;
Với “Để Có Được Chữ Duyên”, nói lên câu chuyện gia đình và nhân thân của tử tù Phạm Xuân Cường mà tết Nguyên Đán vừa qua báo Pháp Luật Việt Nam có đăng bài “Phạm Nhân Thoát Khỏi Án Tử Hình Nhờ Niệm Phật” của hai tác giả Phương Nam và Chí Công. Sau đó cũng được các báo mạng đăng lại . Từ bài viết này, với nguyên bản nội dung đã được đạo diễn, biên tập, dàn dựng thành câu chuyện xuyên suốt, có phục dựng lại tình tiết vụ án bằng gam màu đen trắng , tạo thêm hiệu quả rất sinh động.
Câu chuyện ai cũng biết, cũng đọc qua với nhiều cung bậc cảm xúc. Ở đây, tôi chỉ muốn đề cập đến yếu tố nghệ thuật của bộ phim này bằng góc nhìn riêng .
Đặc biệt, cao điểm của cảm xúc là trường đoạn trong trại biệt giam, qua ánh sáng yếu ớt rọi xuyên song sắt vào quyển kinh mà phạm nhân Phạm Xuân Cường mở ra, đặt trang trọng trên chiếc gối nằm được phủ bởi chính chiếc áo kẻ sọc đặc trưng của nhà tù. Người xem nhìn thấy rỏ anh đang mở những trang đầu của quyển kinh Nhật Tụng với bài Tán Lư Hương với hàng chữ “Lư Hương Sạ Nhiệt-Pháp Giới Mông Huân-Chư Phật Hài Hội Tất Diêu Văn…” để rồi ống kính chậm rải đi nhẹ nhàng dần lên hình ảnh cung kính chắp tay của anh mà người xem có thể sẽ phài thốt lên : không còn gì thành kính hơn.
Những tiếng mõ, tiếng đọc kinh, hay những tiếng đại hồng chung khoan nhặt , rải đều trong suốt diễn biến câu chuyện, cũng đủ làm thổn thức lòng người và nhờ thế lời bình như ít hơn, thưa hơn để nhường cho suy tư cảm nhận.
Những nhân vật như thầy Thích Trúc Thái Minh, luật sư, người hàng xóm vv… cũng góp mặt đan xen trong từng diễn biến . Điều đáng suy nghĩ là không hề có sự xuất hiện của các cán bộ quản giáo hay lãnh đạo trại giam phát biểu. Mà là những người gần nhau ngoài xã hội như thuở anh chư từng gây ra trọng án. Những người luôn tất bật trong quá trình cố gắng tiếp cận với lẽ phải, công bằng từng ngày, mà chỉ có một hướng duy nhất là gởi đơn thư, tài liệu bản án hầu xin Chủ tịch nước ân giảm án; khi trong trại biệt giam với tử tù Phạm Xuân Cường tất cả đã dừng lại.
Hình ảnh cô em gái của Phạm Xuân Cường, tay bưng đĩa trái cây, vạch lau sậy nơi một nghĩa địa hoang vắng, tìm đến ngôi mộ mẹ với lời bình vang lên là anh mình nói sau này hãy đem anh về nằm kế mẹ anh, khiến lòng người xem chùng lại.
Trong khi đó, ống kính thỉnh thoảng
lại cho chúng ta thấy tại phòng biệt giam, hình ảnh Phạm Xuân Cường ngồi
bên quyển kinh, thành kính chắp tay không lung lay
tâm mình đã nguyện. quyển kinh mà
chính nó đã đưa cuộc đời anh rẻ sang một hướng khác, người đầu tiên dang tay
dìu anh đi chính là Thầy Thích Trúc Thái Minh.
Điện ảnh nếu được vận dụng đúng khả năng truyền tải của nó, đem đến hiệu quả rất lớn , giúp người xem tiến gần đến biên độ sự thật mà đôi khi sự thật đó ít ai ngờ tới. Một sự bẽ bàng, phũ phàng đến đau lòng. Cho nên nếu không đại ngôn thì “Để có được chữ duyên” của kênh truyền hình ANTV đã làm được mà có lẽ không ít đạo diễn VN hiện nay mơ ước; đó là lấy được lòng người xem .
Thế mà sau khi bộ phim dứt, tôi thất vọng chờ đợi một kiểu thông điệp từ nhà làm phim hay của Ban Biên tập đến với người xem như thói thường đã bị lạm dụng thái quá. Có chăng chỉ là lời biên tập viên rằng trong cuộc sống hằng ngày, nếu biết dùng lòng từ bi, chan hòa, thương yêu lẫn nhau thì sẽ kgông có cảnh khổ đau cho mình , cho đồng loại.
Một bộ phim ký sự mà người Phật tử chúng ta nên xem, xem trước hết để tự hào về chân lý nhà Phật, đã len lõi được vào từng ngõ ngách vui khổ trần đời và xem để các nhà làm văn hóa-văn nghệ PG nên lấy đó làm gương, không cần phải mượn từ thông điệp mà mình chưa thể xứng đáng. (Nếu các nhà mạng Phật giáo chúng ta xin kênh truyền hình ANTV chia sẻ được bộ phim để giúp cho Tăng Ni Phật tử được tiếp cận nhanh hơn thì quý hóa quá). Một bộ phim rất hay.
Cũng như bộ phim, người viết xin chúc Phạm Xuân Cường bình an trong những tháng ngày sắp tới, và dù sớm hay muộn, chắc chắn rằng anh sẽ là một người công dân tốt, nhất là một người Phật tử có trải nghiệm sâu sắc, đời nhất, thật nhất, giúp các nhà hoằng pháp sau này rất lớn.