;
Lá trầu không và cau có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể. Tuy nhiên bên cạnh đó, chúng cũng có ít độc tố không tốt cho cơ thể. Vậy nên ăn trầu cau như thế nào để mang lại lợi ích và bảo vệ thói quen văn hóa của dân tộc? Mời các bạn cùng tham khảo trong bài viết sau!
1. Lá Trầu
Lá Trầu có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi trùng: Tụ cầu, subtilit và trực khuẩn coli, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, tiêu đờm, trừ phong thấp, tiêu viêm. Nhân dân ta thường dùng lá Trầu để trị đau bụng, đầy hơi, sôi bụng, ợ hơi… Cách làm như sau: Hơ nóng lá Trầu đắp lên rốn hoặc vào huyệt khí hơi, thuỷ phân, dùng nhang hơ nóng phía trên.
Dùng lá Trầu để đánh gió, trị cảm mạo bằng cách vò nát lá Trầu không trộn với rượu bọc vào miếng vải chà xát hai bên sống lưng.
Dùng trị mụn nhọt bằng cách vò nát, đắp quanh mụn nhọt hoặc nấu nước tắm trị rôm sẩy, ghẻ ngứa.Trị bệnh viêm chân răng do chất Polyphenol kháng khuẩn, diệt các tụ cầu, trực khuẩn coli.
2. Quả Cau
Có tính hạ khí, hành thuỷ thông đại tiểu trường. Dùng quả Cau chữa các chứng trương tích, chướng khí, tạ hạ và sát trùng. Vỏ Cau trị thuỷ thũng, lợi tiểu. Hạt trị giun sán, bụng đầy chướng, tả lỵ. Người có bệnh thuộc “hư chướng” không nên dùng quả Cau, nếu dùng lầm có thể hại nguyên khí, hại ngầm cả âm huyết.
Trong quả Cau có nhiều tanin, alcahoit, arecolin. Hạt Cau làm tê liệt thần kinh giun, sán, giun sán không bám vào thành ruột được mà bị đẩy ra ngoài. Dùng hạt Cau trị giun sán phối hợp với thuốc khác, arecolin còn có tính làm chậm nhịp đập của tim.
Người ăn Trầu không lo bị rối loạn tim mạch, ăn Trầu còn có tác dụng kích thích sự tiêu hoá, góp cho dịch vị và dịch tràng tiết ra nhiều hơn. Những người ăn Trầu ít bị đầy chướng, không ợ hơi, sình bụng và táo bón. Người ăn trầu ít bị nhiễm trùng đường ruột. Ăn trầu có tác dụng bảo vệ hàm răng. Lá Trầu có tính sát trùng làm chắc chân răng, không bị viêm sưng.
Ảnh minh họa - nguồn internet.
Chất chát của Cau làm cho chân răng co lại, ôm sát chân răng cho hàm răng chắc, không lung lay. Nhai trầu chính là động tác luyện tập cho răng tốt hơn. Hạt Cau có tính trị giun nên ăn trầu ít bị nhiễm trùng đường ruột và ký sinh trùng đường ruột.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng ăn Cau luôn miệng, vô ý làm phỏng niêm mạc miệng, ứa máu răng, môi nứt khô. Chỉ nên ăn trầu mỗi ngày một lần, hoặc vài lần một tuần, khi ăn thì cần nhai chậm, cẩn thận, từ từ và nhổ hết nước và bã vào nơi hợp vệ sinh.
Nếu ăn Trầu vài lần trong tuần sẽ trừ được một số bệnh thông thường về răng, tiêu hoá.
(Theo Tạp Chí Cây Thuốc Quý)
*******************************************************
Tác dụng của ăn trầu đối với sức khỏe con người
Người xưa gặp nhau thì mời miếng trầu, cũng như ngày nay mời điểu thuốc vậy. Miếng trầu hay điếu thuốc là cách xã giao để mở đầu câu chuyện. Vì thế, chúng tôi mở đầu mục này với “miếng trầu”.
Tục “ăn trầu” có từ thời vua Hùng, qua sự tích “trầu cau” như sau: Ngày xưa có hai anh em nhà nọ giống nhau như đúc, cùng đến học nhà một ông thầy đồ. Ông thầy gả con gái cho người anh. Một thời gian sau, do có chuyện hiểu lầm, người em buồn phiền, bỏ nhà đi vào rừng.
Đi lang thang cả ngày mỏi chân, đến bờ suối ngồi nghỉ mệt, rồi biến thành hòn đá. Người anh không thấy em về nhà bèn đi vào rừng kiếm. Đi mãi chẳng thấy, chân đã mỏi, anh ta bèn đến bờ suối uống nước, ngồi nghỉ bên cạnh hòn đá mà tưởng nhớ đến em, rồi biến thành cây cau. Cô vợ không thấy chồng về nên vào rừng tìm.
Đi khắp nơi tìm kiếm không thấy, bèn đến bờ suối, dựa vào cay cau mà than khóc. Cô nàng biến thành cây trầu leo quanh cây cau.
