Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Đại Bảo tháp Kim Cương Thừa đầu tiên tại Việt Nam

Tác giả Hồng Lam
02:55 | 18/02/2014 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Phật giáo Kim Cương Thừa từ hàng ngàn năm qua đã từng coi Đại Bảo tháp có quyền năng giá trị tựa Viên ngọc Như ý, còn được gọi là “Bảo tháp như nguyện”. Giới tu hành tin rằng bất cứ ai đứng trước Bảo tháp cầu nguyện điều gì đều được viên mãn.
Hàng ngàn người dự lễ cầu siêu tại Đại Bảo tháp Tây Thiên
Vũ điệu trang nghiêm của Ngũ Trí Phật
Vĩnh Phúc: Đúc tượng đồng Ngũ Trí Như Lai tại Đại bảo tháp Mandala Tây Thiên
 

Đại bảo tháp đang bước vào giai đoạn hoàn thiện cuối cùng

Đại Bảo tháp Kim Cương Thừa nằm trong quần thể khu di tích - danh thắng Tây Thiên (thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc). Ngày 15-2 âm lịch tới đây mới bước vào chính hội, song từ sau Tết Nguyên đán, hàng chục vạn du khách đã tới tham quan, du xuân.

Khởi công từ ngày 16-3-2011, Đại Bảo tháp Tây Thiên được coi là Đại Bảo tháp kiến trúc theo truyền thống Kim Cương Thừa được xây dựng lần đầu tiên tại Việt Nam.

Dù đang hoàn thiện song đã có hàng chục ngàn Phật tử và du khách đến hành lễ

Đại Bảo tháp cao 29 m, được dựng trên một chân đế có đường kính rộng 60 m, nằm trên một vùng đất phong quang bằng phẳng, ba bề được các rặng núi Tam Đảo ôm bọc và phía trước xa xa có đồi Mắt Rồng làm án sơn. 

Sau khi tham quan Đại Bảo tháp, du khách tiếp tục đi cáp treo Tây Thiên lên làm lễ tại Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên và tham quan danh thắng của khu di tích - danh thắng Tây Thiên.

Được biết, Đại Bảo tháp có cấu trúc gồm 3 tầng, trong đó, tầng 2 là nơi dành cho du khách thập phương chiêm bái cầu nguyện. Tầng này bài trí một cây truyền thừa với hơn một trăm chư Phật, Bồ Tát được an vị trên các cành nhánh của cây.

Cây truyền thừa là trung tâm của Đại Bảo tháp, với hơn một trăm chư Phật, Bồ Tát được an vị trên các cành nhánh của cây

Dưới gốc cây thờ 5 pho tượng Ngũ Trí Phật cao 2 m, hướng ra 5 phương theo phong cách của Kim Cương Thừa uyển chuyển mềm mại và vô cùng tinh xảo. Đây là những pho tượng Phật theo trường phái Kim Cương Thừa đầu tiên được nghệ nhân Việt Nam thiết kế và đúc bằng đồng vàng nguyên chất.

 

1 trong 5 pho tượng Ngũ Trí Phật theo trường phái Kim Cương Thừa đầu tiên được nghệ nhân Việt Nam thiết kế và đúc bằng đồng vàng nguyên chất

Lan can của tầng 2 được gắn rất nhiều Kim luân chuyển chú cho các phật tử đi nhiễu và chuyển luân để viên mãn mọi tâm nguyện.

Phật tử quan niệm nếu quay hết số Kim luân trong Đại Bảo Tháp thì sẽ gặp nhiều may mắn

Vòng quanh bầu tròn của Bảo tháp là 8 am nhỏ được thờ Tứ Trí Phật (Phật Bảo Sinh, A Súc Bệ, A Di Đà, Bất Không Thành Tựu) và Tứ Đức Bồ Tát (Quán Thế Âm, Văn Thù, Phổ Hiền, Di Lặc). Tiếp theo là 13 tầng thu nhỏ của đỉnh Tháp tượng trưng cho 13 quả vị viên mãn của con đường thành tựu chính đẳng, chính giác.

Đáng chú ý, người đầu tiên ra tay yểm tháp là đức Pháp vương Gyalwang Drukpa - vị đứng đầu dòng truyền thừa Drukpa (Ấn Độ), ngài đã đặt vô số xá lị linh thiêng tại tâm Bảo tháp.

Kiến trúc của Đại Bảo tháp rất tinh xảo, thẩm mỹ cao

Đại Bảo tháp này do đích thân Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đã trực tiếp hướng dẫn thiết kế và yểm tâm theo đúng lời Phật dạy trong kinh điển về cách kiến lập Vũ trụ đại Mandala.

Ngày nay, đến với Tây Thiên, du khách không chỉ được hòa mình trong một trumg tâm Phật giáo lớn mà còn được tận mắt chiêm ngưỡng Đại Bảo tháp, được quay hết Kim Luân cầu một năm mới bình yên, hạnh phúc.

Bài - ảnh: Nguyễn Quyết
Theo: Người Lao Động
đức nhiếp chính vương gyalwa dokhampa đại bảo tháp tây thiên

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Lịch sử Di tích nghệ thuật chùa Quảng Phúc (Chùa Nhuệ Hổ)

Lịch sử Di tích nghệ thuật chùa Quảng Phúc (Chùa Nhuệ Hổ)

Những hình ảnh hiếm hoi về Chùa Hương Tích - Hà Nội

Những hình ảnh hiếm hoi về Chùa Hương Tích - Hà Nội

Chùa Bổ Đà đẹp như chốn tiên cảnh ở Bắc Giang

Chùa Bổ Đà đẹp như chốn tiên cảnh ở Bắc Giang

Hà Nội: Ngôi chùa gần 700 tuổi chờ sập

Hà Nội: Ngôi chùa gần 700 tuổi chờ sập

Khám phá ngôi chùa có vườn tháp lớn nhất Việt Nam

Khám phá ngôi chùa có vườn tháp lớn nhất Việt Nam

Chùa Ngũ Đài có vị trí quan trọng trong Phật giáo Trúc Lâm

Chùa Ngũ Đài có vị trí quan trọng trong Phật giáo Trúc Lâm

Những bí mật từ ngôi chùa nghìn năm tuổi Địa Tạng Phi Lai

Những bí mật từ ngôi chùa nghìn năm tuổi Địa Tạng Phi Lai

Chùa Dạm trong Di sản Mộc bản triều Nguyễn

Chùa Dạm trong Di sản Mộc bản triều Nguyễn

Quỳnh Lâm tự 'Đệ nhất danh lam cổ tích' và Bích Động Thi Xã Tao Đàn

Quỳnh Lâm tự 'Đệ nhất danh lam cổ tích' và Bích Động Thi Xã Tao Đàn

Sự kế thừa và phát triển chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang

Sự kế thừa và phát triển chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang

Chùa Tam Chúc - nơi diễn ra đại lễ Vesak 2019

Chùa Tam Chúc - nơi diễn ra đại lễ Vesak 2019

Ngôi chùa không có hòm công đức, và pho tượng nhục thân thiền sư nổi tiếng

Ngôi chùa không có hòm công đức, và pho tượng nhục thân thiền sư nổi tiếng

Bài viết xem nhiều

Đại lão Hòa thượng Tinh Vân viên tịch

Đại lão Hòa thượng Tinh Vân viên tịch

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Bàn về cúng sao giải hạn

Bàn về cúng sao giải hạn

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,1646612 s