Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

“Nhất bộ nhất bái” – truyện Thuyết Đường hay Tây Du Ký thời nay

Tác giả Hồng Lam
06:30 | 11/09/2011 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Thầy Thích Tâm Mẫn vẫn cứ nhẫn nại và bình thản mỗi bước chậm. Cứ mỗi bước đi như thế, người ta thấy Đại đức rạp người cúi lạy làm người kính phục, kẻ tò mò. Một trong những điều làm người ta thắc mắc đầu tiên, chính là điểm đến của lộ trình. Trò chuyện với Thầy Thích Tâm Mẫn khi Thầy vừa hoàn thành một ngày lễ lạy, vị sư hoan hỉ cho biết:

Từng bước... về đất thiêng Yên Tử

Thầy Thích Tâm Mẫn vẫn cứ nhẫn nại và bình thản mỗi bước chậm. Cứ mỗi bước đi như thế, người ta thấy Đại đức rạp người cúi lạy làm người kính phục, kẻ tò mò. Một trong những điều làm người ta thắc mắc đầu tiên, chính là điểm đến của lộ trình. Trò chuyện với Thầy Thích Tâm Mẫn khi Thầy vừa hoàn thành một ngày lễ lạy, vị sư hoan hỉ cho biết: 

“Theo truyền thống Phật giáo Việt Nam, núi Yên Tử là cái nôi trong Phật giáo Việt Nam. Đó cũng là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu tập sau khi nhường ngôi cho con. Con cháu nước Việt cần tìm hiểu để hiểu nguồn gốc tâm linh của tổ tiên... Những gì Thầy đang làm thì cũng không có gì đặc biệt đâu bởi vì chư Phật chư Tổ cũng như nhiều vị khác cũng đã làm rồi. Thì con cháu của chư Phật chư Tổ cũng đi theo con đường đã có sẵn thôi. Nói chung, nó thể hiện tinh thần Phật học của người công Phật”.

Núi Yên Tử, đất thiêng của Phật giáo Việt Nam với những con suối uốn khúc trong veo, với rừng tùng xanh bạt ngàn, ẩn sâu là những ngọn tháp và đền chùa cổ kính. Từ xưa, kinh đô Phật giáo nơi này đã nổi tiếng với thiền pháiTrúc Lâm và những câu chuyện của vua Trần Nhân Tông. Tất cả như có một sức hút vô hình làm người dù không phải nhà Phật cũng muốn đến một lần, huống hồ là Thầy Thích Tâm Mẫn, người nguyện gắn đời mình vào câu kinh tiếng kệ.

                                                     

                Thầy Tâm Mẫn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giữa mưa rét

Sám hối-Hòa bình-Hóa độ

Thế nhưng, sự thanh bình nơi núi Yên Tử chỉ là cảm hứng cho điểm đến của cuộc hành hương, sự thanh bình của thế giới mới chính là nguồn gốc sở nguyện của Đại đức. Đại đức chia sẻ đại nguyện “nhất bộ nhất bái” từ chùa Hoằng Pháp, Tp. HCM đến núi Yên Tử:

“Lúc trình bày nguyện vọng của mình với sư phụ về chuyến bộ hành này thì Thầy nói rằng Thầy đi với tinh thần thứ nhất là để sám hối tội nghiệt của mình. Thứ hai là để cầu nguyện cho thế giới hòa bình. Tiếp theo là có thể đem những điều mình làm được để cùng chúng sinh chia sẻ và thực hành những điều Phật dạy. Gọi chung là hóa độ chúng sinh”.

Tứ sáng ngày mồng 2 Tết năm Kỷ sửu (ngày 27 tháng 1 năm 2009 dương lịch), thầy Thích Tâm Mẫn bắt đầu chuyến hành hương dài khoảng 1.800 cây số từ chùa Hoằng Pháp, nơi thầy tu tập cùng một chú thị giả của thầy. Chú Đức, thị giả cho biết:

“Con đi với Thầy từ ngày đầu tiên, đến bây giờ đã được hơn 2 năm 4 tháng rồi. Hiện tại thì thầy trò chúng tôi vừa qua ngã ba Đồng Hới”.

