;
Tôi muốn tỏ lòng cảm ơn tới tất cả các vị thiện hữu trí thức. Vì thì giờ của quý vị là vàng, là ngọc mà vẫn bớt chút thời gian tơi đây nghe tôi nói chuyện thật là chiếu cố tôi rất nhiều rồi, vì có nhiều vị thuyết Pháp hay, Đạo cao, Đức trọng. Còn tôi mới tập tu mà quý vị ân cần như vậy thật là quý báu vô cùng, xin cảm ơn các vị Hữu Trí Thức và đầu năm Nhâm Thìn tôi cũng muốn cầu chúc cho quý vị: Trước, trong và sau khi đi chợ về thành tựu được năm phần phước báu: Sống lâu, sắc tốt, An vui, sức mạnh và trí tuệ…
Thưa các vị Hữu Trí Thức. Tôi nói các vị là những người giỏi giang, ưu tú và trí tuệ nhất, hiếu thuận nhất, các vị là những người giàu có hơn những người giàu có, hạnh phúc hơn những người hạnh phúc và sau khi đi chợ các vị sẽ có những báu vật vô giá làm tư lương cho các vị không những đời này an vui hạnh phúc hiện tại, mà đời sau quý vị cũng sẽ sanh lên cõi trời để hưởng sung sướng cùng tột của Phước Báu nếu các vị thực hành được những điều tôi nói.Vậy thì bắt đầu mời quý vị cùng tôi đi chợ Bồ Đề và chuẩn bị lựa chọn…Quý vị không cần tò mò, xin hãy ngồi yên và lắng lòng nghe tôi nói!
Thưa quý vị: Hữu Trí Thức: Tại đạo tràng này là chợ Bồ Đề đó thưa quý vị, chỉ có tại nơi này quý vị mới có thể có được những món báu vật vô cùng giá trị mà không nơi nào có được, mà cũng chỉ có chỗ này mới có báu vật thực sự, còn lại bảo vật mà quý vị mua được, xin được, được tặng…thì có thể bị lửa cháy, nước trôi, giặc cướp lấy mất, nhà nước trưng dụng khi cần, con cái bán mất, quỷ thần giấu mất..v.v. Còn báu vật quý vị nhận được ở đây thì không bị nước trôi, lửa cháy, giặc cướp chiếm đoạt, nhà nước cũng không trưng dụng khi cần được, quỷ thần cũng không giấu được, con cái cũng không bán được.v..v.
Báu vật thì rất nhiều ở đây! Nhưng hôm nay tôi xin đưa cho quý vị một món quan trọng và quý giá nhất, làm cho quý vị an lạc và giàu có hiện tại, vị lai quý vị cũng an vui, hạnh phúc và giàu có, đó là một món tư lương cơ bản mà (Hữu Tri Thức) luôn đón nhận vui vẽ và giữ gìn cẩn trọng trong mỗi lúc mỗi nơi, làm phương châm hành trì suốt đời không bao giờ từ bỏ với tâm chí thành, chí kính, tâm tịnh tín mới có thể đạt an ổn nội tại cũng như vị lại.
Món báu đệ nhất mà tôi trao cho quý: Hữu Trí Thức là:” Bố thí”Cúng dường( cúng dàng) Tại sao hôm nay quý vị trở thành Doanh Nhân giàu có, Nhà Giáo ưu tú, Công Chức gương mẫu? Chắc hẳn quý vị sẽ trả lời là do tôi giỏi buôn bán, tôi học giỏi và chăm chỉ, tôi giỏi nghiên cứu, tôi giỏi điều hành, tôi giỏi quan hệ, tôi dạy giỏi, tôi học cao.v.v.
Tất cả quý vị đều đúng một chút, nhưng không hoàn toàn, các vị hãy nghĩ tới những người cùng học, cùng sống ở quanh quý vị có nhiều người học giỏi hơn quý vị, có nhiều người học dốt hơn quý vị, có nhiều người con nhà giàu hơn quý vị, có nhiều người con nhà nghèo hơn quý vị, lại có không ít quý vị có mặt trong đây là những người con nhà giàu có học giỏi, trở thành Doanh Nhân, Nhà Giáo ưu tú, Công Chức gương mẫu. Nhưng cũng trong giảng đường này có những vị thành đạt từ con nhà nghèo, ít học cũng trở thành Doanh Nhân, Nhà Giáo ưu tú và Công Chức gương mẫu vậy.
