;
Trong những ngày này chúng con “Tâm tang” thực hiện lời dạy của Thầy, với hạnh Chánh niệm và Từ bi lòng chúng con như được chuyển hóa. Sự chuyển hóa sợ hãi về cái chết thành dòng tu Tiếp Hiện và chúng con chợt hiểu ra lời Thầy dạy: “Những con sóng dâng lên và đổ xuống ngỡ là nó đổi thay sinh diệt, nhưng khi hiểu được bản chất sóng cũng là nước, là mây, là sông, là suối, là mưa thì chúng con thật sự hiểu ra lời dẫn dụ dễ hiểu của Thầy trong cuốn sách “không diệt không sinh đừng sợ hãi”.
Và như thế đến nay con mới hiểu được bản chất của con người là yếu đuối vô minh khi nói về cái chết đồng nghĩa với sự “trắng tay” và thua thiệt!
Đó là do cái tưởng của con người. Và trong 16 thứ tánh của con người mà đạo Bụt đã dạy, thì cái Tưởng là ghê sợ nhất, bởi vạn pháp nhất thiết duy tâm tạo.
Để giúp chúng ta hình dung về cái tưởng vô hình, trong kinh điển Bụt cũng đã dạy pháp tu “niệm chết” để chống loạn tưởng; nhưng mấy ai đã hiểu rốt ráo điều này, bởi Phật pháp tinh hoa và minh triết cũng bị hiểu lầm nên chánh pháp một thời đã trở thành phi pháp.
Và phải đến hôm nay khi Phật pháp lấp lánh hơn dưới ánh sáng khoa học thì lời dạy của Phật và lời dụ của Thầy nói về sóng, về nước, về mây mưa, về sinh tử của con người qua tư duy khoa học và triết học Đông- Tây đến nay loài người mới nhận ra rõ hơn: đâu là tánh Phật và đâu là tánh người.
Và những tác phẩm của Thầy nói về Phật pháp hay cụ thể hơn là giảng dạy về pháp Bụt đã mang hơi thở đời sống nhẹ nhàng hơn, dễ thực hành hơn là những lý thuyết giáo điều. Đạo Phật “dấn thân”, hay gọi đạo Phật nhập thế, thoạt nghe tưởng là trộn lẫn pha tạp, nhưng qua những tác phẩm của Thầy thật sự đã thuyết phục và thức tỉnh được người Tây phương, đó là công lao to lớn nơi Thầy.
Trong Bẩy ngày Tâm tang, thay vì vòng hoa, phúng viếng ồn ào, với hạnh lắng nghe con thấy đồng loạt báo chí trong nước và thế giới xiển dương đánh giá về công lao sự nghiệp của Thầy với bao điều tốt đẹp.
Người Mỹ nói riêng và Tây phương nói chung họ biết đến Thiền Phật giáo qua những tác phẩm kinh điển của Daisetz Teitaro Suzuki và của Dalai Lama.
Còn thiền sư Thích Nhất Hạnh hấp dẫn quần chúng bởi thông điệp đạo Bụt ‘dấn thân’ và đạo Bụt ứng dụng ở Trung tâm tu học Làng Mai miền nam Pháp quốc.
Với những tác phẩm và bài giảng về pháp Bụt qua ngôn ngữ bình dị, nhưng chứa đựng tuệ giác sâu sắc, dễ thực tập, đọc tới đâu hiểu tới đó thấm vào lòng người. Thầy thường đưa ra phương pháp thực tập rất cụ thể qua các bài thực tập Chánh niệm thực tiễn.
Với cách hóa giải các tiêu cực về cảm xúc do bấn loạn của thời công nghệ hiện đại đã thúc đẩy nhiều căn bệnh rối loạn về tâm lý gia tăng - Thì người phương Tây gặp được pháp Bụt và chính pháp Bụt là hạt giống tỉnh thức được Thiền sư Nhất Hạnh chỉ dạy qua chắt lọc tinh hoa từ kinh Niệm xứ, kinh Quán niệm hơi thở đã được Thiền sư Khương Tăng Hội, vị sơ tổ Thiền tông Việt Nam dịch sang quốc ngữ và Thầy đem ra giảng dạy.
Sự kết hợp tài tình trong khi giảng dạy Chánh niệm cho môn sinh thực tập pháp này là ngay trong đời sống diễn ra hàng ngày chứ không phải chỉ ngồi trên bồ đoàn ở thiền đường.
