;
Lời tri ân cha mẹ cực kỳ xúc động của chàng trai 18 tuổi
THCM: Lễ tri ân thầy cô tại Học viện Phật giáo
Vì sao có ngày nhà giáo Việt Nam
Ông cha ta ngày xưa đã có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” có nghĩa là một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Vậy cũng có thể nói rằng những ai dạy cho ta kiến thức về những lĩnh vực, những điều hay trong cuộc sống thì ta đều có thể tôn vinh người đó là một người thầy. Qua câu nói ấy, ông cha ta muốn nhắc nhở mọi người phải biết ơn những người thầy đã dạy dỗ mình, chỉ bảo cho mình những điều hay, lẽ phải.
Không chỉ kính Phật-trọng Tăng mà tôi còn có 2 người thầy vĩ đại đó là cha mẹ. Cha mẹ chính là người đã sinh ra tôi, cho tôi đến trường ăn học, cho tôi biết những kiến thức, hành trang để làm một học sinh khi còn học phổ thông, làm một nhà báo khi tôi tốt nghiệp ngành Phát thanh-Truyền hình, và quan trọng hơn là làm một vị tu sĩ trong tương lai.
Trong Phật giáo, truyền thống “tôn sư trọng đạo” càng được coi trọng hơn hết. Nhờ Thầy ta mới có kiến thức, nhờ thầy ta mới biết nẻo chính đường tà, tu học theo giáo lý Phật Đà để được an vui trong đời sống hằng ngày. Tuy không đứng trên bục giảng cầm phấn viết thường xuyên, nhưng qua những buổi thuyết giảng giáo lý, những khóa lễ Phật hàng ngày, Thầy đã dạy cho chúng ta biết bao điều vi diệu, mà dù đi hết cuộc đời nếu không có Thầy ta cũng chẳng thể biết được.
Với riêng tôi - một người đã xuất gia theo Phật tu hành thì ai cũng là thầy của tôi. Mặc dù đã xuất gia nhưng tôi không thể nào biết hết được những kiến thức rộng lớn đang chờ đón tôi ở phía trước. Vì tôi biết rằng, ngày mai đây thôi tôi cũng sẽ là một người thầy dắt dẫn Phật tử tu học theo giáo pháp của Như Lai. Không đơn giản là kính trọng Phật - một bậc thầy của trời người. Kính trọng Tăng - sứ giả của Như Lai thay Phật hoằng truyền chính pháp mà dù là một người dân bình thường tôi cũng phải kính trọng nếu họ cho tôi biết những điều hay, lẽ phải, kinh nghiệm tu học mà một người tu trẻ nên biết. Những người trẻ xuất gia thì phải biết tầm quan trọng của việc “tôn sư trọng đạo” quan trọng đến mức nào. Chỉ có “trọng Thầy mới được làm Thầy”.
Tri ân công đức người Thầy
Hoằng truyền chính pháp mang đầy hai vai.
(Ảnh Đại đức Thích Đạo Duyệt - trụ trì chùa Ninh Tảo - Hà Nam)
Ngày hôm nay, tôi đã tự mình cắm một lẵng hoa nhỏ xinh xắn, một cánh thiệp nhỏ, vượt qua một chặng đường dài đầy gió bụi để tìm về thầy bổn sư đã quy y Tam Bảo cho tôi năm xưa. Cảnh chùa hoang vắng sau cơn bão, tôi có nghe tin Thầy tôi đã vào miền nam có Phật sự quan trọng. Tôi lang thang nơi giảng đường sau 3 năm gắn bó, chỗ ngồi thân quen ngày nào để tìm lại một thời ký ức khi còn ở tại gia. Tôi nhẹ nhàng quỳ dưới chân Phật và đảnh lễ Ngài thay cho đảnh lễ Thầy để cảm ơn Thầy đã dìu dắt cho tôi vào con đường tu học. Chợt tôi nhớ đến lời thầy dạy “chùa nào cũng là chùa mình, thầy nào cũng là thầy mình”. Tôi thấy mình nhỏ bé quá mà tấm lòng thầy rộng bao la.