Thưa quý vị tôi kể cho quý vị nghe: Sau mấy năm đi tu tôi trở về quê thăm. Trong làng nhỏ ở quê, cùng tuổi với tôi có chín người sanh cùng năm và học một khóa với nhau. Đều là con nhà nông dân, có hai người học hết đại học. Hiện tại một người đi dạy trung học phổ thông là giáo viên bình thường, còn một người làm nhân viên cho công ty liên doanh, cuộc sông của hai người này cũng bình thường.
Một người học cao đẳng sư phạm ra làm cô giáo dạy tiểu học cuộc sống khá vất vã, một người học trung cấp làm kế toán ủy ban nhân dân xã cuộc sống rất thư thái, còn một người nữa học xong 12 và đi bộ đội rồi ra quân học trung cấp nghề sữa chữa xe gắn máy, sau một thời gian làm việc không được rồi về học thêm lái máy múc bằng nghề bậc 3/7 đến bây giờ vẫn long đong, còn người nữa học xong 12 thì người đi làm công nhân may ở Bình Dương sau mấy năm về lấy chồng rồi cũng làm ruộng rất vất vã, còn người nữa thì học hết kỳ một, lớp 9 vì nhà nghèo quá bỏ học lên Gia Lai làm thuê, làm phụ hồ rồi tự nhận thầu nhà dân xây, rồi thành lập tổ thợ xây kéo nhau về quê, hiện tại đứng ra thầu khoán nhà giao lại cho anh em làm rồi trả lương, còn bản thân ở nhà làm các sản phẩm mỹ thuật xây dựng bán, cuộc sống rất sung túc, còn người nữa thì chỉ học hết lớp 6 rồi vào miền nam sau đó không thấy học gì cả vậy mà bây giờ làm giám đốc một công ty lớn cuộc sống rất giàu sang.
Còn tôi thì quý vị đã biết. Tôi nhiều lúc cứ ngồi mình chiêm nghiệm cuộc sống của bản thân và những người xung quanh mình để lấy đó làm đối tượng nghiên cứu tu học. Tôi kể như vậy để quý vị nhìn lại và chiêm nghiệm bản thân và những người xung quanh để biết được Phước Đức các vị đang có ngày hôm nay. Nghiệp duyên mỗi người mỗi khác, có chung nghiệp và có riêng nghiệp. Do nhân trong quá khứ mỗi người gieo tạo mỗi khác nên quả cũng khác, cũng vậy trong tiền kiếp chúng ta từng gặp nhau nên hôm này chúng ta gặp lại, các vị nghĩ coi, nếu tôi không đi tu thì chắc là không gặp các vị ở đây, mọi việc đều do nhân duyên nên mỗi chúng ta phải biết trân trọng lấy, mỗi lần nói chuyện với hội chúng. Tôi đều dành một phút nhiếp tâm cầu nguyện cho hội chúng thành tựu được nhiều Phước báu và thầm cảm ơn hồng ân Tam Bảo gia hộ cho tôi gặp lại quyến thuộc tiền kiếp.
Thưa quý vị: Thật là may mắn chúng ta cùng được ngồi chung trong am thất nhỏ, ấm áp này, tôi và các vị phải tự suy tư, chiêm nghiệm lại những người ta gặp, dù xấu, dù tốt ta cũng nên bố thí cho họ một chút gì đó gọi là quà gặp gỡ, đừng để lỡ mất cơ hội gieo duyên lành. Các vị khi gặp người bậc trên nên tỏ lòng tôn kính, ứng xử chân thành, kính quý với bậc trưởng thượng ấy là lễ, gặp người ngang bằng ôn tồn, hòa hoãn, gặp người dưới ân cần ấy là từ ái, độ lượng. Người khó khăn thì nên giúp đỡ, cần động viên, khích lệ thì nên động viên khích lệ, cần công việc nếu có thể giúp thì các vị nên giúp ấy là bố thí, học trò cần dạy bảo nghiêm khắc ấy là nghĩa, nhân dân phải phục vụ tận tình chu đáo ấy gọi là thuận.
Còn không có những điều như vậy quý vị nên tặng nhau lời chào, nụ cười, lời hỏi thăm, nói lời từ ái làm giúp ai đó việc gì.v.v. Tôi nói như vậy tất cả đều là nhân Bố Thí, nhân thiện lành nó sẽ cho quả tốt lành trong hiện tại và vị lai.