Khi biết nắm lấy hơi thở thì chúng ta có thể chế tác năng lượng tỉnh thức trong các sinh hoạt thường nhật một cách rõ ràng (Trong khi xã hội Tây phương đối diện với sự khủng hoảng trầm trọng về tinh thần, bởi hàng năm có tới cả triệu trẻ em bỏ học vì rối loạn cảm xúc, nhiều người trong giới trẻ tự tử vì không làm chủ được cảm xúc tiêu cực của mình)
Từ đạo Bụt ứng dụng, Thầy Nhất Hạnh đã ‘làm mới’ cách tiếp cận để người phương Tây thực tập có hiệu quả tinh hoa - sâu mầu của đạo Bụt trên cơ sở giải quyết những chấp trước cực đoan bằng phương pháp Trung đạo của Long Thọ.
Nhưng với cách giảng (khế lý-khế cơ) phù hợp với thời đại mà tùy duyên bất biến theo chánh pháp của đạo Bụt. Đó là cái tài của Thầy Nhất Hạnh ở trời Tây Âu mà ít người tu sĩ phương Đông làm được.
Với người Mỹ nói riêng và Tây phương nói chung họ biết đến Thiền Phật giáo qua những tác phẩm kinh điển của Dai Setz Teitaro Suzuki và Dalai Lama. Còn với Thầy Nhất Hạnh hấp dẫn quần chúng bởi thông điệp đạo Bụt ứng dụng ở Trung tâm tu học Làng Mai miền Nam nước Pháp.
Thông qua những tác phẩm viết, cũng như những bài giảng về pháp Bụt với ngôn ngữ bình dị, nhưng chứa đựng tuệ giác sâu sắc, dễ thực tập, đọc tới đâu hiểu tới đó thấm vào lòng người.
Bởi thiền sư Nhất Hạnh đã đưa ra phương pháp thực tập rất cụ thể qua những bài thực tập “Chánh niệm” thực tiễn. Với cách hóa giải các tiêu cực về cảm xúc do bấn loạn của con người trước thời đại công nghệ phát triển mà người ta thường gọi là căn bệnh thế kỷ, đó là bệnh rối loạn tâm lý.
Thiền – được ứng dụng chuyển hóa “nhập thế” linh hoạt theo đời sống người Tây phương. Hạt giống “Tỉnh thức” đã được Thiền sư Nhất Hạnh chỉ dạy chắt lọc từ tinh hoa kinh Niệm Xứ, kinh Quán niệm hơi thở (sổ tức) đã được Thiền sư Nhât Hạnh giảng dạy ở trời Tây.
Sự kết hợp tài tình trong khi giảng dạy về Chánh niệm là thiền sư áp dụng cho môn sinh thực tập chánh niệm ngay trong đời sống hàng ngày của họ chứ không câu chấp phải ngồi thiền trên bồ đoàn ở thiền đường.
Khi biết nắm lấy hơi thở thì chúng ta có thể chế tác năng lượng tỉnh thức trong các sinh hoạt thường nhật một cách rễ ràng (Trong khi xã hội phương Tây đang đối diện với khủng hoảng trầm trọng về tinh thần, dẫn đến mỗi năm có tới hàng triệu trẻ em bỏ học và rối loạn cảm xúc, nhiều người trẻ tự tử vì không làm chủ được cảm xúc tiêu cực gây nên).
Bệnh trầm cảm ngày càng gia tăng và trở thành căn bệnh thế kỷ ở xã hội Tây phương. Nguyên nhân bởi căng thẳng từ công việc, từ quan hệ tình cảm…thực tập pháp “Chánh niệm”; pháp “Ái ngữ và Lắng nghe” đã trở thành một công cụ hữu ích giúp người Tây phương thực tập các pháp tu này để giảm căng thẳng về tinh thần lấy lại quân bình trong đời sống.
Đây là tuệ tri của Thầy Nhất Hạnh đã vận dụng được câu kinh điển nền tảng của đạo Bụt “Vạn pháp duy tâm tạo” - Tất cả là do tâm bấn loạn gây nên. Khi mà bản chất người Tây phương là duy lý hành động.
Pháp Bụt “Chánh niệm” qua bài giảng Thầy dạy chúng con, đó là (Giới-Định-Tuệ) là Tam vô lậu học mà pháp Bụt dạy từ hơn hai nghìn năm trước. Chánh niệm cũng hiểu là giới; có giới mới có định và tuệ.
Lý thuyết là thế, nhưng ứng dụng vào đời sống làm mới pháp Bụt để giải quyết nỗi khổ niềm đau trở thành Hạnh phúc. Đó là công hạnh lớn lao của Thầy không chỉ ở Tây phương và ngay châu Á Thấy cũng có những khóa tu ở Tịnh thất, Thiền đường dạy về Chánh niêm.
Với 4 thập niên (lưu vong) xa quê, Thầy về nước ba lần. Tất cả những lần Thầy về Việt Nam con chưa đủ phúc duyên gặp Thầy.
Nhưng qua bài giảng của Thầy từ (kênh báo chí) con nhớ không quên đó là Thầy nói với lớp trẻ hôm nay về sự học. Sự học ấy Thầy bảo: “Không phải đâu xa lạ, học ngay thời đại Lý- Trần của cha ông cũng đủ để cất cánh”.
