Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Là Phật tử xin giữ lòng tự trọng

Tác giả Chí Ngu
08:00 | 27/12/2021 1 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Là Phật tử nên giữ lòng tự trọng. Chư tổ chỉ tuỳ duyên hành đạo, chứ không tuỳ tiện theo ai. Với lối sống vong bản thì hậu quả sẽ khó lường. Văn hoá là vận mệnh của quốc gia dân tộc. Nếu để bị xâm thực xối mòn và xem thường lịch sử thì đó là có lỗi với tổ tiên. Quý Phật tử nghĩ sao lại đi chúc mừng giáng sinh đến chư tôn đức Tăng Ni.

phat_tu_tai_gia_5_gioi_nguoiphattu.jpg


Kỷ niệm 50 năm Pháp Nạn Lịch Sử PGVN 2507 - 2557 (Bài 1)
Kỷ niệm 50 năm Pháp Nạn lịch sử PGVN 2507-2557 (Bài 3)
Lạc lõng treo cờ kính mừng Phật đản

Có nên nói đạo nào cũng là đạo ?
Giáng Sinh trong chùa?
Phật tử đang ủng hộ hòa hợp tôn giáo hay đang lên án chư Tăng trong ngày Noel


Đừng viện lý do hoà đồng tôn giáo mà vô tình hoà tan lúc nào chẳng biết. Nếu quý vị giữ đúng bổn phận mình vào các ngày đại lễ Phật giáo thì còn trách nhiệm với tổ tiên, bằng chỉ biết ham vui chạy theo mà chẳng biết mình đang làm gì, quên mất nguồn gốc lịch sử của nó, thì đã bị đồng hoá.

Đã từng có những vị viện lý do Làng Mai ăn mừng Noel, để hợp thức việc ăn theo của mình. Nhưng đó là do Hoà Thượng tuỳ theo môi trường văn hoá mà uyển chuyển hướng dẫn mọi người trở về thực tại. Còn vịn vào đó, để phóng ra mất mình tức là đổ oan cho ngài.

Có người chủ trương, chúa Jesus là Bồ tát hiện thân, nhưng thử nghĩ luận điệu ấy, để mọi người tìm về chánh pháp hay khiến cho những Phật tử nông cạn dễ duôi tự đánh mất mình. Chúng ta không phủ nhận cái hay của đạo bạn, cũng không bác bỏ nhân cách thánh thiện của chúa Ki tô, nơi ngài có nhiều đức tính để chúng ta học hỏi.

Nhưng để nói một vị là Bồ tát thì phải vô ngã hoàn toàn, trong khi thần học là giáo lý mặc khải hoàn toàn, tin vào đấng sáng tạo chứ không nhìn bằng thế giới quan duyên sinh như Phật giáo.

Trong bối cảnh hiện tại, với trình độ Phật tử số đông còn non kém và lối giáo dục mất định hướng, dễ bị xâm thực và đồng hoá văn hoá, mà Chư tăng ni hay Phật tử tổ chức mừng giáng sinh hay ăn theo chỉ làm mai một Phật giáo do tâm lý đám đông.

Nên Phật giáo Tây phương có tổ chức sinh hoạt hoà thuận với văn hoá của Tây phương đâu vì vậy mà Phật giáo bản địa ở đông phương bị lai tạp.

Cũng như đạo Thiên chúa đã từng chối bỏ bình hương bát nước ông cha, cấm không được thờ cúng tổ tiên, rồi cuối cùng phải uyển chuyển, nhưng thử hỏi ngược lại có nhà thờ hay con chiên nào tổ chức Phật đản không?

Khi dấu giày của quân xâm lược được điểm tô bằng hoa và rắc hương theo thời gian thì rất dễ bị nhầm lẫn. Phật tử trẻ còn ai lưu tâm đến pháp nạn 1963, với trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức và chư vị thánh tử đạo. Chúng ta không kì thị tôn giáo, nhưng nhất định phải giữ lòng tự trọng của mình.

Trước thực trạng văn hoá phương đông bị xâm thực, trong đó có Phật giáo. Trách nhiệm của chư tăng ni và phụ huynh Phật tử là rất lớn. Đã có thời gian, đạo Phật đã lãng quên tuổi trẻ ngủ quên trong lâu đài triết lý hán tự siêu hình và đồ sộ, làm cho quần chúng Phật tử bình dân không có cơ hội tiếp xúc.

Giới trẻ cần sự định hướng. Ham vui nhưng chẳng có nghĩa là thiếu trí tuệ. Thay vì lên tiếng báo động các bạn trong trào lưu lễ hội theo tâm lý đám động, thật sự chúng ta đã là gì để ngày Phật đản, lễ Vu Lan, Tết cổ truyền trở nên hấp dẫn.

Thay vì đóng khung trong nghi lễ và hành chánh, tại sao chúng ta không tự định hướng để tìm ra một lối đi chung. Thực trạng chúng ta đang dừng ở Phật giáo tín ngưỡng là nguy cơ cho Phật tử bị cải đạo, lễ hội rất cần, nhưng không thể nào mãi đóng khung trong hình thức tôn giáo và để có những Phật tử dấn thân thực sự, vấn đề quan thiết và cấp bách nhất lúc này là phổ cập giáo dục Phật giáo có chiến lược thay vì ngồi trách cứ!

phat_qua_noel_tai_truong_hoc.jpg

Phát quà Noel tại một lớp học của con em người ngoại đạo. 

Còn các bậc phụ huynh, nếu cứ vì thương con, dắt con đi chơi cho vui; giáo dục để tôn giáo xen vào bị thương mại hoá; lịch sử bị xem thường thì đó là thất trách. Hãy chúc nhau một kì nghỉ tết tây “happy holiday” hơn là “Merry christmas” đối với người không phải Ki tô hữu.

Đó là lối ứng xử thể hiện nét đẹp tri thức của mình từ văn phòng, nhà trường đến toàn thể xã hội. Xin hãy dạy con tôi mặc Quốc Phục, học lịch sử dân tộc, biết trọng những giá trị cổ truyền của dân tộc trước khi chụp lên đầu nó chiếc nón Noel.

Xin hãy dạy nó kính trọng cha mẹ, gìn giữ bát hương chén nước thờ cúng ông bà tổ tiên trước khi tôn kính đấng thần linh ngoại bang nào. Cuối cùng phải trở về nương tựa tự thân hơn là kêu gọi một ân sủng tối cao. Vì con người là chủ nhân ông của chính mình. Một đất nước muốn phồn vinh và phát triển bằng tin thần tự lực tự cường nhất định chẳng thể hi vọng vào những tâm hồn biết dựa dẫm.

Tết Tây là tết Tây, chẳng phải tết cổ truyền. Xem thường đạo Phật là xem thường lịch sử dân tộc. Vì trang sử Việt cũng là trang sử Phật. Cái gì gắn bó với vận mệnh của một quốc gia, dân tộc nhất định hậu lai phải có trách nhiệm giữ gìn.

Dù bạn là ai, phải giữ lòng tự trọng của mình. Giỗ cha không lo lại xấc bấc xang bang lo việc nhà hàng xóm. Thử hỏi, họ nhìn bạn ra sao?

Chí Ngu

là phật tử xin giữ lòng tự trọng văn hóa dân tộc pháp nạn 1963 bồ tát thích quảng đức chúa jesus giáng sinh mừng giáng sinh tu sĩ hát thánh ca đạo thiên chúa tổ chức giáng sinh cải đạo

Ý kiến bạn đọc

Trương Thanh

Trương Thanh

Phật giáo và Phật tử là bạn của tất cả các tôn giáo. Nhưng chúng ta không có bổn phận cần phải làm lan toả các lễ hội của tôn giáo bạn. Vì vậy, Phật tử không nên gửi lời chúc đến Tăng Ni, Phật tử huynh đệ đồng tu nhân dịp các lễ hội quan trọng của tất cả tôn giáo bạn. Tuy nhiên, Phật tử có thể gửi lời chúc đến bạn bè không có cùng tín ngưỡng với mình nhân lễ hội đặc biệt quan trọng đối với tôn giáo mà họ đang theo.

Thích      Trả lời   23/12/2019 6:08:02 SA

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Từ bi với những vong linh

Từ bi với những vong linh

Kính tiễn Thượng toạ Viên Hải

Kính tiễn Thượng toạ Viên Hải

Vu lan không có Ba

Vu lan không có Ba

Dứt sát sinh, thay đổi số mệnh

Dứt sát sinh, thay đổi số mệnh

Viết cho nhau lần cuối

Viết cho nhau lần cuối

Sóng lặng biển êm

Sóng lặng biển êm

Lời tưởng niệm Ni trưởng Thích Nữ Như Thủy

Lời tưởng niệm Ni trưởng Thích Nữ Như Thủy

Phóng sinh một vài suy tư

Phóng sinh một vài suy tư

Tạo phước từ những điều đơn giản

Tạo phước từ những điều đơn giản

Ai rồi cũng phải đối diện với cái chết

Ai rồi cũng phải đối diện với cái chết

Nhật ký những ngày Đại hội ở Thủ đô

Nhật ký những ngày Đại hội ở Thủ đô

Ân tình gửi mẹ

Ân tình gửi mẹ

Bài viết xem nhiều

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,0781224 s