Các vị Hữu Trí Thức hôm nay được làm người giàu sang tốt đẹp và vị lai cũng sẽ làm người giàu sang, tốt đẹp. Những người sống ích kỉ, sống tà vạy, sống không Đạo Đức, tỏ thái độ khiếm nhã, bất kính đối với bậc trưởng thượng, tự cao, tự đại, giúp được mà không giúp, ỷ mình có thế coi thường, miệt thị, chèn ép, thù hận người khác…
Người sống ác như vậy. Hiện tại tâm bị (Tham – Sân – Si) chi phối, bị ức chế, nhiều bệnh tật tiềm ẩn, nội tâm bị bất an, ngoài thân bị bao phủ bởi tà khí, bị người khác chê. Chiêu cảm ác quỷ tới phá, Thiện thần không hộ trì, những điều xấu, đang chờ người đó, cuộc sống luôn khổ sở, gia đình không hạnh phúc. Nếu còn nhân lành kiếp trước được giàu có cũng sẽ nhanh chóng tàn lụi nhưng lửa rơm sau khi bùng cháy rồi nhanh chóng tàn mất chỉ còn tro lạnh.
Tôi nói người như vậy là người nghèo cùng khốn khó và cũng không tồn tại lâu…Sau khi chết người đó sẽ bị đọa trong địa ngục chịu khô vô cùng, ngạ quỷ đói khát, súc sinh khi mãn phần sanh lại làm người nghèo cùng khốn khổ, thiên hạ ghét bỏ. v.v. Vậy hôm nay quý vị hãy nhận lấy hạnh Bố Thí – Cúng dường của bậc người để làm người giàu sang an nhàn, Bố Thí để làm chư Thiên nơi cõi trời. Theo sức mà Bố Thí, Bố Thí có trí tuệ sẽ cho ra thu hoạch lớn, được lợi lớn, trong Kinh có nói: Cúng dường cho người có Giới Đức thì được phước lớn hơn.
Bố Thí cho người không có Giới Đức. Lại nói: Bố Thí cho một trăm người ác không bằng Bố Thí cho một người thiện, Bố Thí cho Ngàn người thiện không bằng Bố Thí cho một người trì giữ Năm Giới (Cư sĩ tại gia), Bố thí cho 10.000 người giữ Năm Giới không bằng cúng dường cho một người giữ Mười Giới(SaDi) cúng dường cho 100.000 người giữ Mười Giới không bằng cúng dường cho một vị giữ 250 Giới(Tỳ Kheo). Cúng dường cho 1000.000 vị Giữ 250 Giới Không bằng cúng dường cho một vị chứng quả vị nhập lưu (quả vị đầu tiên của Bực Thánh) cúng dường cho 10.000.000 vị Nhập Lưu không bằng cúng dường cho một vị Nhất Lai (quả vị thứ 2 của Bực Thánh). Và cúng dường cho 100.000.000 vị Nhất Lai không bằng cúng dường cho một vị Bất Lai (quả vị thứ 3 của bậc Thánh) Cúng dường cho một tỷ vị Bất Lai không bằng Cúng dường cho một vị chứng Vô sanh (ALAHÁN)quả vị giải thoát…
Thưa quý vị: Nếu cúng dường với tâm thành kính, tâm khát ngưỡng, tâm tịnh tín: Người cúng dường và người nhận cúng dường đều có Giới đức, trước khi cúng dường, trong và sau khi cúng dường. Người cúng dường và người nhận cúng dường đều phát khởi tâm hoan hỷ (vui vẽ) và người cúng dường có tác ý rằng đã cúng dường đúng như Pháp hồi hướng về Đạo Bồ Đề và hồi hướng cho tất cả chúng sanh trong mười phương, và chắc chắn sẽ nhận được Phước Đức lớn và người nhận cúng dường tác ý: Vì muốn cho thí chủ này được phước an vui nên ta sẽ nhận, ta phải chú nguyện cho thí chủ.