Chú thị giả chỉ ngoài 20, đang tập sự xuất gia. Chú đi theo Thầy vừa mang hành lý, vừa chăm sóc Thầy, và vừa trải quạt cho Thầy bước đi và quỳ lạy – một công việc khá vất vả khi phải làm năm này qua tháng nọ. Thế nên trong hành lý, chú thị giả chỉ chứa những thứ cần thiết. Chú Đức thổ lộ:

“Trong túi hành lý chứa toàn y áo và kinh sách, kim chỉ, vớ, lều chõng để khi cần là có. Nói chung là những thứ cần thiết chứ cũng chẳng có gì”.

Hành lý mà thầy trò Đại đức mang theo, ngoài 3 cây quạt lớn để phục vụ cho việc lễ lạy, vật dụng cần thiết nhất có lẽ là kinh sách và lều chõng bởi trong cuộc hành hương kéo dài hàng năm như thế, việc phải dừng chân nghỉ ngơi bên đường là điều tất yếu. Chúthị giả của Thầy nói tiếp:

“Lúc trước khi mới bắt đầu cuộc bộ hành này thì Thầy trò con đi đến đâu nghỉ tạm bên đường đến đấy. Nhưng sau này do có nhiều người hiếu kỳ, Thầy trò không thể nghỉ tạm như thế, nên phải xin vào các ngôi chùa gần đó nghỉ nhờ. Nếu không có chùa thì xin nghỉ nhờ nhà Phật tử hay nhà dân. Nếu không có 2 điều kiện đó thì Thầy trò ngủ ngoài đường”.

Nghiệp chướng-Thiện Căn- An lạc

Thầy Thích Tâm Mẫn, tên tục là Minh. Đại Đức nói trước khi trở thành người nhà Phật, Thầy cũng như bao thanh niên khác: cũng có ước mơ, cũng tham vọng, cũng cầu toàn. Năm 2004, sau nhiều lần thi trượt đại học, thầy Thích Tâm Mẫn, lúc đó chỉ là một chàng thanh niên ngoài 20, tìm đến cửa Phật xin làm công quả, ước mơ trở thành thầy thuốc đông y. Sau một thời gian vừa quét rác, vừa nấu cơm, vừa trị bệnh đông y trong chùa Hoằng Pháp, thầy Thích Tâm Mẫn tìm đến những giáo lý vi diệu của kinh Phật. Đặc biệt, những lời lẽ cao đẹp của kinh Tám Điều và kinh Từ Tâm đã cảm hóa được tâm hồn chàng thanh niên trẻ. Chỉ vài tháng học tập tại chùa Hoằng Pháp, thầy Thích Tâm Mẫn đã quyết chí xuất gia.

Khi bài phóng sự này đựơc phát thanh trên làn sóng của đài Á Châu Tự Do, hai thầy trò Đại đức đang đến Ngã ba Thanh Khê, Bối trạch, Đồng Hới, Quảng Bình. Điều đó cũng có nghĩa là thầy Thích Tâm Mẫn đã “nhất bộ nhất bái” được khoảng 2/3 đoạn đường.

“Nhất bộ nhất bái”- theo lời nhà Phật, việc bái lạy sẽ giúp tiêu trừ nghiệp chướng, phát triển thiện căn, mang đến sự an lạc về thể chất và tinh thần và dĩ nhiên không thể thiếu sự rèn luyện khiêm cung, nhẫn nại. Thầy Thích Tâm Mẫn giảng giải thêm:

“Chư Phật chư Tổ cũng đã dạy rằng “Có nhẫn thì mới gần được đạo, không nhẫn thì đạo còn rất xa”. Thứ nhất, mình phải nhẫn nại chịu đựng những khó khăn để vững chãi trên bước đường tu học. Thứ hai, là vững chãi vượt qua thử thách hay hạn chế về bản thân”.

Chữ NHẪN theo Hán tự có “bộ đao nằm trên chữ tâm”, ý chỉ những khó khăn gian nan luôn ở trước mặt không chỉ có nhẫn nại mới có thể vượt qua mà nó còn cần một sự nhẫn nhịn, một ý chí kiên trì và một tấm lòng an lạc. Chính vì thế, trong cuộc hành hương, có những lúc thầy Thích Tâm Mẫn chấp nguyện lễ lạy trong mưa gió để rèn luyện đạo hạnh của mình.