Vua Hùng đi qua nơi đó, nghe chuyện, bèn lấy lá trầu giã với quả cau rồi đổ lên hòn đá, thì lạ quá: chỗ đó có màu đỏ. Người ta bảo rằng nỗi ụ uất của ba người đã được giải tỏa, vợ chồng anh em đều đã cảm thông hòa hợp; màu máu đỏ thể hiện sự thẳng thắn thủy chung của ba anh em. Từ đó có phong tục dùng trầu cau trong lễ cưới hỏi, hội hè; thể hiện sự chung thủy của người Việt Nam,
– Cây trầu có tên khoa học là Piper betle, họ Hồ tiêu. Lá trầu vị cay nồng, mùi thơm gắt, tính ấm. Lá trầu có tác dụng hành khí hoạt huyết, dùng để tiêu đờm, trừ phong thấp, tiêu viêm và sát trùng.
Người ta dùng lá trầu để trị đau bụng, đầy hơi, sôi bụng, ợ hơi. Cách dùng như sau: hơ nóng lá trầu rồi đắp lên rốn. Có người đắp lá trầu lên rốn hoặc vào các huyệt khí hài, thủy phân. Dùng nhang hơ nóng phía trên. Việc hơ nóng có mục đích làm chất thuốc ngẫm qua da vào phần trong để hành khí hoạt huyết.
Có người dùng lá trầu để đánh gió trị cảm mạo. Cách dùng như sau: vò nát lá trầu, bọc vào trong miếng vải, nhúng nước sôi, đánh gió ở hai bên sống lưng (bàng quang kinh) với mục đích thông khí và đuổi tà khí. Cách này áp dụng cho trẻ em rất tốt vì da các em còn mỏng, không nên cạo gió.
Người ta còn dùng lá vò nát đắp quanh mụn nhọt, hoặc mẫu nước tắm trị rôm sảy, ghẻ ngứa.
Tác dụng của ăn trầu đối với sức khỏe con người
Ngậm nước lá trầu trong miệng để trị bệnh viêm nha chu.
Lá trầu có các chất polyphenol kháng khuẩn (chavicol, chaviheto), diệt được các khuẩn tụ cầu, trực trùng Coli…
– Quả cau còn gọi là bình lang, tên khoa học là Areca catechu. Quả và hạt đều có vị chát, hơi cay, tính ấm, đi vào các kinh tỳ vị, đại và tiểu trường. Quả cau có tính hạ khí, hành thủy, thông đại tiểu trường.
Quả cau dùng để chữa các chứng tích, chương khí, tả hạ và sát trùng, vỏ quả trị thủy thũng, lợi tiểu. Hạt quả trị giun sán, bụng đầy chướng, tả lỵ. Các người có bệnh “hư chứng” không nên dùng quả cau. Nếu dùng lầm có thể hại nguyên khí, hại ngầm cả âm huyết.
Trong quả cau còn có nhiều tanin và một alcaloit là arecolin. Hạt cau làm liệt thần kinh giun sán, giun sán không còn bám víu vào thành ruột được nữa và dễ bị đẩy ra ngoài. Vì thế dùng hạt cau trị giun sán, phối hợp với các thuốc khác.
Arccolin còn có tính làm chậm nhịp đập của tim.
– Vôi ăn trầu là vôi tôi để lâu. Calci hydronxyd hút CO2 để thành CaCO3 – vôi ăn trâu là hỗn hợp Ca(OH)2 và CaCO3. Cho nên người rành ăn trầu không ăn vôi mới. Khi ăn trầu, dùng nhiều vôi có thể bi phỏng niêm mạc miệng.
Phối hợp ba chất “trầu, cau, vôi” tạo thành một bài thuốc có nhiều tính chất trị liệu cũng như tạo ra nhiều hiện tượng hóa học và dược lý.
Nước trầu cau màu đỏ
Nhai nát lá trầu với cau rồi cho thêm một chút vôi tôi: Miếng trầu có màu đỏ máu. Vôi tác dụng với các hoạt chất của Trầu cau, cho phản ứng màu rất rõ rệt.
Arecolin làm chảy nước dãi.
Arecolin của hạt cau có tính kích thích tuyến nước bọt. Vì thế khi ăn trầu, phải luôn luôn có ống phóng (ống nhổ) kế bên để nhổ nước trầu. Việc này gây rất nhiều phiền phức ở nơi công cộng.
Khạc nhổ nước trầu bừa bãi rất tai hại, vì nước trầu rớt vào đầu thì rất khó rửa sạch, vết này lại màu đỏ dễ phát hiện. Người nước ngoài không có tập tục ăn trầu, không thông cảm với cách khạc nhổ nước trầu, họ không chấp nhận việc khạc nhổ bừa bãi.
Arocolin làm chậm nhịp tim.
Arecolin của hạt cau có tính làm chậm nhịp tim. Tính chất này bị triệt tiêu khi có sự hiện diện của muối vôi (Calci). Vôi trong miếng trầu làm triệt tiêu tính làm chậm nhịp tim đập, do đó ăn trầu không sợ bị xáo trộn về tim.