Trong lúc tiếp nhận tịnh tài, tịnh vật, người nhận nhiếp tâm mật niệm cho thí chủ thành tựu và tâm từ của người thọ nhận cúng dường được ban rãi, nhanh chóng lan rộng cảm ứng với Pháp Giới. Chiêu cảm sự hộ niệm của quỷ thần, Long, Thiên, Hộ Pháp, Cảm ứng thâm nhập sự tùy hỷ gia trì lực của Thập Phương Tam Bảo. Nếu người cúng dường chánh niệm, lắng tâm có thể cảm nhận được, sanh khởi an ổn nội tâm, thơ thới toàn thân, niềm sung sướng bao trùm cả thân và tâm. Người cúng dường thành tựu Phước Đức sung mãn, vô cùng, vô tận, đời này và nhiều đời sau mà ngay cả Ông, Bà, Cha, Mẹ, Con cháu, đời trước và đời này, đều được Phước Báu như vậy. Cúng dường như vậy gọi là cúng dường tối thượng đệ nhất Phước Đức.
Thưa quý vị! Người Cúng dường. Bố thí mà không thanh tịnh, không có giới đức nhưng phát khởi niềm tin, lòng hoan hỷ, tâm chân thành nhưng có cảm nhận để biết được cúng dường như vậy là đúng Pháp: Trước khi cúng – Trong – sau khi cúng dường. Còn người nhận cúng dường có Tâm thanh tịnh, có Giới Đức, khi thọ nhận phát khởi từ tâm, tác ý vì muốn cho thí chủ có đại Phước Báu mới nhận, nên gom tư tưởng. Mật niệm cho thí chủ, năng lượng từ tâm và điển lành tư tưởng của người nhận đồng phát khởi sẽ cảm ứng sự hoan hỷ đến với chư thiên và quỷ thần đến ủng hộ cho thí chủ, cũng cảm ứng đến mười phương Tam Bảo và nhận được gia trì lực của Tam bảo.
Người cúng chỉ cảm nhận được hoan hỷ, chưa cảm nhận được năng lực từ tâm của người nhận và sự gia trì của Tam Bảo, tâm chưa có an ổn hoàn toàn, thân chưa có thơ thới, Niềm sung sướng bao trùm hoàn toàn một phần thân và tâm vì người cúng dường này không có Giới Đức nên không thể có Chánh Niệm do đó không phát khởi được tột cùng của Phước Đức nhưng người cúng vẫn nhận được Phước Báu rất lớn do sức mạnh từ tâm và Mật niệm của người nhận nên vẫn đạt được an tâm hiện thời, chắc chắn vị lai cũng sẽ hưởng Phước báu rất lớn, thân nhân và quyến thuộc cũng được hưởng nhờ phước báu nếu vị này hồi hướng đến tất cả chúng sanh trong mười phương. Gọi cúng dường như vậy là cứng dường đúng Pháp để cầu Phước báu đời này và đời sau!
Này Hữu Trí Thức: Do quá ít để thành tựu cúng dường tối thượng đúng Pháp và cúng dường đúng Pháp để cầu phước báu. Do lòng bi mẫn của Bậc: Thiện Trí Thức đã khởi tâm đại từ, đại bi nên ban rãi Ân Đức cho chúng sanh nương nhờ. Ấy chính là do Đức Như Lai phương tiện qua Kinh Vu Lan, Kinh Báo Ân, Kinh Phước Thí và hạnh nguyện độ sanh của chư cổ đức đời đời nối truyền cho tới ngày nay nên mới (Lễ Vu Lan Báo Hiếu Rằm Tháng 7) Sau này phương tiện ra nên có lễ cầu an và cầu siêu đang rất thạnh ngày hôm nay như các vị đã thấy. Chính là Chư Tôn Đức Ban Ân – Bố Đức để cứu cả người âm (chính là Cầu Siêu) và cứu người dương (Chính là Cầu An).
Muốn thành tựu ( Ban ân – Bố đức) thì phải có các điều kiện để thành tựu Pháp Cầu siêu là: Người thân của người chết chí thành, chí kính muốn Quy Y Tam Bảo cho mình và người chết cũng khao khát cho người chết được siêu thoát. Thâm tín Tam Bảo, thỉnh được vị chủ lễ và chúng Tăng phải thực sự có Giới Đức, Thanh Tịnh, khởi tâm từ trước khi vào đàn để chiêu cảm sự hộ trì của Thiên, Long, Bát Bộ, Hộ Pháp. Nhiếp niệm cầu sự gia trì lực của Thập phương chư Phật, Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng. Đàn tràng trang nghiêm, kiết lễ đúng Pháp, sau khi làm lễ tụng kinh cầu nguyện xong, thuyết Pháp cho Thần Thức (linh hồn) người mất nghe và phát khởi tịnh tín.
