;
Chỉ cần một chiếc áo nâu sồng, một chiếc khăn bịt đầu, một chiếc mõ và chiếc túi tay nải là đủ “dụng cụ” để hành nghề. |
Nhiều người nói vui: “Sư giả” là “nghề” pha trộn ăn mày và ăn cắp nhưng lại sang hơn ở chỗ được thiên hạ tôn kính gọi bằng… thầy. |
Anh Vũ Ngọc Ninh: “Thứ nhất, nhà sư đi khất thực chỉ có vào thời điểm buổi sáng, trước 12 giờ trưa phải trở về chùa, không ai được khất thực nữa. Vì vậy, những vị sư mà cứ lang thang ngoài đường cả ngày thì chắc chắn đó là kẻ giả tu hành. Thứ hai, nhà sư khất thực của phái Nam Tông rất giản dị, ai bố thí gì nhận nấy, tuyệt đối không đòi hỏi thêm và cũng không hề “tiếp thị” mua bán bất cứ vật gì. Thứ ba, phong thái nhà tu hành đường hoàng, điềm đạm và giản dị, không lén lén lút lút khi ở chỗ đông người”. |
Nạn sư "giả" hoành hành khắp nơi và công khai táo tợn hơn cả trộm cắp khiến nhiều người dân hoang mang. |
Hàng ngày, họ đi khắp các miền quê để bán nhang. Chiêu bài của các "sư" này là vận động các nhà hảo tâm mua hương giúp nhà chùa. Hiện ở làng Vũ Dương (Bắc Ninh) có một đội quân xe ôm chuyên đi phục vụ các "sư giả". Sáng họ đến nhà đón, đường đi nước bước do thân chủ quyết định, chiều đưa về. Các xe ôm này cứ nhìn đồng hồ đếm km rồi tính tiền. Hầu hết những người giả sư đều không dám hoạt động ở các địa bàn gần như xã và huyện vì họ sợ bị lộ. Họ hầu hết vẫn mặc quần áo bình thường, chỉ đến khi ra xa khỏi địa bàn mới khoác áo nâu sồng. Hiện nay tình trạng giả sư xuất hiện rất nhiều, ra đường là thấy sư giả, dường như đã thành trào lưu. Họ lợi dụng đức tín của Phật và lòng tin của xã hội để tự "hóa phép" thành nhà sư đi khất thực, làm ăn trục lợi cho bản thân mình. Hoàng Doãn Liêm |
Hoàng Sơn - Theo KTO