Ngày xưa chưa ai biết làm thí nghiệm dược lý, chưa ai biết chất vôi ức chế tác dụng của Aiecolin. Vậy mà tổ tiên chúng ta đã biết dùng vôi để triệt tiêu tác dụng có hại của arecolin, đây là một điều gây ngạc nhiên cho hầu hết các nhà khoa học. Tổ tiên chúng ta thật tài giỏi về dược lý, đã kết hợp vô cùng khéo léo các dược liệu.
Miếng trầu làm tăng tiết dịch tiêu hóa.
Miếng trầu có tính kích thích sự tiêu hóa, làm cho dịch vị và dịch trùng tiết ra nhiều hơn. Những người dùng trầu cau, ăn uống dễ tiêu, không bị đầy chướng, không ợ hơi, sình bụng và táo bón.
Miếng trầu bảo vệ hàm răng
Các phái đoàn y tế nước ngoài đến làm việc tại thành phố Huế đều rất ngạc nhiên thấy các cụ già ở đây vẫn còn hàm răng tốt. Ấy là nhờ các cụ ăn trầu. Miếng trầu bảo vệ hàm răng với nhiều tính chất:
1- Lá trầu có tính sát trùng.
2- Chất chát làm cho nướu răng co lại, ôm sát chân răng khiến hàm răng cứng không lung lay. Tính sát trùng của lá trầu làm cho chân răng không bị sưng (viêm nha chu)
3- Nhai trầu là một động tác luyện tập hàm răng cũng như người châu Âu nhai kẹo cao su vậy. Đây là một phương pháp vật lý trị liệu rất hay.
Người ăn trâu không bị nhiễm trùng đường ruột.
Ăn trầu không bị bệnh ký sinh ở bộ tiêu hóa.
Một cuộc xét nghiệm kéo dài 1 năm với trên 100 người nghiền trần. Phân của những người này không có ký sinh trùng đường ruột: amíp, giun đũa, giun kim, ankylostome, sán. Các tài liệu cổ xưa đều nói rằng hạt cau có tính trị giun. Tóm lại ăn trầu ít bị các bệnh nhiễm trùng và ký sinh đường ruột.
Ngày nay các nhà văn thơ ưa dùng cà phê, thuốc lá để gây hứng sáng tác. Người xưa sống cuộc đời thanh thoát, miệng nhai trâu là đổ tâm hồn bay bổng theo dòng tư duy, thả vào hòn thơ hay đi theo các tư tưởng thẫm sâu siêu việt.
Têm trầu là một nghệ thuật. Qua cử chỉ têm trầu, nhai trầu, người ta có thể phán đoán phong cách, tính nết và nếp sống của con người.
Ngày xưa, khi đi xem mặt các cô dâu tương lai, nhà trai đợi cô gái ra têm trầu, rót nước. Vừa để xem mặt, vừa để quan sát cử chỉ rót nước têm trầu mà phán đoán tính nết cô gái.
Nếu cô gái giơ cao ấm nước, ấm nước chảy tồ tồ là người không lễ phép. Miếng trầu têm vụng về là người không khéo tay, không biết may vá. Lá trầu nhỏ, miếng cau lớn là người không biết tính toán làm ăn. Quệt nhiều vôi vào miếng trầu là người thiển cận, không biết lo xa. Ôi! Các cụ ngày xưa chọn vợ gả chồng khó quá. Ngày nay mà kén vợ kiểu này, ế vợ là cái chắc.
Nhưng! Miếng trầu cũng có những hậu quả xấu.
Ăn trầu có thể ngừa được nhiều bệnh. Tuy nhiên miếng trầu cũng có nhiều tác hại. Sau đây là khuyết điểm của “miếng trầu”:
– Nếu sơ ý cho nhiều vôi vào miếng trầu, có thể phồng niêm mạc miệng.
– Bã trầu và miếng trầu dính kẽ răng làm mất thẩm mỹ vì “cái răng cái tóc là góc con người”.
– Nước trầu làm rõ các vết nhăn trên làn môi làm khô môi.
– Khạc nhổ luôn miệng. Nhổ bừa bãi gây phiên phức và bực mình cho người xung quanh.
– Nước trầu nồng và chát làm cho vị giác hết tinh vi, không nhận biết được các vị khác nữa.
– Tuyến nước bọt, niêm mạc miệng và cổ họng, bị kích thích liên tục, có thể bị ung thư.
– Sau khi ăn trầu nên đánh răng xúc miệng.
Tóm lại, miếng trầu chỉ là một vật nhai chơi, nhưng đem nhiều ý nghĩa, trên các địa hạt: giao tế, văn nghệ, đạo đức, tâm lý và khoa học kỹ thuật. Các khoa y dược, hóa học, ký sinh trùng, tâm lý xã hội… tất cả được gói ghém vỏn vẹn trong một miếng trầu đơn sơ nhưng súc tích.
Hồng Lam - Sưu tầm
Chu van tuan
Lá trâù quå cău co tinh sát trùng nên han che benh cűm rât tôt
Thích 1 Trả lời 3/24/2020 11:42:00 AM