Thuyết Pháp Làm cho quyến thuộc người mất phát khởi hoan hỷ, nghiệp lực người mất không quá nặng thì thành tựu lễ Cầu Siêu. Đó chính là Bố Thí Pháp cho người âm. Tối thắng thành tựu Bố Thí cho người Âm chính là (Mùa Vu Lan Báo Hiếu Rằm tháng 7). Pháp này cũng rất được khen ngợi và phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng của chúng sinh, cũng thành tựu Công Đức cũng thù thắng, tôi cũng rất tán thán hạnh này.
Còn Ban Ân (Cầu An) Chư Tôn Đức dùng Công Đức tu tập của bản thân để đổi lấy sự an lành cho người được cầu nguyện, qua các nghi lễ, thuyết Pháp, chú nguyện, lâp Đàn Tràng tràng nghiêm, tháo gỡ mối oan khiên nhiều đời, nhiều kiếp của người sống, Thâu nhiếp thế giới vô hình, làm tiêu trừ tai ách, bệnh tật và thành tựu an vui. Muốn thành tựu thì người được Cầu An phải có lòng tin chắc chắn nơi Tăng chúng cầu nguyện, người Ban Ân phải thực sự có Giới Đức, Tâm bi Mẫn, Thành tựu Pháp. Người được cầu nguyện phải thể hiện được sự khát ngưỡng nơi Tăng chúng cầu nguyện cho mình, nương tựa, để thân, miệng, ý không được buông lung. Lắng lòng nghe Pháp, chú nguyện, tác ý phát khởi hoan hỷ, cảm nhận được năng lương từ tâm. Nếu khởi được tịnh tín Quy Y Tam Bảo, Thọ trì Ngũ Giới thì an ổn dài lâu nhờ sự hộ trì của Giới. Làm được như vậy thì gọi là thành tựu tối thắng Cầu An.
Bố Thí thứ tư là cách Bố Thí mà các vị thường làm. Như cho các tổ chức từ thiện, ủng hộ bão lụt, ủng hộ người nghèo, giúp đỡ mọi người, an ủi người khác lúc đau buồn.v.v. Cũng gọi là Bố Thí, nhưng Phước Báu của sự Bố Thí này cũng có nhiều cấp độ khác nhau: ví dụ: Nếu như khi nghe nói ở miền trung bị bão lụt nhân dân gặp muôn vàn khó khăn, không đợi người đến kêu gọi ủng hộ mà tự mình tìm đến ủng hộ, không đợi người khác xin mà tự ta thấy họ khó khăn nên phát tâm cho…
Trước – trong và sau khi Bố Thí không khởi mong cầu một điều gì hết, không khởi lên suy tưởng ta đã cho, ta làm như vậy có đúng không, cho như vậy không đúng người không, hay khởi lên tâm hối tiếc… Mà nên tác ý để biết rằng vị lai mình sẽ có được quả báo tốt, Bố Thí như vậy gọi là Đại Bố Thí. Dù vật Bố Thí không lớn cũng được nhiều Phước Báu. Trong vị lai sẽ thành tựu sự giàu có tự nhiên, làm gì cũng thành công, sống ở đâu cũng an ổn, gia đình hòa thuận và hạnh phúc là do sự tương trợ của Phước Báu mình đã làm.
Ngược lại khi thấy người khác khó khăn dù biết đó mình cũng không giúp, phải đợi người cầu xin năm lần bảy lượt rồi mới chịu giúp, sau khi giúp không đúng người khởi lên tâm nóng giận, tâm hối tiếc…Bố thí như vậy Phước Báu rất nhỏ, hiện tại chiêu cảm quả xấu, vị lai Phước Báu ngắn, không thành tựu hạnh phúc an vui.
Tôi lấy ví dụ cho quý vị thấy. Lúc tôi ra tới Kỳ Anh – Hà Tĩnh. Trong lúc đợi Phật Tử đón về chùa. Vì ngồi không nên tôi vào quán nước bên đường, Thấy tôi Cô chủ quán không vui, tôi mua nước và trả tiền. Cô lấy rất đắt một chai nước khoáng có giá 3.500 đồng vậy mà Cô lấy của tôi 15.000, tôi vui vẽ trả và hỏi sao đắt vậy? Cô ấy không trả lời, vẽ mặt không thiện cảm, còn nói tin gì mấy thầy chùa, đi lừa dân. Tôi mới hỏi vì sao không tin? Cô chủ quán kể tui bị lừa hai lần! Một lần thấy có ông thầy cầm cái tô nhôm đi xin cho hai trăm ngàn, mấy ngày sau nghe nói sư giả, tui tức điên lên rồi còn bị mấy nhà hàng xóm chửi, có tiền không biết mua thịt mà ăn lại đi cho người khác ăn. Rồi cách đây hai ngày có ni cô tới năn nỉ bán hương tui thấy thương mua năm búp một trăm ngàn. Rồi sau đó nghe nói ni cô giả.
Tui không tin mấy người tu nữa! Tôi hỏi Cô chủ quán. Thưa Cô: Sư mua nước của cô, Cô có quyền bán hay không bán và sư cũng có quyền mua hay không đúng không thưa Cô? Thì đúng rồi, thích tui bán không thích thì thôi. Cô chủ trả lời. Thì đúng rồi! Giá cả là Cô nói, mua hay không tùy sư đúng không? ừ thì tất nhiên. Cũng vậy đó thưa Cô, bán hương là việc của người ta. Mua hay không là do Cô, Cô lấy hương người ta lấy tiền có sao đâu! Nhưng tui thương nhà chùa nên mới mua.
Thưa Cô: Cô thương nhà chùa thì Cô có Phúc Đức chứ sao? Ni cô giả làm thì người ta có tội, Cha Mẹ ở hiền để Đức cho con, sao Cô phải nóng giận. Tui tức khi bị hàng xóm chửi? Có gì đâu , do họ không làm được nên họ ghét Cô người làm được việc tốt, nếu Cô nóng giận thì hóa ra Cô dở hơn họ, Cô phải có lòng tin và bình tỉnh để họ không dám nói, và chứng minh được việc làm của mình vì lòng thương người tu mới đúng chứ.
Tôi nói việc làm của Cô có phúc để lại cho con cháu. Nói như sư cũng có lý. Thưa Cô: Rồi sư giả? Tôi nói với Cô vì xứ mình không có sư thật nên mới có sư giả. Sư Thật đi khuất thực họ không nhận tiền, họ chỉ nhận đồ ăn chay, hay có tông Nguyên Thủy họ ăn mặn, dù chay hay mặn họ cũng chỉ nhận đồ ăn mà thôi, khuất thực không được nhân tiền, phải đắp Y chứ không mặc áo, bát như thế này, họ chỉ đi ngoài đường chứ không vào nhà, không nói gì, không nhìn ngó lung tung, đi chậm rãi, thảnh thơi, bát có nắp.v.v.cũng như vậy…trên đời này cái gì quý là có đồ giả Cô à, Tu hành rất khó nên mới có sư giả để phá sư thât tội dân minh không hiêu nên bị lừa…
Tôi nói bằng ngôn ngữ địa phương làm cho Cô chủ quán hiểu. Sau khi chào từ giã. Cô chủ Trả lại tiền và cúng dường thêm một dây sữa nhưng tôi không nhận. Cô chủ bảo con chở tôi về chùa. Sau này có dịp đi qua tôi thường ghé và được đón tiếp rất chu đáo. Gia đình đã thờ Phật và Rất có tín tâm. Tôi lấy vị dụ có thật để quý vị thấy rõ.
Thưa quý : Hữu Trí Thức tôi tán thán tất cả các vị có mặt nơi đây, sau khi đi chợ Bồ Đề này về tôi mong rằng các vị thành tựu thù thắng Phước Đức thù thắng bằng những việc làm cụ thể của mình, mang báu vật về mà không sử dụng thì cũng không gọi là báu vật được, Hạnh Bố Thí – Cúng Dường được chư Phật và Chư Thánh Tăng rất tán thán khuyến khích, (Vạn Hạnh Lục Độ) Bố Thí làm đầu, Chư Thiện thần rất ủng hộ, Trời người ái kính việc làm Bố Thí. Công Đức của Bố Thí nói cũng chẳng cùng…Các vị đã ngồi nghe tôi nói gần hai tiếng, Cũng nên ngừng lại rồi, nếu có đủ duyên thì tôi sẽ nói tiếp. Xin sơ lược qua như vậy về Hạnh Bố Thí, trong khi nói có gì thiếu sót xin quý vị hoan hỷ bỏ qua. Cầu nguyện hồng ân Tam Bảo gia trì cho quý vị hạnh phúc an vui, muôn điều phúc lạc. Xin cảm ơn quý vị.
(Nếu cho kẻ dưới thì gọi là bố thí - kính biếu người trên thì gọi là cúng dường).