Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

Giả dạng thầy tu

Tác giả Tâm Minh Ngô Tằng Giao
04:26 | 07/06/2020 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Thi hóa, phỏng dịch theo bản văn xuôi THE PHONY HOLY MAN của Ven. Kurunegoda Piyatissa & Tod Anderson

giao_ly_duyen_sinh.jpg

Người ta kể chuyện ngày xưa

Có người trông giống thầy tu vô cùng

Cột đầu, bện tóc, hở lưng

Mặc đồ rách rưới, sống vùng hoang vu

Tựa như một kẻ khổ tu

Sống nhờ vào tấm lòng từ của dân

Bên ngôi làng nhỏ ở gần,

Nhưng đây là kẻ bản thân lọc lừa

Bề trong gian xảo không từ

Bề ngoài giả dạng “thầy tu lành hiền

Chẳng ham chi đến bạc tiền

Thảnh thơi buông xả nơi miền nhân gian.”

***

Ông già điền chủ trong làng

Muốn gây công đức nên mang cúng dường

Thức ăn ngon của địa phương

Đồng thời dựng ở mé rừng gần đây

Một am cỏ cho ông thầy

Để thầy trú ngụ hàng ngày tu thân,

Nhìn thầy ông lão nghĩ thầm:

“Bề ngoài có vẻ người chân tu rồi

Chắc thành thật và tốt thôi

Không làm việc xấu. Đây người đáng tin.”

Lo xa trộm cướp nổi lên

Ông đem một số bạc tiền của ông

Đến am lén lút vùi chôn

Tiền vàng đủ một trăm đồng quý thay,

Chôn xong ngỏ ý nhờ thầy

Coi giùm sản nghiệp giấu đây của mình.

Thầy tu lên giọng nghĩa tình:

“Đừng nhiều thắc mắc mà thành đa nghi

Người như ta có ham chi

Đã từng buông xả hết đi chuyện đời

Chẳng ham chiếm đoạt của người

Bạc vàng cõi tục ta thời chẳng mong.”

Trở về điền chủ hài lòng

Nhủ thầm mình thật vô cùng khôn lanh

Khi tin tưởng bậc tu hành

Con người chân thật tốt lành biết bao.

Tiễn ông già khỏi rừng sâu

Thầy tu giả dạng khởi đầu máu tham

Nghĩ thầm: “Cả một kho tàng

Đủ cho ta sống vẻ vang trọn đời

Khỏi làm việc, sống thảnh thơi

Khỏi cần khất thực mọi người nữa đâu.”

Thế là chỉ ít ngày sau

Thầy tu gian xảo đào mau lấy vàng

Đem đi chôn lén bên đường

Rồi quay về sống bình thường trong am.

Vài ngày sau thầy ghé thăm

Tới nhà điền chủ uống ăn thân tình

Ăn xong khẽ ngỏ ý mình:

“Nhờ ông tôi sống an bình chốn đây

Một thời gian khá dài thay

Tôi nên chấm dứt việc này ngay thôi

Tu là xa cõi tục rồi

Không nên bám víu một nơi chốn nào

Dù ông có tốt biết bao

Tôi xin được phép rời mau khỏi làng

Tránh điều cấu uế vương mang

Ra đi tiếp bước trên đường tu thân.”

Thốt lời lưu giữ nhiều lần

Vẫn không níu được bước chân của người

Ông già điền chủ đành thôi

Tiễn người ra tới tận nơi đầu làng.

Sau khi rời một quãng đường

Thầy tu giả hiệu đã ngừng bước đi

Trong lòng tính toán nghĩ suy:

“Làm sao lừa dối lão kia bây giờ

Để cho lão khỏi nghi ngờ

Lão điền chủ nọ ngu ngơ vô cùng.”

Thế là hắn đến cánh đồng

Ngắt lên một ngọn cỏ bồng dưới đây

Cắm lên búi tóc mình ngay

Xong rồi hắn làm bộ quay vào làng,

Ông điền chủ thật ngỡ ngàng

Thấy thầy quay lại vội vàng hỏi ngay:



“Sao thầy trở lại chốn này?”

Thầy tu giả dạng ra tay bịp đời

Cúi đầu, đưa cỏ, thốt lời:

“Nhà ông có cỏ trên nơi mái nhà

Cỏ này dính lọn tóc ta

Nên ta trở lại để mà trả ông

Của người chẳng dám lấy không

Có luôn giữ giới mới mong tu hành.”

Ông già nghe tưởng thật tình

Thốt lời ca ngợi: “Tốt lành kể chi!

Xin thầy đừng nghĩ ngợi gì

Hãy nên vứt cỏ rồi đi khỏi làng

Những người vật chất không màng

Như ngài thanh tịnh xứng hàng chân tu

Không tham dù ngọn cỏ khô

Tôi đây may mắn có cơ cúng dường

Thầy tu giới đức ngát hương.”

