;
>Chùa Bồ Đề, vì 'đời' mà tội tình cho 'đạo'
>Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về vụ chùa Bồ Đề
Những ngày này, ngập tràn các trang báo, các mạng xã hội, internet là những oán giận, những phản ứng căm phẫn với vụ việc mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề. Dư luận đã thể hiện sự quan tâm có trách nhiệm với trẻ em.
Tuy nhiên, có một vài thứ dường như đang vượt ra ngoài giới hạn, nhiều vấn đề đời tư của những người quy y cũng bị công khai: Nhà thờ họ của ni sư Đàm Lan to như thế nào, cảnh người trông coi quát trẻ, rồi sư thầy Đàm Lan từng được ca ngợi ra sao...v.v... Ngôi chùa Bồ Đề vốn nổi tiếng với việc cưu mang hàng trăm em nhỏ chỉ qua mấy ngày đã trở nên “xấu xí” trong mắt dư luận, xấu đến mức gần như không gì có thể xấu hơn.
Những đứa trẻ mồ côi thiệt thòi đã không thấy khách đến cho quà bánh như mọi ngày… Lòng từ bi, tình thương của người đời như đang bị cuốn trôi mất trước cơn bão dư luận đang xộc thẳng vào cửa Phật.
Trẻ em được nuôi nấng trong chùa Bồ Đề.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một cách công bằng rằng: Trước khi xảy ra sự cố này, chùa Bồ Đề đã làm tương đối tốt việc nuôi nấng, chăm sóc cho hàng trăm em nhỏ, nói không ngoa là cứu vớt sự sống của nhiều sinh linh. Ít ra, họ đã làm tốt hơn nhiều trung tâm bảo trợ xã hội công ích của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Vậy mà, nhân sự cố này, một vài người làm ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã không tiếc lời chê bai sự “nghiệp dư” của nhà chùa. Nhưng thử hỏi, nếu họ làm tốt vai trò bảo trợ xã hội của mình, thì những sinh linh đâu có phải đến nương nhờ cửa Phật.
Ai cũng biết đến sự yếu kém các trung tâm bảo trợ xã hội công. Vậy, cả ngành Lao động - Thương binh và Xã hội xúm vào chê những người tu hành là “quản lý lỏng lẻo” thì có nên không?
“Chân mình thì lấm bề bề, lại còn đốt đuốc mà rê chân người” - các cơ quan chuyên trách về phúc lợi, bảo trợ xã hội nên nhìn xuống chân của mình trước khi buông lời trách móc những người tu hành. Chí ít là ở một vài thời điểm, họ đã làm thay và làm tốt việc của những cơ quan này.
Rồi trong vô vàn những lời nhiếc móc, chửi bới trên khắp cộng đồng mạng những ngày vừa qua, biết đâu lại có cả comment của những bà mẹ đã đang tâm bỏ lại đứa con mình vừa sinh ra để cho nhà chùa phải gánh vác…
Những người đã quy y thì muốn lãng quên đời thực, ngày ngày niệm Phật tụng kinh và chắc chắn sẽ không muốn làm công việc nặng nhọc là cùng lúc chăm sóc hàng mấy chục đứa trẻ, trong đó có nhiều cháu bệnh tật đầy mình. Chúng ta cần ghi nhận sự thiện tâm và trách nhiệm với cuộc sống của họ...
Nếu đây là hiện tượng phổ biến ở ngôi chùa này thì không còn gì để nói, chắc chắn pháp luật sẽ trừng trị nghiêm khắc. Nhưng nếu là hiện tượng dị biệt, do một vài cá nhân lợi dụng nhà chùa thì chúng ta cũng cần có cái nhìn công bằng và vị tha hơn với những người khoác áo nâu.
Phải thừa nhận rằng, “đời” đã không làm tốt việc cưu mang những sinh linh bất hạnh, thì cửa chùa mới phải mở ra để cứu vớt. Chỉ tiếc rằng, khi mở cánh cửa ra với đời, những người tu hành lại vướng bụi trần. Với họ, như thế là mang "nghiệp" vào thân. Đó đã là sự trả giá quá lớn…
Đừng trách cửa chùa, hãy trách những bụi trần đã vượt qua cánh cửa!
H.C.T
Nguồn: http://petrotimes.vn/news/vn/dam-luan-doi-thoai/gia-nhu-dong-cua-voi-doi.html
**************************************************
Đừng gán chuyện mua bán trẻ em với nhà chùa
Trong suốt những tháng ngày gian truân, vất vả để nuôi dưỡng những mảnh đời không nơi nương tựa thì không hề thấy một cơ quan chức năng nào chung tay, góp sức. Thế nhưng, khi có sự cố nào xảy ra thì “ông nọ bà kia” lên tiếng chỉ trích.
Chùa Bồ Đề được biết đến là nơi đang cưu mang gần 200 em nhỏ và cụ già neo đơn, không nơi nương tựa. Và cũng nơi đây, không biết bao nhiều mảnh đời đã lớn lên và trưởng thành từ những miếng ăn từ thiện. Những con người đã rũ bỏ bụi trần, quy y cửa Phật để tĩnh tâm, nhưng không đành lòng trước những sinh linh bé nhỏ bị chính người thân yêu nhất bỏ rơi lúc vẫn còn đỏ hỏn.
Phải nhấn mạnh rằng, cửa Phật là chốn yên bình, nhưng hàng chục năm qua, chùa Bồ Đề luôn rộn tiếng khóc của những đứa trẻ đang ngặt nghẹo khát sữa. Khuôn viên nhà chùa đã chật hẹp nay càng ngột ngạt hơn, khi nơi đây cưu mang hàng trăm trẻ nhỏ.
Theo Ni sư Thích Đàm Lan, để có được khu nhà dành cho các cháu, nhà chùa cũng đã phải bỏ ra khá nhiều tiền. So sánh giữa sự khang trang của nhà chùa và nơi ở của các cháu là một sự so sánh khập khiễng. Bởi chùa là nơi cho hàng ngàn người tới thăm viếng, cầu khấn.
Chùa Bồ Đề nơi cưu mang gần 200 trẻ em và người già không nơi nương tựa.
Biết bao đứa trẻ thoát khỏi cảnh lang thang kiếm sống, cụ già ngửa tay xin ăn từng bữa ăn, đó là công lao của những người chốn cửa phật. Họ đã góp phần cho xã hội tốt đẹp hơn, lành mạng hơn. Nhiều trung tâm nuôi dưỡng trẻ em cơ nhỡ, người già cô đơn chắc gì đã bằng nhà chùa. Vậy mà, khi xảy ra sự việc đáng tiếc “con sâu làm giàu nồi canh”, các cơ quan chức năng lại quay mặt đi và lớn tiếng chỉ chích.
Ai cũng biết, nhà chùa không phải là trại trẻ mồi côi. Nhưng tấm lòng lương thiện, tình thương con người, những vị sư đã giang tay cưu mang đồng loại. Trong những lúc khó khăn vô cùng, ăn bữa sáng lo bữa chiều thì chẳng thấy bóng dáng một ban ngành nào vào cuộc. Cơ quan chức năng không cùng với nhà chùa để nuôi dưỡng, quản lý trẻ em cơ nhỡ. Để đến khi sự đã rồi, thì ho quay sang nói thế này thế kia. Và đổ lỗi rằng, việc nuôi trẻ em ở chùa Bồ Đề là không hợp pháp.
Có ai dám dũng cảm như trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan, mở rộng tấm lòng để cưu mang, che chở hoặc đưa những đứa trẻ này về nhà nuôi hay không ?
Xin đừng có gắn chuyện mua bán trẻ em với nhà chùa và không đáng phải tổ chức các hoạt động giám sát. Vì nếu như vậy là xúc phạm tôn giáo.
Chúng ta phải nhìn nhận, việc buôn bán trẻ em không phải mới mẻ gì. Chúng ta cần phải xem những đối tượng buôn bán trẻ em trong chùa là vi phạm pháp luật, nhưng trong trường hợp này, những người tham gia vụ việc lại không phải là các nhà hoạt động tôn giáo. Còn hoạt động từ thiện thì bao giờ cũng diễn ra ở khía cạnh nhân văn và nó luôn kèm theo một số tiêu cực nếu như người ta lợi dụng.
Những đứa trẻ mồ côi được chăm sóc tại chùa Bồ Đề.
Một thực tế đã minh chứng, nhà chùa có nhiều các hoạt động từ thiện và làm rất tốt những việc này. Còn chuyện một số người lợi dụng việc làm từ thiện thì đó là mặt trái của hoạt động đó và cũng xuất phát từ sự lỏng lẻo trong công tác quản lý. Ai sai trái đã có pháp luật trừng trị, chúng ta cũng không nên nói nhiều quá, soi mói nhiều quá vào chuyện đó.
Đặc biệt, không nên gắn việc này với tôn giáo, không nên gắn với các hoạt động từ thiện đúng nghĩa. Chúng ta đều biết, hai đối tượng buôn bán trẻ em kia không phải là người của nhà chùa, không phải sư, không tu hành gì cả, vì thế chúng ta không nên quy kết lung tung, sẽ rất không hay. Chẳng qua việc buôn bán trẻ em này lại dính đúng đến nơi linh thiêng mà thôi.
Như lời Thượng toạ Thích Đức Thiện - Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Chánh Văn phòng 1 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Bồ Đề Ni sư Thích Đàm Lan là người rất tốt. Trong Giáo hội ni sư Thích Đàm Lan là người rất tích cực trong công tác xã hội và những việc làm đó là cụ thể, chứ không phải là báo cáo. Thực tế thì Ni sư Thích Đàm Lan đã được công nhận là công dân Thủ đô tiêu biểu. Đó không phải một danh hiệu mơ hồ.
Các cơ quan chức năng đừng làm việc theo lối: “Một sự việc xảy ra thì nhảy vào để ôn quy định, nghị định, thông tư pháp luật”. Mấy chục năm qua, nhà chùa Bồ Đề đã cưu mang trẻ em cơ nhỡ, người già không nơi nương tựa, nhưng không than một lời.
Đúng ra, việc này phải dành cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhưng họ lặng thinh. Để khi xảy ra chuyện đáng buồn thì Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) lớn tiếng nói, nhà chùa không có chức năng để nuôi trẻ nhỏ. Đã có nhiều văn bản đôn đốc của cơ quan chức năng địa phương và các đoàn kiểm tra của UBND quận Long Biên, Chùa Bồ Đề vẫn chưa thành lập cơ sở bảo trợ xã hội....
Rồi thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội lại quả quyết, từ năm 2013, Sở đã tổ chức các đoàn kiểm tra, phối hợp với UBND quận Long Biên, UBND phường Bồ Đề làm việc với nhà chùa và đã có kết luận ban đầu về việc nhận con nuôi vi phạm pháp luật của nhà chùa. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu nhà chùa tạm dừng tiếp nhận những em bị bỏ rơi, trẻ mồ côi.
Vậy nếu đúng như thế, Sở và UBND quận Long Biên không mang ngay các cháu đi nơi khác mà nuôi. Nếu Sở thực sự có trách nhiệm thì “xắn tay áo vào” giúp nhà chùa mới là phải đạo!
Cơ quan chức năng thì đứng ngoài cuộc, nhà chùa giang tay đón nhận thì bảo "vi phạm pháp luật" - không biết những mảnh đời cơ nhỡ sẽ đi đâu và về đâu?
T.M
Nguồn: http://petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/dung-gan-chuyen-mua-ban-tre-em-voi-nha-chua.html
Người Ăn Mày Thế Ky
Không biết bao nhiêu cảnh bất hạnh của các em bé mồ côi hay bị cha mẹ vô tâm vứt bỏ hay vì hoàn cảnh nào đó, cho nên khi các nơi làm việc TỪ THIỆN để cứu những mảnh đời thương tâm, thì nếu một người nào đó làm việc không hay, chẳng thể đổ lỗi hết cho Chùa hay các cơ sở Từ Thiện, sẽ ảnh hưởng không ít cho những đứa trẻ không nhà, không tình thương của cha mẹ. Ví dụ, lỡ một người nào lợi dụng mà đem bán một em bé cho một gia đình nuôi, thì có phải là cơ may cho em bé bất hạnh ấy có CHA MẸ NUÔI, có nơi nương tựa bởi vì khi một người không có CON mà mua Con thì kinh tế phải khá hay trung bình.(không cổ vũ và không chấp nhận hành vi bán người vì mục đích xấu xa) Do vậy, không thể chỉ một người không TRONG SẠCH ở một TRẠM CẢNH SÁT ĂN HỐ LỘ, mà nghĩ là cả TRẠM XẤU SA DÊ DÁY, vì vậy chúng ta cần xét lại LÒNG TỪ của các nơi che chở các bé bất hạnh, nếu không thì các em sẽ càng bất hạnh hơn và là gánh nặng cho quốc dân.
Thích 6 Trả lời 8/6/2014 7:47:16 PM