Theo ước tính, khi đến được núi Yên Tử Thầy sẽ mất gần 4 năm, lạy được 3 triệu lạy và niệm được ít nhất 6 triệu câu hồng danh “A Di Đà Phật”. Vì phải vừa đi vừa bái lạy, nên Đại đức đi rất chậm, mỗi ngàychỉ khoảng chừng 2 km. Mỗi ngày Thầy thực hiện lễ “nhất bộ nhất bái” ba lần; mỗi lần kéo dài khoảng 2-3 giờ đồng hồ; và có thể bắt đầu từ 3 giờ sáng và kết thúc lúc 5 hay 6 giờ chiều.
Đại đức cho biết, không có quy định cụ thể nào về các bước đi hay cách lạy, chủ yếu làm sao giữ cho bước đi được tự nhiên, để chính cái tự nhiên đó tạo ra an lạc cho người đi.

“Trong khi hành lễ “nhất bộ nhất bái” thì chúng ta có thể niệm Phật để tịnh tâm. Còn trước khi hành lễ thì nhắc lại những lời phát nguyện lúc trước để nuôi dưỡng và làm nó lớn thêm, vun bồi cho nó vững chãi trong tâm thức của mình để chuyển hóa những điều bất thiện mà tạo ra một năng lượng tốt. Sau khi kết thúc buổi lễ lạy thì mang những năng lượng tốt ấy hồi hướng”.

Mỗi lần trước khi thực hiện việc lễ lạy “nhất bộ nhất bái”, Thầy Thích Tâm Mẫn đều đứng khoảng 2-3 phút nhắc lại lời phát nguyện của mình. Sau buổi lạy đó, Thầy thường mang tất cả những gì làm được trong buổi lạy để hồi hướng đến tất cả pháp giới chúng sinh, cả người sống lẫn người chết.

                                        

                         Đến đâu Thầy củng được đông đảo Phật tử đi theo hộ trì

Đoàn hộ pháp

Cảm phục và tôn trọng vị sư trẻ đáng kính, ngày càng có nhiều người biết đến và theo dõi từng bước đi của Đại đức. Sau khoảng 2 năm rưỡi khởi điểm của cuộc hành hương, ngày càng nhiều người hơn tháp tùng cùng Thầy hành hương về phương Bắc. Chú thị giả cho biết, khi bắt đầu cuộc bộ hành này thì chỉ có Thầy và chú, nhưng bây giờ mẹ chú Đức cũng đi theo để lo ăn uống. Thêm vào đó, nhiều Phật tử theo hộ pháp bên đường khi có thời gian. Chính vì thế mà đôi lúc đoàn hộ pháp có khoảng 5 cũng có lúc lên đến mười mấy người. Có thêm nhiều người, hẳn cuộc hành hương cũng đỡ vất vả và nguy hiểm hơn. Nhưng theo thầy Thích Tâm Mẫn, niềm vui lớn nhất là nhìn thấy mọi người hướng đến chung một mục đích:

“Người Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình và luôn muốn cho thế giới được an vui hạnh phúc. Cho nên khi thấy Thầy “nhất bộ nhất bái” cầu nguyện cho thế giới và chúng sinh, nên dân chúng không phân biệt tôn giáo cũng tham gia để thể hiện tinh thần đó”. Tuy nhiên, không phải lúc nào thầy trò thầy Thích Tâm Mẫn cũng nhận được sự ủng hộ và kính phục từ người khác. Đôi lúc vẫn có những ánh mắt hiếu kỳ quá đáng, những chuyện không hay và những nghi ngại.

“Về cách nhìn thì mỗi người có một ý kiến nhưng là người đi sát Thầy thì con thấy rằng mục đích của Thầy là cầu nguyện cho hòa bình thế giới cũng như trau dồi đạo hạnh của mình... Thường thường thì những thành phần quậy nhất là những thanh niên say rượu xuất hiện vào buổi chiều. Có lẽ là do họ có vài giọt rượu thôi chứ cũng chẳng có gì”.

Và những lúc như thế, là những lúc chú thị giả thấy trong lòng có nhiều cảm xúc:

“Cảm nghĩ thì rất nhiều nhưng khi nói ra rất là khó. Con đi theo Thầy hằng ngày, viết nhật ký để sau khi kết thúc chuyến đi có thể viết lên một cái gì đó. Những lúc Thầy đi trong trời mưa, những lúc có người nhìn Thầy…thì con đều có cảm xúc nhưng có những cái mình cảm nhận bằng cái tâm thôi, chứ nói ra cũng không biết nói như thế nào”.

