Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

Bạn đọc mong ước chư Tăng, Ni Khất Sĩ trì bình khất thực trở lại

Tác giả Hồng Lam
10:00 | 31/12/1999 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Gần đây Ban Biên Tập trang tin đã nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả gần xa, liên quan đến vấn đề chư Tăng- Ni Khất Sĩ ngưng trì bình khất thực.

chu tang khat thu.jpg

Ảnh: Chư Tăng Khất Sĩ trì bình khất thực 

Một số phản hồi đều nói lên nguyện vọng của mình, mong muốn chư Tăng- Ni Khất Sĩ đừng vì những người sống lợi dưỡng “sư giả” mà lại bỏ đi việc trì bình khất thực vào mỗi buổi sáng, vì hình ảnh trì bình khất thực của chư Tăng- Ni giúp cho chúng sanh cảm nhận được nét đẹp thanh thoát cao quý của màu huỳnh y, và giá trị của đời sống phạm hạnh của một Tăng sĩ Phật giáo. Giúp mọi người có đủ phương tiện để gieo duyên lành thông qua việc trì bình của chư Tăng- Ni.

Bạn đọc Vũ Thành Vương ở Hưng Yên chia sẻ: “Hình ảnh khất thực là truyền thống của Chư Phật , Tăng trong 3 thời, Quý Sư trong bất kì Hệ phái nào cũng cần bảo vệ pháp khất thực và hình ảnh khất thực.

Tại sao “giả sư” vẫn xin được tiền? vì nhân dân tôn kính Phật, Tăng hoặc ít nhất họ cũng từ bi, bố thí. Nói rộng ra: Họ cần hình ảnh Quý Sư gần gũi với họ như thế..”

Bạn đọc nhấn mạnh vai trò quan trọng của một vị sư đối với người dân, khi họ nhìn thấy chư Tăng- Ni dù thật hay giả, thì họ cũng muốn phát tâm cúng dường để gieo duyên lành với Tam bảo, vậy điều đó cho thấy họ rất cần hình ảnh của chư Tăng- Ni trì bình khất thực vào mỗi buổi sáng để mọi người làm điểm tựa tâm linh và gieo trồng cội đức.

Còn bạn đọc Hưu Trí viết: “Vì lòng kính tín Tam bảo mà phải cúng dường cho sư giả thì thật đáng tiếc. Muốn chống sư giả khất thực, thiết nghĩ : Sư thật phải trì bát khất thực trở lại với điều kiện Giáo Hội phải có những quy định rõ ràng và thông báo rộng rãi cho Phật tử biết.”

Bạn này mong mỏi chư Tăng- Ni Khất Sĩ phải đi trì bình khất thực, nhân đây cũng là phương pháp để loại trừ sư giả, vì sư thật không nhận tiền, tức sẽ gieo vào lòng người một khái niệm “không cúng tiền cho chư Tăng- Ni khất thực” một thời gian những người giả sư sẽ không còn đất sống.

Bạn đọc Thành Phát chia sẻ: “Xã hội hiện đại VN cùng với bản tính người Việt ngày nay sẽ rất phản cảm với những hình ảnh Sư giả đi khất thực. Nó không chỉ làm giảm lòng tin của tín đồ, người yêu mến đạo Phật mà còn là đề tài bỡn cợt của những người ngoài đạo”.

Bạn này khẳng định sự nguy hại vô cùng to lớn, nếu cứ để sư giả lộng hành một cách rộng rãi như thế, nó sẽ gây ảnh hưởng to lớn đến hình ảnh của Phật giáo nước nhà, đây cũng là một mối lo ngại của chư Tôn đức lãnh đạo Hệ phái.

Ảnh: Một người bán hàng rong hoan hỷ dừng xe lại, cung kính đãnh lễ khi thấy chư Tăng.

BAN BIÊN TẬP: Chúng con kính mong chư Tôn đức lãnh đạo Hệ phái Phật giáo Khất Sĩ ghi nhận những ý kiến của bạn đọc gần xa, đã nói lên được những tâm tư, nguyện vọng của mình mong muốn thấy được hình ảnh của chư Tăng- Ni Khất Sĩ trì bình khất thực, được sống lại trên quê hương Việt Nam, để phần nào tiếp nối được mạng mạch của chư Phật và chư Tổ được lưu truyền mãi ngàn sau, không bị phai mờ và quên lãng. Đây cũng là điều mong mỏi chung của toàn thể Tăng- Ni và Phật tử Hệ phái, kính mong chư Tôn đức lãnh đạo ghi nhận.

BAN BIÊN TẬP

GÓC BẠN ĐỌC: Quý vị độc giả của trang tin Ngọc Minh Net muốn nói lên những suy nghĩ, chia sẻ, tâm tư nguyện vọng của mình xung quanh việc trì bình khất thực, nạn sư giả, nét đẹp của người Khất Sĩ, thì hãy gởi phản hồi về: bandoc_ngocminhnet@yahoo.com.vn chúng tôi sẽ liên tục cập nhật những phản hồi của bạn để mọi người cùng chia sẻ.

* Bạn đọc Diệu Tâm An (tinhtam.264@gmail.com) chia sẻ:

- Là người Phật tử chân chính hãy phân biệt rõ tốt – xấu, lẽ xin – cho là điều tất yếu của vũ trụ, nhưng không phải vì thế mà lòng tốt của mọi người lại bị lợi dụng dễ dàng như vậy, mọi người vẫn cho “sư giả” đồ ăn, tiền bạc bởi lòng tôn kính Đức Phật, tôn kính quý Tăng Ni và chánh đạo, thiết nghĩ, để lòng tốt của mình không bị bỏ phí, không bị lợi dụng, mong quý Phật tử gần xa cảnh giác với nạn “sư giả” để lòng tốt của mình không tiếp tay cho những điều sai lầm, không đi đúng chánh đạo.
Nam Mô A Di Đà Phật!

* Phật tử Ngọc Chơn (ngocchonly@yahoo.com) chia sẻ:

- Chúng ta phải mạnh mẽ để chiến đấu với tất cả những thói xấu, ham muốn, si mê. Chúng ta phải thử sức mạnh của mình, bằng cách chiến đấu với nhiễm ô và khắc phục những thói xấu này.Bằng cách Tăng Đoàn phải tiếp tục trì bình khất thực,nêu cao ý chí đi theo con đường của Tổ,Thầy truyền  thừa. Con một Phật tử tại gia vô cùng hạnh phúc khi bắt gặp hình ảnh nhà sư tay bưng bình bát,thân đắp mảnh y vàng từng bước khoan thai, như thời Phật con tại thế làm cho chúng con vững tin hơn vào giáo pháp Như Lai,tin vào Tăng đoàn luôn luôn  có mặt trên khắp mọi nẻo đường đời,chia sẻ, dạy dỗ đem giáo lý Phật Đà đưa mọi người qua bến sông mê.Theo con khi đi khất thực Tăng đoàn nên đi từng đoàn theo số đông thì không thể nào sư giả có thể hình thành một số đông sống trong cảnh Tăng già hòa hợp với tinh thần lục hòa ngay từng bước chân thanh thản được. Mong sớm nhìn lại hình ảnh Tăng đoàn trì bình khất thực.

* Bạn đọc Tâm Diệu chia sẽ:

- Hình ảnh tăng đoàn trì bình khất thực làm con cảm thấy có thêm sức mạnh, tinh tấn đi đúng trên con đường chánh pháp.

* Phật tử Thủy Ngọc (conphatconphat@yahoo.com) chia sẻ:
1- Trì bình khất thực là một truyền thống tốt đẹp của Hệ phái Phật giáo Khất sĩ,
nên luôn giữ  gìn truyền thống này.
2- Và chỉ trì bình khất thực theo đoàn mà thôi, vì hình ảnh đó thật có
ý nghĩa. Hơn nữa, để ‘sư giả’ không thể hoạt động nữa. Và Phật tử
không còn bị ở trạng thái lo sợ để phân biệt sư giả hay thật, khi
lòng luôn mong muốn thực hiện hạnh cúng dường.

* Ban đọc Ngọc Trí (buithikim_linh@yahoo.com) chia sẻ

- Khất thực là truyền thống từ ngàn đời của người con Phật. Cốt là để khơi dậy lòng từ thiện bố thí nơi mỗi con người, vừa là để truyền giảng giáo lý cho chúng sinh, đem đạo vào đời…Nhưng không phải vì lẽ đó mà việc làm bố thí để tích đức của mọi người bị lợi dụng. Truyền thống tốt đẹp ấy đang từng ngày mất đi với một số kẻ lợi dụng mưu cầu tư lợi, có thể hiểu “ lười biếng”. Để chiến đấu với những hành vi tiêu cực, để sống lại hình bóng Tổ Sư Minh Đăng Quang một thời.

 Bằng cách Tăng đoàn phải tiếp tục trì bình khất thực, nối truyền chánh pháp của Tổ Sư. Là một người con Khất Sĩ con thấy lòng hân hoan, vui sướng biết bao khi thấy hình ảnh các vị Sư đầu trần, chân đất khất thực, cốt để gieo duyên cho chúng sinh, con vui sướng biết bao khi mình được lớn lên dưới mái nhà chánh Pháp. Mong rằng hình bóng Tăng đoàn sẽ sớm trở lại.

* Bạn đọc Nguyên Đạt (Giám đốc công ty truyền thông Mani nguyendat_art@yahoo.com) chia sẻ: 

- Khất thực đó là truyền thống cao quý của PG cần phải được giữ gìn và phát huy. Đối với vấn nạn sư giả, chúng ta nên xem xét như thế này:

Trong Phật giáo cho chính là nhận, nhân quả hiện đời và rất công bằng, nếu như bố thí mà bạn còn đắn đo là sư giả hay thật thì đừng nên bố thí, khi bố thí hoặc cúng dường tâm hoàn toàn không suy nghĩ, không vụ lời. Còn về việc khất thực của Hệ phái, chúng ta nên tổ chức có hệ thống và quy mô.

Ví dụ: Buổi sáng, chọn ra một ngày nào đó trong tuần sẽ có đoàn đi khất thực, vị trí và hành trình được thông báo rộng rãi cho tất cả Phật tử được nắm bắt, và trở thành thông lệ. Như vậy chúng ra sẽ giữ được bản sắc và cũng hạn chế vấn nạn “Tăng đồ lô”.

 * Nhà báo Lưu Đình Long (dinhlongluu@yahoo.com) chia sẻ:

- Trì bình khất thực là truyền thống tốt đẹp, nguyên thủy Phật giáo đã dùng pháp ấy để gieo duyên, hóa độ chúng sanh. Nếu trong những hoàn cảnh cụ thể của quốc độ, thời đại mà vẫn thực hiện pháp này được thì nên cố gắng hết mình để làm.

Tuy nhiên, trước hoàn cảnh cụ thể là có nhiều người lợi dụng pháp này để “mưu cầu lợi ích” làm ảnh hưởng không tốt đến Tăng đoàn, làm tín tâm Phật tử suy giảm thì tổ chức giáo hội nên ngồi lại để tìm phương hướng giải quyết.

Cứ xem những việc lợi dụng của chúng sanh hay do ma vương bày biện (?) là một chướng duyên. Nếu gặp chướng duyên, chưa gì đã chọn giải pháp “dĩ hòa vi quý” thì còn đâu yếu tố dũng của nhà Phật. Trong tinh thần Phật giáo bi, trí phải đi kèm với dũng, để tránh bị ma quân được nước làm tới!

* Bạn đọc Minh Khánh (noibuonhoatim17@yahoo.com.vn) chia sẽ:

Hình ảnh chư tăng khất thực là từ lúc đức Phật còn tại thế , đó là nét đẹp ngàn đời của bậc sa môn nhưng đến nay đã dần biến mất do các sư Tăng giả quá nhiều, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh chư tăng khất thực thật sự. Mình mong hình ảnh chư tăng  khất thực  trên các nẻo đường sớm trở lại nhằm tạo cho chúng sanh thời mạt pháp biết bố thí, cúng dường . Chư tăng khất thực rất đơn sơ giản dị nhưng đó là cả một bài pháp vang vọng để chúng con và chúng sanh nương tựa.

Theo: Tịnh xá Ngọc Minh

trì bình khất thực y bát khất sĩ hệ phái khất sĩ đạo phật tăng ni khất thực đời sống

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Năm Dần nói chuyện con Cọp

Năm Dần nói chuyện con Cọp

Từ câu chuyện nghe được trong phòng khám bệnh

Từ câu chuyện nghe được trong phòng khám bệnh

Cảnh giác việc giả mạo qua mạng xã hội để lừa đảo

Cảnh giác việc giả mạo qua mạng xã hội để lừa đảo

Tôi 'ghét' Từ thiện !

Tôi 'ghét' Từ thiện !

Ông Trần Văn Dũng gửi thư xin lỗi

Ông Trần Văn Dũng gửi thư xin lỗi

Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Trà Vinh xúc phạm ni sư Phật giáo

Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Trà Vinh xúc phạm ni sư Phật giáo

Những suy nghĩ về di tích và lễ hội

Những suy nghĩ về di tích và lễ hội

HT.Thích Bảo Nghiêm: Nêu cao tinh thần yêu nước, tăng cường đoàn kết các tôn giáo, đồng bào có đạo

HT.Thích Bảo Nghiêm: Nêu cao tinh thần yêu nước, tăng cường đoàn kết các tôn giáo, đồng bào có đạo

Ông Võ Hoàng Yên có lừa đảo hay không ? (P.2)

Ông Võ Hoàng Yên có lừa đảo hay không ? (P.2)

Ông Võ Hoàng Yên có lừa đảo hay không ? (P.1)

Ông Võ Hoàng Yên có lừa đảo hay không ? (P.1)

Có được đặt tượng Phật tại gia đình hay không

Có được đặt tượng Phật tại gia đình hay không

Truyện tranh 'Nghêu sò ốc hến' đã quá nhiều nhân nhượng khi hình ảnh Tăng, ni bị xúc phạm

Truyện tranh 'Nghêu sò ốc hến' đã quá nhiều nhân nhượng khi hình ảnh Tăng, ni bị xúc phạm

Bài viết xem nhiều

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Người xuất gia đối trước vương quyền

Người xuất gia đối trước vương quyền

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN