Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Giáng Sinh trong chùa?

06:16 | 17/12/2022 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Vì vui, nên chúng ta không chừng có thể bị đồng hóa mà chẳng biết. Chỉ vì vui thôi, không chừng một đất nước, một dân tộc có thể bị “đánh mất” mà người ta không cần tốn một viên đạn!

nguoiphattu-com noel _giang sinh_cai dao00.jpg

Trang trí đón giáng sinh tại sân bay Nội Bài sáng 24/12/2017 - ảnh  Châu Như Quỳnh.

Tổ chức mừng giáng sinh trong trường học là vi phạm luật giáo dục
Phương tiện truyền thông Việt Nam cần nói cho rõ: Giáng sinh! Ai giáng sinh
Cả nước mừng ‘giáng sinh’
Phật tử đang ủng hộ hòa hợp tôn giáo hay đang lên án chư Tăng trong ngày Noel
Suy ngẫm nhân ngày lễ Noel năm 2017
Là Phật tử xin giữ lòng tự trọng


Cách nay không lâu, có một sư cô người Mã Lai (Malaysia) là bạn học của chúng con (người viết) có gửi sáu tấm hình và một đoạn clip ngắn về khung cảnh trang trí với phong cách mừng Giáng Sinh.

Nhìn kỹ, chúng con thấy phía sau có một bức tượng Phật A Di Đà. Nhìn kỹ hơn nữa, lại thấy các khung tường xung quanh tượng Phật A Di Đà là những bài vị (linh ảnh).

Theo chúng con, 90% đây là nhà thờ linh tại một ngôi chùa. Mở đầu đoạn clip ngắn là dòng chữ “Phật Quang Văn Giáo Trung Tâm – Tam thời hệ niệm tán phổ” (佛光文教中心 - 三時系念讚譜). Đích thị đây là một buổi cúng thí thực theo nghi thức Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm.

Thế thì tại sao cúng thí thực lại trang trí các mô hình tiểu cảnh ông già Noel bằng bánh kẹo, làm cây thông, làm nhà gỗ và tuyết? Khi hỏi sư cô người Mã Lai, cô nói rằng, như thế cho hợp với thời điểm Noel sắp đến (24-25/12).

Câu chuyện chỉ có vậy nhưng đã để lại trong lòng chúng con ít nhiều sự băn khoăn. Khoảng hai tuần trước, cũng có một bác Phật tử tổ chức cho con cháu đi chơi Noel và trang trí nhà bằng cây thông.

Xin thưa với đại chúng, bác Phật tử này không tầm thường đâu nhé! Bác là một cựu sinh viên của Đại học Vạn Hạnh – Sài Gòn trước 1975, còn là một Phật tử chuyên trì chú, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền. Bác và gia đình đã từng tham gia nhiều khóa tu học Vipassanā mười ngày.

Thậm chí, chồng bác cũng đã từng qua Myanmar xuất gia gieo duyên. Với bề dày tu học như thế, chắc hẳn là Phật tử thuần thành. Ấy vậy mà hằng năm, đến mùa Noel là gia đình bác lại trang trí cây thông Noel. Khi được hỏi nguyên do, bác trả lời: “Thầy tu mà còn chấp tướng quá! Đạo nào cũng tốt! Chỉ là trang trí cho vui nhà vui cửa!”.

Hơn mười năm nay, chúng con cũng nhận được nhiều những câu trả lời tương tự cho việc “là Phật tử mà đi chơi Noel”. Chúng con đưa ra một số câu trả lời cho đại chúng biết và phân tích:

-Không khí ngày lễ Giáng Sinh rất náo nhiệt, và cũng đâu có thấy màu sắc tôn giáo.

-Đạo nào cũng hướng người đến chỗ Chân – Thiện – Mỹ.

-Thấy bạn bè, người thân đi chơi và được rủ đi chơi nên cũng đi theo chứ không hề suy nghĩ gì sâu xa.

-Chỉ là đi chơi bình thường, đâu có vô nhà thờ làm lễ. Cũng không có ảnh hưởng gì đến lòng tin của người Phật tử.

Có lẽ, vấn đề này là muôn thuở cho những trăn trở của Phật giáo. Ngày Noel là ngày Giáng Sinh, tức là ngày mà đức Chúa Christ ra đời. Tương đương bên đạo Phật chính là ngày Phật đản. Chúng ta có những suy nghĩ như vậy, có lẽ cũng mang tính chủ quan lẫn khách quan.

Nói về mặt khách quan, văn hóa Noel đã phát triển ở Việt Nam khá lâu dưới hình thức một ngày lễ hội mà xã hội phương Tây ai cũng tham dự, đó cũng là ngày mừng năm mới. Việt Nam và một số nước phương Đông bị các quốc gia phương Tây đô hộ và trở thành thuộc địa trong thế kỷ XX, do đó việc “xâm lăng” về văn hóa, tư tưởng là khó tránh khỏi.

Nói về quan niệm tôn giáo, nếu ai đó nói tôn giáo không quan trọng thì có lẽ nên xem lại phát biểu này. Nếu tôn giáo không quan trọng, thế thì tại sao các đời Tổng thống Mỹ khi tuyên thệ nhậm chức lại đặt tay lên quyển Kinh Thánh? Trong khi đó, Mỹ là cường quốc hàng đầu thế giới, hiện đại bậc nhất thế giới. Thứ nữa, quan niệm “đạo nào cũng tốt” cũng cần được điều chỉnh.

Ngày chủ nhật 12-03-2000, một tuần lễ trước ngày đi hành hương nơi “thánh địa” Jerusalem, trong một cuộc “thánh lễ” cộng đồng tại “thánh đường” Phê rô (St. Peters), trước nhiều chục ngàn con chiên, người chủ chiên, Đức Thánh cha John Paul II, đại diện cho hội thánh Ki – tô gồm gần một tỷ tín đồ, trong đó có khoảng năm triệu tín đồ Việt Nam, đã chính thức “xưng thú bảy núi tội lỗi” với thế giới. Đạo Hồi diễn ra các cuộc “tử vì đạo” ôm bom liều chết tại vùng Trung Đông.

Còn nhiều nữa những dẫn chứng, đại chúng có thể tìm hiểu thêm qua các trang báo, mạng internet. Dĩ nhiên, đạo Phật vẫn có những cá nhân làm quấy trái không đúng, nhưng đó là mang tính chất cá nhân, không phải từ “giáo chỉ”, “đạo dụ” hay một thông cáo nào đó từ giáo hội Phật giáo đưa ra, chỉ đạo thực hiện một sai trái nào đó. Việc như vậy, hơn 2000 năm nay trong lịch sử Phật giáo, chưa hề có trên thế giới.

Đại chúng có nhìn ra được sự thành công trong việc truyền bá văn hóa của đạo Thiên Chúa hay không? Thành quả là bây giờ mọi người đã đi chơi Noel một cách “vô tội vạ” mà không biết mình đang ngầm ủng hộ cho một trong những ngày lễ trọng đại nhất của đạo Thiên Chúa.

Về mặt chủ quan, chúng ta ham vui trong các cuộc rượu chè bê tha ngày Giáng Sinh. Như một luật lệ bất thành văn, ngày Noel ắt hẳn là ngày vui. Ai lại không thích cái vui nên mặc tình tham dự, mặc tình tổ chức những hình thức vui đùa “Mừng Chúa Giáng Sinh” (Merry Christmas).

Đến các nơi công cộng như cửa hàng, sân bay, trường học, siêu thị, bệnh viện,… các nơi đều treo băng rôn và biển “Merry Christmas”. Theo chúng con, như vậy thì ngày Phật đản, ngày thánh Allah giáng thế, ngày đức Huỳnh giáo chủ ra đời,…các nơi ấy cũng phải treo biển chúc mừng tương tự mới công bằng và bình đẳng tôn giáo.

Thực ra, con người chúng ta có lẽ đang bị thao túng về tâm lí qua văn hóa. Nói đi cũng phải nói lại, do bởi vì những ngày lễ tưởng niệm sự ra đời đấng giáo chủ các tôn giáo đa phần mang màu sắc nghi lễ tâm linh, thiêng liêng, nói thẳng ra là một màu sắc không mấy “náo nhiệt, vui vẻ”.

Cho nên, ít ai hưởng ứng, kể cả có nhiều vị chúng con biết là Phật tử nhưng không hề đi tham dự “Kính Mừng Phật Đản” mà lại đi chơi và tuyên truyền “Merry Christmas”?!

Nói về việc đồng hóa về văn hóa, gần đây có cụm từ Bing Chilling (Bīngqílín) tràn ngập trên mạng xã hội nhờ vào một đô vật nổi tiếng là John Cena. Khi anh ta ngồi trên xe và tay đang cầm que kem và nói câu có từ Bing Chilling, vậy theo tiếng quan thoại Trung Quốc thì Bing Chilling nghĩa là kem. Nguyên văn câu nói đó là:

Tiếng Trung: 早上好中国 现在我有冰淇淋 我很喜欢冰淇淋

Tiếng Việt: Chảo sên hảo Chung Của, xen chai úa sẩu bing chí lín, ủa hến xỉ hoan bing chí lín.

(Chào buổi sáng Trung Quốc, bây giờ tôi đang ăn kem, tôi rất thích ăn kem)

Chỉ là một câu nói giao lưu của đô vật người Mỹ mà đã tác động lớn đến tâm thức người trẻ ở tuốt bên Việt Nam. Đi đâu làm gì, đều nghe giới trẻ nhại theo câu nói phát âm bằng tiếng Trung này. Giới trẻ vì vui nên “đu trend”. Nhưng có ai đặt câu hỏi, hôm nay là Bing Chilling thì một ngày nào đó đến chữ khác, câu khác, và dần dần chúng ta nói được tiếng Trung Quốc rành mạch khi nào không biết, phải vậy không?

Như thế thì do người giỏi hay do chúng ta kém? Vấn đề này, theo con, tiếp nhận nhưng không thể bị đồng hóa. Tuy nhiên, vì vui, nên chúng ta không chừng có thể bị đồng hóa mà chẳng biết. Chỉ vì vui thôi, không chừng một đất nước, một dân tộc có thể bị “đánh mất” mà người ta không cần tốn một viên đạn!

Tóm lại, từ việc tổ chức Noel tại chùa, việc Phật tử đi chơi “Mừng Chúa Giáng Sinh” và cho đến “Bing Chilling”, tất cả đúc kết: chỉ vì một chữ “vui”. Cái “vui” đó, hại hay lợi? Biết dừng lại đúng lúc, biết ứng dụng đúng thời thì sẽ khác. Cái “vui” đó, nếu ta coi như bình thường và vô tình để nó tiếp diễn “vô tội vạ” thì “đại cuộc” tương lai Việt Nam và Phật giáo, không chừng bị bỏ ngỏ lúc nào mà không biết.

Lỗ mọt trên con đê nếu không đắp lại, lâu ngày dài tháng con đê đó sẽ vỡ.

Mong mỏi đại chúng nên cùng nhau suy ngẫm cho thật kỹ và tường tận chủ đề chúng con chia sẻ!

Tâm Cung

*Những bài viết về "cải đạo và "giáng sinh"

cải đạo tổ chức noel giáng sinh ai giáng sinh tôn giáo đạo nào cũng tốt đạo thiên chúa văn bản cấm tổ chức noel văn hóa truyền thống giáng sinh trong chùa noel

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nói về truyền thống và quy cách tổ chức Đại giới đàn ở miền Bắc

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nói về truyền thống và quy cách tổ chức Đại giới đàn ở miền Bắc

Ông Võ Hoàng Yên có lừa đảo hay không ? (P.1)

Ông Võ Hoàng Yên có lừa đảo hay không ? (P.1)

Giá trị Đạo Phật (bài1)

Giá trị Đạo Phật (bài1)

Giá trị Đạo Phật (bài 2)

Giá trị Đạo Phật (bài 2)

Về tôn xưng 'Pháp vương'

Về tôn xưng 'Pháp vương'

Nên chăng thần tài trong Phật giáo ?

Nên chăng thần tài trong Phật giáo ?

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Suy ngẫm nhân ngày lễ Noel năm 2017

Suy ngẫm nhân ngày lễ Noel năm 2017

Trĩu nặng bên lòng với Phật giáo Hà Tĩnh

Trĩu nặng bên lòng với Phật giáo Hà Tĩnh

HT.Thích Gia Quang: ‘Truyền thông là thước đo chiều sâu các hoạt động Phật sự’

HT.Thích Gia Quang: ‘Truyền thông là thước đo chiều sâu các hoạt động Phật sự’

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Tại sao GHPGVN không được ghi tên vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho các chùa?

Tại sao GHPGVN không được ghi tên vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho các chùa?

Bài viết xem nhiều

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,0937495 s