                                     

DSCN7093 Đại đức Thích Tâm Mẫn đến huyện Phong Điền   Thừa Thiên Huế ( ngày 2,3/4/2011)

Nắng gió miền trung - và ồn ào của đường phố

Thân tâm thường an lạc

Những nghi ngờ, những thắc mắc không cản trở được bước chân của Thầy Thích Tâm Mẫn. Qua cách trò chuyện, qua lời gởi gắm, người ta dễ dàng thấy được một tinh thần và thể xác an lạc nơi vị sư trẻ với mong muốn mang đến một nguồn năng lượng tốt cho thế giới.

“Theo tinh thần của người tu, Thầy chỉ có thể khuyên rằng mọi người nên cố gắng tu sửa những điều xấu ác, làm việc thiện để tạo nên nguồn năng lượng tốt đẹp cho chính bản thân và cho mọi người. Những việc này sẽ hợp lại thành một nguồn năng lượng an lành giúp cho mỗi cá nhân và cho tất cả chúng sinh trên thế giới. Nó còn có thể hóa giải được những xung đột và những yếu tố gây nên bất ổn trong cuộc sống”.

Văn học Trung Quốc đã cho chúng ta một câu chuyện thú vị về thầy trò Đường tăng. Người Tây Tạng vẫn còn truyền tụng câu chuyện về một người con trai đã thay cha mình vượt qua rặng Himalaya, hành hương “tam bộ nhất bái” đến chùa Jokhang sau khi người cha bỏ mạng trên đường đến thánh địa Lhasa…Và nhiều vị thiền sư, Phật tử từ khắp nơi trên thế giới cũng hành hương “tam bộ nhất bái” với nhiều mục đích, và mục đích cầu nguyện cho hòa bình nhân loại là một mục đích đáng trân trọng.

Ai xuất gia cũng có hạt giống bồ đề. Điều quan trọng là tưới tẩm cho hạt giống nảy mầm, đâm hoa kết trái. Khi Đại đức cầu nguyện cho hòa bình, cho thiện căn dân chúng, người ta hiểu rằng hạt giống bồ đề của người đang được tưới tẩm.

 

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Năm Dần nói chuyện con Cọp

Năm Dần nói chuyện con Cọp

Từ câu chuyện nghe được trong phòng khám bệnh

Từ câu chuyện nghe được trong phòng khám bệnh

Cảnh giác việc giả mạo qua mạng xã hội để lừa đảo

Cảnh giác việc giả mạo qua mạng xã hội để lừa đảo

Tôi 'ghét' Từ thiện !

Tôi 'ghét' Từ thiện !

Ông Trần Văn Dũng gửi thư xin lỗi

Ông Trần Văn Dũng gửi thư xin lỗi

Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Trà Vinh xúc phạm ni sư Phật giáo

Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Trà Vinh xúc phạm ni sư Phật giáo

Những suy nghĩ về di tích và lễ hội

Những suy nghĩ về di tích và lễ hội

HT.Thích Bảo Nghiêm: Nêu cao tinh thần yêu nước, tăng cường đoàn kết các tôn giáo, đồng bào có đạo

HT.Thích Bảo Nghiêm: Nêu cao tinh thần yêu nước, tăng cường đoàn kết các tôn giáo, đồng bào có đạo

Ông Võ Hoàng Yên có lừa đảo hay không ? (P.2)

Ông Võ Hoàng Yên có lừa đảo hay không ? (P.2)

Ông Võ Hoàng Yên có lừa đảo hay không ? (P.1)

Ông Võ Hoàng Yên có lừa đảo hay không ? (P.1)

Có được đặt tượng Phật tại gia đình hay không

Có được đặt tượng Phật tại gia đình hay không

Truyện tranh 'Nghêu sò ốc hến' đã quá nhiều nhân nhượng khi hình ảnh Tăng, ni bị xúc phạm

Truyện tranh 'Nghêu sò ốc hến' đã quá nhiều nhân nhượng khi hình ảnh Tăng, ni bị xúc phạm

Bài viết xem nhiều

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Người xuất gia đối trước vương quyền

Người xuất gia đối trước vương quyền

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN