phí tốn kém khác. Thế nhưng trận động đất năm 2015 đã thực sự khiến công sức, tâm huyết và tiền bạc dồn cho khu đền thờ Phật giáo tôn kính này rơi vào cát bụi.

Nỗ lực tránh cướp bóc

Hiện một đội UNESCO gồm 7 người bắt đầu sứ mệnh ngăn chặn việc cướp bóc, lấy trộm các đồ tạo tác từ quần thể di sản này và các quần thể di sản khác đang bị vùi lấp bởi động đất.

David Andolfatto, một chuyên gia tư vấn của UNESCO, cho biết: “Chúng tôi đang kiểm kê các di tích di sản làm từ đá và đất nung và cất giữ tạm trong chùa. Mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi hiện nay là ngăn chặn để chúng không bị cướp đi”.

Tuy nhiên, ông này cũng cho biết giờ đây họ chưa thể nghĩ tới việc tái tạo, phục hồi lại các di tích di sản này bởi phải cần tiền và thời gian. Sau khi hoàn tất công việc ở đây, đoàn UNESCO này sẽ tiếp tục tới quảng trường Kathmandu Durbar và điện Kasthamandap để tiếp tục công việc tìm kiếm, bảo vệ các phần di tích di sản còn sót lại.

Theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc, hơn 600.000 căn nhà tại Nepal đã bị phá hủy hoặc hư hỏng nặng bởi trận động đất ngày 28.4, và 2 triệu người Nepal sẽ phải cần lều, nước, thực phẩm, thuốc men. Tuy nhiên, nhiều người dân địa phương lại cho rằng họ cần những vị thần thánh mà lâu nay họ thờ phụng hơn sau những thiệt hại đã xảy ra đối với các điện thờ, chùa chiền, thánh địa tôn nghiêm. “Điều này sẽ tăng cường đức tin của người dân hơn và họ vẫn đang tin tưởng đấng toàn năng sẽ đem mọi thứ trở lại trật tự”, Ankit Adhikari, ca sĩ kiêm cựu nhà báo ở Kathmandu, nói.

Ngôi đền Pashupatinath được xây dựng từ thế kỷ thứ 5, nằm bên bờ sông Bagmati ở Kathmandu, đã rơi vào cảnh tan nát nặng nề. Đây cũng là một trong số các ngôi đền Ấn Độ giáo linh thiêng nhất nơi đây, là một trong số các di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận, thờ vị thần Hindu Shiva.

Ngọc Bi - http://www.thanhnien.com.vn/


động đất ở nepal phật giáo nepal đức phật

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Đại lão Hòa thượng Tinh Vân viên tịch

Đại lão Hòa thượng Tinh Vân viên tịch

Tham dự lễ xuất gia gieo duyên đặc biệt tại Thái Lan

Tham dự lễ xuất gia gieo duyên đặc biệt tại Thái Lan

Phật giáo Campuchia ngày nay: Campuchia hiện có bao nhiêu ngôi chùa?

Phật giáo Campuchia ngày nay: Campuchia hiện có bao nhiêu ngôi chùa?

Kinh nghiệm ngăn chặn thành công tệ nạn sư giả tại Campuchia

Kinh nghiệm ngăn chặn thành công tệ nạn sư giả tại Campuchia

Hòa thượng Chủ tịch: Phật giáo Việt – Lào tiếp tục thúc đẩy giáo dục truyền thống đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa hai nước

Hòa thượng Chủ tịch: Phật giáo Việt – Lào tiếp tục thúc đẩy giáo dục truyền thống đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa hai nước

Tân lãnh đạo hệ phái Phật giáo lớn nhất Hàn Quốc được bầu cử theo phương thức mới

Tân lãnh đạo hệ phái Phật giáo lớn nhất Hàn Quốc được bầu cử theo phương thức mới

Dân biểu quốc hội đầu tiên tuyên thệ bằng cách đặt tay trên kinh Phật

Dân biểu quốc hội đầu tiên tuyên thệ bằng cách đặt tay trên kinh Phật

Chính quyền bang Sikkim cấm phát hành bộ phim có nữ diễn viên tát oan nhà sư

Chính quyền bang Sikkim cấm phát hành bộ phim có nữ diễn viên tát oan nhà sư

Ra tòa vì xúc phạm Phật giáo

Ra tòa vì xúc phạm Phật giáo

Nhà Trắng tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Vesak lần thứ

Nhà Trắng tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Vesak lần thứ

Thông điệp của Đức Dalai Lama trước xung đột ở Ukraine

Thông điệp của Đức Dalai Lama trước xung đột ở Ukraine

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được trao giải Hoà bình Luxembourg

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được trao giải Hoà bình Luxembourg

Bài viết xem nhiều

Đại lão Hòa thượng Tinh Vân viên tịch

Đại lão Hòa thượng Tinh Vân viên tịch

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Bàn về cúng sao giải hạn

Bàn về cúng sao giải hạn

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,1066059 s