;
Hình minh họa.
Theo các chuyên gia Bệnh viện K, năm 2018, Việt Nam ghi nhận 14.733 trường hợp mắc mới và 7.856 ca tử vong vì căn bệnh này. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư là chìa khóa quan trọng nhất để "cứu" bệnh nhân. Vì việc phát hiện sớm và điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống, giảm chi phí điều trị và nhiều lợi ích khác.
Trong cuộc sống hiện nay, nhiều người có thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa khoa học nên không may mắc bệnh ung thư trực tràng. Trên thực tế, dù tương đối khó nhận biết, nhưng nếu quan sát kỹ, bạn vẫn có thể tự phát hiện các dấu hiệu ung thư trực tràng.
Những triệu chứng dưới đây chính là dấu hiệu cảnh báo bệnh sớm, chúng ta cần lưu ý:
Chán ăn, đầy bụng
Khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon là tình trạng thường thấy ở người bệnh ung thư đại tràng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân.
Người có bệnh ung thư đại trực tràng sẽ thường xuyên xuất hiện các cơn đau ở bụng. Đau bụng được biểu hiện bằng các triệu chứng khó chịu ở vùng dạ dày, từ đó gây khó chịu ở toàn bộ vùng bụng rồi đau bụng từng cơn.
Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng trên, hãy tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, việc khám kiểm tra tại các bệnh viện và tiến hành điều trị sẽ giúp làm giảm các triệu chứng đau, nếu phát hiện có bệnh thì can thiệp y tế kịp thời.
Để phòng bệnh hiệu quả, hãy tránh ăn chất béo cao, protein, thực phẩm chất xơ thấp, học các kiến thức phòng bệnh và điều trị bệnh khi chưa có bệnh, chưa có triệu chứng. Nghĩa là khi khỏe mạnh, đã phải quan tâm chăm sóc sức khỏe một cách cẩn thận nhất.
Cân nặng giảm bất thường
Nếu cơ thể giảm cân bất thường, không rõ nguyên nhân thì bạn cũng không nên coi thường. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.
Táo bón
Nếu đi ngoài ít hơn 3 lần trong một tuần, bạn đã mắc chứng táo bón. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể xuất hiện ở những bệnh lý đường tiêu hóa thông thường khác, Mặc dù vậy, cũng không nên bỏ qua những triệu chứng có thể cảnh báo cho bệnh ung thư đại trực tràng đang xâm lấn cơ thể bạn.
Đi ngoài phân nhỏ
Đi ngoài phân nhỏ là một dấu hiệu chứng tỏ trên đường đào thải ra bên ngoài phân của bạn đã gặp phải những vật cản khác trong đường tiêu hóa làm cho hình dạng và kích cỡ của phân bị biến dạng, thay đổi. Những vật cản đó có thể là các khối u đang được hình thành trong ruột kết.
Đi ngoài kèm máu
Khi phân đi qua khối u không chỉ làm cho chúng thay đổi về kích cỡ mà chúng còn gây nên hiện tượng chảy máu. Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư trực tràng. Tuy nhiên, có một sự trùng hợp là nhiều người sẽ nhầm lẫn triệu chứng này với các dấu hiệu của bệnh trĩ và cuối cùng tự để bệnh phát triển quá lâu dẫn đến bệnh ngày càng nặng.
Mệt mỏi và căng thẳng, chóng mặt
Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
Co thắt dạ dày
Nếu những cơn co thắt đó đi kèm cảm giác đau thì có thể khối u đã đi chọc vào thành ruột và hình thành nên bệnh ung thư đại trực tràng một cách nghiêm trọng.
Bệnh ung thư này có liên quan chặt chẽ với chế độ dinh dưỡng và khi được phát hiện sớm, bệnh có tỷ lệ được chữa khỏi cao. Những người có tiền sử mắc bệnh polyp đại trực tràng, đặc biệt là đa polyp có tính chất gia đình, nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng gấp trên 10 lần so với người bình thường. Chế độ ăn không hợp lý nhiều chất béo, ít chất xơ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Các bệnh viêm nhiễm đại trực tràng lâu ngày như viêm loét đại trực tràng chảy máu cũng liên quan đến ung thư đại trực tràng.
Tuấn Bảo - VTV
Đại trực tràng là phần cuối cùng của ống tiêu hóa. Khi ung thư phát triển, nó sẽ xâm lấn từ trong lòng đại - trực tràng qua thành đại tràng và lan rộng ra bên ngoài. Quá trình xâm lấn có thể diễn ra bằng nhiều cách như: xâm lấn các lớp của đại - trực tràng và sang các cơ quan bên cạnh, đi theo hệ bạch huyết vào các hạch bạch huyết lân cận hoặc đi theo đường máu đến gan và các bộ phận khác.
Ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở cả nam và nữ và là nguyên nhân thứ 2 dẫn tới tử vong. Polyp đại tràng - một điều kiện được cho là tiền ung thư đại trực tràng, dễ dàng được phát hiện bằng cách sàng lọc và loại bỏ trước khi nó có thể phát triển thành ung thư.
Theo các nhà nghiên cứu, một polyp đại tràng có thể mất khoảng 10 đến 15 năm để phát triển thành ung thư đại trực tràng. Sàng lọc thường xuyên có thể ngăn chặn hoàn toàn bằng cách tìm và loại bỏ các khối u trước khi chúng có cơ hội để trở thành ung thư. Sàng lọc cũng có thể giúp tìm ra bệnh ung thư đại trực tràng sớm, khi khối u còn nhỏ, chưa lây lan, và dễ dàng điều trị.
Khi ung thư đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn đầu trước khi nó đã lan rộng, tỷ lệ sống sau 5 năm tới khoảng 90%. Nhưng chỉ có khoảng 40% trường hợp ung thư đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn này. Khi ung thư đã lan ra ngoài đại tràng hoặc trực tràng, tỷ lệ sống thấp hơn rất nhiều.
Nghiên cứu cho thấy: ung thư đại trực tràng ở các nước phương Tây và các nước công nghiệp hóa cao hơn các lục địa khác. Ở Châu Á, Nhật Bản là nước có tỷ lệ ung thư đại trực tràng thấp, khi di cư sang Mỹ thì thế hệ sau có tỷ lệ ung thư cao bằng ở Mỹ, tức cao hơn ở Nhật, do thay đổi thói quen ăn uống.
Nguyên nhân gây bệnh
- Ăn ít chất xơ (rau, củ quả) táo bón, tích tụ chất độc trong ruột già.
- Ăn nhiều thức ăn đóng hộp, snack... có nhiều hóa chất bảo quản sinh ra ung thư.
- Ăn nhiều gây béo phì, cũng là một nguy cơ gây ung thư đại trực tràng.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Tấn Cường - Giám đốc Y Khoa Bệnh viện Quốc tế City, có thể phòng ngừa thứ cấp bằng cách tầm soát ung thư (quan trọng nhất ở nhóm nguy cơ trung bình); nội soi cắt polyp đại trực tràng (60 - 70% tử vong do ung thư); thử máu ẩn trong phân và nội soi đại tràng mỗi 5 năm.
Bác sĩ Cường khuyến cáo: người bình thường không có nguy cơ, tầm soát từ 50 tuổi, người có nguy cơ: tầm soát từ 40 tuổi. Đối với nhóm nguy cơ cao: hội chứng di truyền ung thư như FAP hoặc HNPCC, viêm loét đại tràng, viêm đại tràng do Crohn, thời gian tầm soát rút ngắn lại còn mỗi 1 - 2 năm. Đặc biệt, người dân cần phải đi khám ngay khi có triệu chứng bất thường, không chủ quan khiến bệnh trở nặng mới phát hiện.
Linh Chi - VTV