Tổ quốc nhìn từ xa, với gần nửa thế kỷ Thầy xa đất nước. Câu nói trên bây giờ con mới hiểu: Người Tây phương họ thiếu (Giới, Định, Tuệ) mà chúng ta có Tam vô lậu học từ bao đời mà hờ hững. Trí vô sư ‘câu thông’ với vũ trụ là trí huệ mầu nhiệm.
Thời Trần nhờ có trí này mà cha ông ta thắng Nguyên-Mông. Thời Lý Thiền sư Vạn Hạnh “dung tam tế” đã nhận ra lối học máy móc (từ chương) của đạo Khổng và đạo Lão huyền bí mê mờ, nên ngài đã khước từ lối học thụ động (nô dịch) thiếu sáng tạo.
Qua nhiều luồng văn hóa du nhập vào Đất Việt thời ấy, Vạn Hạnh đã tìm ra lối đi cho dân tộc Đại Việt mang cốt cách Việt Nam. Đó là đạo Bụt tinh hoa - minh triết được chắt lọc ngay trên mảnh đất Tiên - Rồng của cha ông vốn nghìn năm tiền nhân đã vun bồi luôn luôn tỏa sáng.
Tổ quốc nhìn từ xa, từ những trải nghiệm và quán chiếu Thầy làm mới pháp Bụt ở Tây phương và giải quyết hiệu quả nhiều căn bệnh thế kỷ từ Chánh niệm. Hôm nay từ Yên Tử hướng lòng về tổ Đình Từ Hiếu. Với hạnh Lắng Nghe trong những ngày Tâm tang con nghe những lời giảng của Thầy về pháp Bụt lòng con thấy tự hào, bởi Thầy là người Việt Nam; và gọi theo ngài tổng thống Hàn Quốc Thầy là “Phật sống” đã có nhiều công hạnh thức tỉnh nhân loại.
Trong Bẩy ngày tâm tang lặng lẽ, lần theo những trang báo con thấy cả thế giới nói tới công hạnh của Thầy. Nhiều bài viết tâm huyết của các học giả trong nước và nước ngoài đều có chung một niềm kính ngưỡng tôn xưng:
“Thiền sư Nhất Hạnh - Người đánh khẽ tiếng chuông tỉnh thức cho thế giới; Người giác ngộ cưỡi trên những đợt sóng sinh tử mà đi một cách thản nhiên; Thầy Nhất Hạnh là một đóa hoa.
Hoa sen nở trên lửa – Hoa Tường vi nở trên bom đạn chiến tranh. Và rồi qua chướng duyên, biển lửa của chiến tranh đã đưa Thầy đến với Tây phương. Từ đó, thầy trở thành người Thầy kính trọng và thân thương của môn đồ cũng như nhiều người phi tôn giáo trên thế giới.
Lại nữa, thiền sư Thích Nhất Hạnh: với những đóng góp to lớn về Hạnh phúc, tỉnh thức Hòa bình và bất bạo động cho nhân loại là rất vĩ đại - Tạp chí Time châu Á đã vinh danh Thầy là một trong những vị anh hùng lỗi lạc thế kỷ 20.
Thầy là một trong những thiền sư có tên trong 25 người được vinh danh đấu tranh vì Hòa bình, tự do nhân bản trên thế giới. Tượng đài các nhân vật nổi tiếng này được xây dựng ở Tp. Oakland, Caliornia (Hoa Kỳ) - chính nơi này Thầy và môn sinh Làng Mai đã đến từ năm 2011.
Với Phật giáo Việt Nam - Được tin Thầy (thu thần xả bỏ xác trần) Hội đồng Trị sự (GHPGVN) trong lời truy tán tỏ lòng trân kính: “Kể từ đây, Phật giáo đồ VN vắng bóng bậc thạch trụ tòng lâm, mãi mãi rời xa một bậc tôn sư trí tuệ, tài năng uyên bác.
Song ngài đã để lại cho chúng ta một gia tài phong phú về kho tàng trước tác văn chương học thuật, về tấm gương sáng ngời ý chí tu hành, về tâm huyết và sứ mạng hoằng pháp lợi sinh”.
Bẩy ngày tĩnh lặng với hạnh lắng nghe. Từ Yên Tử Trúc lâm những dòng này con gửi theo gió,theo mây lòng thành hồi hướng tới Tổ đình Từ Hiếu - Nguyện cầu Quán Thế Âm cùng mười phương chư Phật soi chiếu Điện Từ Quang chuyến Pháp luân đón Thầy về cõi vô sinh Phật giới - Nam mô Đại từ đại bi linh cảm Quán Thế Âm Bồ tát.
Cư sĩ: Nguyễn Đức Sinh (Tp. Uông Bí Quảng Ninh)