Lão ông đảnh lễ vô cùng trang nghiêm

Thầy tu từ biệt đi liền

Thấy người tin tưởng, thầm yên bụng rồi.

***

Bấy giờ từ chốn xa vời

Có nhà buôn nọ qua nơi vùng này

Tính dừng chân nghỉ đêm nay

Bất ngờ nghe được chuyện thầy hiền lương

Nói cùng điền chủ cúng dường

Nhà buôn nghĩ: “Chuyện bất thường lạ sao!

Thật khôi hài biết là bao

Thầy kia chắc trộm vật nào quý hơn

Hơn ngọn cỏ, hơn cọng rơm

Cho nên đóng kịch giả luôn thật thà.”

Nhà buôn hỏi giọng điều tra:

“Thế ông điền chủ ở nhà trước đây

Có trao gì cho ông thầy

Để nhờ cất giữ hộ hay không nào?”

Thật tình ông lão thuật mau

Chuyện vàng chôn cất trước sau nhờ thầy.

Nhà buôn: “Ông hãy đi ngay

Để xem tài sản mất hay vẫn còn.”

Lão ông nghe nói hoảng hồn

Vội vàng bỏ chạy về luôn tức thì

Đào trong am chẳng thấy gì

Mới hay có kẻ lấy đi hết vàng

Ông già quay lại đầu làng

Báo nhà buôn rõ tìm phương giúp mình.

Nhà buôn: “Kẻ trộm gian tình

Chính là người giả tu hành chứ đâu

Chúng ta hãy đuổi theo mau

Bắt tên lừa đảo túm đầu gian phi.”

Họ cùng rượt đuổi kẻ kia

Bắt quân gian lại rất chi kịp thời,

Sau khi bị đánh tơi bời

Kẻ gian khai rõ ra nơi giấu vàng

Mọi người quay lại đầu làng

Bên đường đào lấy kho tàng kia lên.

Nhà buôn hiền trí dạy liền:

“Hỡi tên đội lốt lành hiền chân tu

Từ lâu giả dối lọc lừa

Dù cho ngọn cỏ làm như chẳng màng

Nhưng ham cả một kho vàng

Hãy ngưng mau tính xấu mang trong người

Quay về nẻo thiện ngay thôi

Tu nhân, tích đức cuộc đời ngay đi.”

***

NHẬN DIỆN TIỀN THÂN

Nhà buôn là tiền thân Đức Phật.

***

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

chùa bảo khám đâm sư trụ trì ghpgvn tỉnh hà nam giả dạng thầy tu tiền thân đức phật ông lão nhà buôn tiền vàng tham lam nhân quả

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Một ngày xưa

Một ngày xưa

Lời cảnh báo của vị thiền sư trước khi lâm chung

Lời cảnh báo của vị thiền sư trước khi lâm chung

Ẩn sĩ khổ hạnh

Ẩn sĩ khổ hạnh

Công hạnh Từ Quang

Công hạnh Từ Quang

Sự linh ứng vi diệu khi niệm Phật từ tích truyện kinh Pháp Cú Pali

Sự linh ứng vi diệu khi niệm Phật từ tích truyện kinh Pháp Cú Pali

Những bài thơ hay của Nhà sư Thích Thiện Tuệ (Phần 2)

Những bài thơ hay của Nhà sư Thích Thiện Tuệ (Phần 2)

Thơ chuyển ngữ mùa Vu Lan

Thơ chuyển ngữ mùa Vu Lan

Dọn bàn thờ cúng mẹ

Dọn bàn thờ cúng mẹ

Một lời thăm mẹ

Một lời thăm mẹ

Phòng hộ thân tâm

Phòng hộ thân tâm

Sư ông Trí Tịnh cho biết trước bảy ngày mình sẽ vãng sanh

Sư ông Trí Tịnh cho biết trước bảy ngày mình sẽ vãng sanh

Chúc xuân Tân Sửu

Chúc xuân Tân Sửu

Bài viết xem nhiều

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Một gia đình Phật tử ở Hà Tĩnh thiết lễ tắm Phật tại gia

Một gia đình Phật tử ở Hà Tĩnh thiết lễ tắm Phật tại gia

Ý nghĩa của bảy bước sen

Ý nghĩa của bảy bước sen

Thông tin về trang tin Người Phật tử

Thông tin về trang tin Người Phật tử

Hạ thủy 7 đóa sen hồng trên dòng sông Hương

Hạ thủy 7 đóa sen hồng trên dòng sông Hương

Không kiểm tra, không bài về nhà, không hình phạt, giáo dục Phần Lan vẫn dẫn đầu cả thế giới, tại sao lại như vậy?

Không kiểm tra, không bài về nhà, không hình phạt, giáo dục Phần Lan vẫn dẫn đầu cả thế giới, tại sao lại như vậy?

Chùm ảnh lễ tắm Phật tư gia ở Bình Định

Chùm ảnh lễ tắm Phật tư gia ở Bình Định

Ý ngĩa về câu Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn

Ý ngĩa về câu Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN