Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

Giáo hội Phật giáo Việt Nam - 35 năm đi qua và nhìn lại

Tác giả Minh Mẫn
07:54 | 06/05/2016 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Để chuẩn bị đại hội Phật giáo vào năm 2017, nhân dịp Giáo hội họp kiểm điểm sinh hoạt thường niên sắp tới vào ngày 10/5/2016 nhằm mồng 4 tháng tư, năm Bính Thân, xin được duyệt qua chặng đường 35 năm có mặt của GHPGVN khởi hành từ 1981 đến nay.

Sau ngày thống nhất hai miền vào năm 1975, mãi đến 6 năm sau mới hình thành một Giáo hội thống nhất hai miền từ  Đại hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại  chùa Quán Sứ, Hà Nội vào ngày 7 tháng 11 năm 1981 nhằm thống nhất tất cả sinh hoạt Phật giáo của Tăng ni, phật tử Việt Nam. Năm 1980, Ban vận động thống nhất Phật giáo ra đời, do Hòa thượng Thích Trí Thủ làm trưởng ban.

Nhiệm kỳ I là thời kỳ xây dựng và củng cố cơ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam với 50 thành viên Hội đồng Chứng minh, 49 thành viên Hội đồng Trị sự, thành lập 28 Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, thành hội, 6 ban ngành hoạt động.

Sau thời gian vận động gặp không ít khó khăn, 9 tổ chức đã đồng thuận thành lập Giáo hội với danh xưng GHPGVN gồm có:

  • Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam
  • Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
  • Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam
  • Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam
  •  Ban liên lạc Phật giáo Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giáo hội Thiên thai giáo Quán Tông
  • Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam
  • Hội đoàn kết Sư sãi Yêu nước Tây Nam Bộ
  • Hội Phật học Nam Việt.

Sau khi ra mắt tại Hà Nội, một Giáo hội nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam như  bao tổ chức đoàn thể có mặt trong xã hội, nhưng việc sinh hoạt của Phật giáo lúc bấy giờ, tuy hình thành khung sườn, việc điều hành các hệ phái chưa được nhịp nhàng, mỗi hệ phái có một cung cách sinh hoạt riêng theo truyền thống nên thống nhất lãnh đạo, thống nhất sinh hoạt, thống nhất đường lối  có phần chệnh choạng khó khăn. Bánh xe chưa lăn bánh đều vì  các thành viên không tránh khỏi giao động trong buổi giao thời; chính vì thế, Hiến chương ra đời còn nhiều kẽ hở. Ví dụ, lãnh đạo Giáo hội lúc bấy giờ chỉ thuần túy do chư Tăng điều hành, vắng mặt hẳn Ni giới và không hề thấy tầm quan trọng của Tín đồ. Cái ghế 4 chân của Phật giáo gồm: Tăng - Ni -Thiện Nam - Tín nữ thì chỉ có chư Tăng chính thức điều hành Giáo hội như chiếc ghế 1 chân.

phat_giao_viet_nam_nguoiphattu_com.jpg

Các đại biểu dự Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam chụp hình trước chính điện chùa Quán Sứ - Trụ sở Trung ương Giáo hội - ảnh Minh Tuệ.

Biểu tượng của một tổ chức Tôn giáo như Đạo kỳ, Giáo ca cũng chưa được công nhận. Ban trị sự các tỉnh thành cũng chưa được thành lập đầy đủ, thì phật sự cũng chưa có gì khởi sắc.. Dĩ nhiên với một tổ chức như thế chưa đủ tầm vóc đối ngoại với Phật giáo Thế giới.

Mãi đến đại hội nhiệm kỳ ba, Hiến chương được sửa đổi và nhiều vấn đề được đặt ra. Lúc bấy giờ Giáo hội cũng chưa được mạnh dạn cải cách một số vấn đề cơ bản, thậm chí  chưa được tham gia  là một thành viên của Phật giáo thế giới mà năm 1951 đã được HT T. Tố Liên thay mặt Phật Giáo Việt Nam ký tên một trong những thành viên sáng lập hội Liên Hữu Phật giáo thế giới tại Srilanka. Trong buổi giao thời  chưa ổn định tình hình an ninh xã hội thì mọi tổ chức sinh hoạt liên quan đến nước ngoài đều bị chận đứng. Đến nhiệm kỳ 5 thì giáo ca và đạo kỳ mới có mặt trong Hiến chương, sau đó, một số ban ngành tiếp tục được cải tiến và bổ sung, Gia Đình Phật Tử áo lam mới trở thành Phân ban của Ban hướng dẫn Nam nữ cư sĩ, tuy vậy, một số ngành nghề  của Phật tử tại gia vẫn chưa chính thức có mặt như  thời GHPGVNTN trước 1975 như "quân nhân Phật tử, sinh viên Phật tử, Tiểu thương Phật tử, Giáo chức Phật tử, nghệ sĩ Phật tử, Thanh niên Phật tử"...

Cứ mỗi nhiệm kỳ đều được cân nhắc bổ sung và sửa đổi Hiến chương để  một tổ chức Giáo Hội Phật giáo được hoàn thiện hơn. Đến giữa nhiệm kỳ 5, vì nhu cầu giao lưu Ni giới Quốc tế, phân ban Ni giới được hình thành và tổ chức sinh hoạt tại chùa Phổ Quang - Tân Bình.. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị Ni giới thế giới lần thứ 11 tại Việt Nam (vào tháng 12/2009), hội nghị có trên 2500 đại biểu trong nước, 380 đại biểu quốc tế đến từ 37 quốc gia và cùng lãnh thổ.

Cũng từ sự đổi mới của nhà nước Việt Nam vào năm 1990, Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị khoá VI về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” là dấu mốc mở đầu cho bước ngoặt phát triển về nhận thức. Nghị quyết này có hai luận điểm đáng chú ý là: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và tôn giáo có những giá trị văn hoá, đạo đức phù hợp với chế độ mới.

Sau Nghị quyết 24, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII tháng 6/1991 đã đưa toàn bộ những quan điểm đổi mới của Nghị quyết 24 vào Văn kiện đại hội: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương – giáo và các tôn giáo khác. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành động vi phạm tự do tín ngưỡng; đồng thời nghiêm cấm và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân”.

daic_hoi_phat_giao_nhiem_ky_3.jpg

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ III. - ảnh Minh Tuệ

Từ đó, GHPGVN mạnh dạn giao lưu quốc tế, nội tình Phật giáo cũng dần dần phát triển, từ  đăng cai Vesak vào năm 2008 rồi đến 2014 đã xác định vị thế Phật giáo Việt Nam trên trường quốc tế, rồi từ đó, một bộ phận  ban giao quốc tế được thành lập.

Đến nay các cơ sở đào tạo Tăng ni của Giáo hội mở rộng trên khắp các miền. Hệ thống các trường Trung cấp Phật học được đặt tại các cơ sở của các Tỉnh, Thành hội Phật giáo. Trong cả nước có 30 Trường Trung cấp Phật học và 06 cơ sở đào tạo Cao đẳng Phật học.

Cấp Đại học được đào tạo tại các Học viện Phật giáo:

- Tại miền Bắc: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, đặt tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn.

- Tại miền Trung: Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Huế

- Tại miền Nam: Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, đặt tại Thiền viện Vạn Hạnh

-Tại miền Tây Nam bộ: Học viện Phật giáo Nam Tông Khmer tại thành phố Cần Thơ.

- Và Học viện Phật giáo tại Bình Chánh cũng vừa hoàn thành giai đoạn một để chiêu sinh niên khóa mới.

Về hoằng pháp, 2015 đã có  cuộc Hội thảo toàn quốc tại Bà Rịa Vũng Tàu trong khuôn viên Đại Tòng Lâm. 7 nhiệm kỳ Giáo hội sinh hoạt, Ban Hoằng pháp tổ chức được ba lần Hội thảo. Lần đầu tại Kiên Giang vào năm 2010,  lần thứ 2 tại Bình Dương năm 2011. Ba lần tổ chức công phu và hoành tráng, nhưng hầu hết các cuộc hội thảo của Phật giáo nói chung vẫn mang tính phô trương, cần quan tâm hơn nữa đến kết quả để cải tiến cho sinh hoạt tiếp theo. Riêng lĩnh vực hoằng pháp hiện nay, rất nhiều cá nhân các giảng sư đã đóng góp đáng kể qua các buổi giảng và truyền đạt băng đĩa thì Hoằng pháp có một tác động rõ nét đến đời sống xã hội. Lực lượng giảng sư trẻ hiện nay đã thể hiện kiến thức, tài năng và linh hoạt, nhờ thế, số người hiểu đạo gia tăng đáng kể. Ban Hoằng pháp cũng mở nhiều khóa đào tạo giảng sư, tuy nhiên trình độ vẫn chưa đồng đều.

Về Tăng sự, số lượng tu sĩ hiện nay, Ban Tăng sự nắm một số liệu khá chính xác, giới đàn luân phiên tổ chức; tuy nhiên, Ban Tăng sự vẫn chưa kiểm soát chặt chẻ về sinh hoạt của cộng đồng tu sĩ, vì thế, một vài tu sĩ bị lệch hướng khi xã hội hóa trong đời sống tu sĩ. Nếu Ban Tăng sự và Ban kiểm soát kết hợp với Ban Pháp chế tổ chức từng khóa tập huấn thân giáo, có thể tránh được nhiều việc đáng tiếc đã xẩy ra trong thời gian qua.

Ban Thông Tin Truyền Thông, mặc dù ra đời khá muộn so với các Ban ngành khác, nhưng Ban TTTT đã có những đóng góp khá nổi bật. Đã hai lần tổ chức Hội thảo truyền thông để tập huấn các ủy viên và cộng tác viên. Ban TTTT cũng can thiệp được một số thông tin trên các trang mạng xã hội thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến uy tín Phật giáo. Mặc dù các cơ sở Tỉnh thành đều thành lập trên 80% ngành TTTT, nhưng thật sự người đóng góp cho ngành TTTT còn rất hạn chế.

Ban Pháp chế tuy là ngành khá mới của Phật giáo, nhưng cũng đã có mặt qua ba nhiệm kỳ. Hoạt động thầm lặng nhưng cũng góp phần giải quyết một số tiêu cực của Ban Trị sự Phật giáo các địa phương. Ban Pháp chế cũng đã tư vấn cho Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, lãnh đạo Giáo hội đối với những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành.

Các Ban ngành khác trong ngôi nhà Giáo hội, hoặc chưa đủ nhân sự hoặc, hoặc thiếu kinh phí sinh hoạt nên sinh hoạt còn thu hẹp.

Từ nhiệm kỳ VII, sinh hoạt Giáo hội có phần rõ nét và linh hoạt, nhất là có đợt bổ sung nhân sự sau khi cố HT Chủ tịch HĐTS viên tịch, một số Ban viện chuyên ngành năng động mà những nhiệm kỳ trước gần như dẫm chân tại chỗ. Hành chánh Giáo hội cũng song suốt và tránh khá nhiều sai phạm trước kia. Tuy nhiên, một số BTS PG địa phương cũng có vẻ chưa đạt được nguyên tắc hành chánh như ý. Văn bản hành chánh mà cứ như tâm thư và tường thuật.

Mỗi ngày sinh hoạt Phật giáo một thay đổi, có chiều hướng chuyên nghiệp hơn, nhưng cộng đồng tu sĩ đi vào nề nếp và sự quản lý của Giáo hội tốt hơn thì chắc chắn, Phật giáo Việt Nam sẽ có nhiều điểm sáng so với Phật giáo trên thế giới hiện nay.

06/5/2016

 *Bài viết thể hiện góc nhìn và văn phong của tác giả - một cư sĩ sinh sống tại TPHCM

giáo hội phật giáo việt nam 35 năm đạo phật Phật giáo pgvn ghpgvn chùa quán sứ

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Ý nghĩa Phật đản: Trang nghiêm Giáo hội là củng cố ngôi Tăng bảo, duy trì mạng mạch Phật pháp

Ý nghĩa Phật đản: Trang nghiêm Giáo hội là củng cố ngôi Tăng bảo, duy trì mạng mạch Phật pháp

Diễn văn Phật đản Phật lịch 2566 – DL 2022

Diễn văn Phật đản Phật lịch 2566 – DL 2022

Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 - DL 2022

Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 - DL 2022

Công văn: V/v tham gia ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý, thu chi đối với lễ hội và di tích của Bộ Tài chính (lần 3)

Công văn: V/v tham gia ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý, thu chi đối với lễ hội và di tích của Bộ Tài chính (lần 3)

Giáo chỉ Hội đồng Chứng minh về việc tấn phong giáo phẩm tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX

Giáo chỉ Hội đồng Chứng minh về việc tấn phong giáo phẩm tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX

Thông bạch: Về việc Hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Thông bạch: Về việc Hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2566

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2566

Thông bạch: Tổ chức tang lễ Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm – Phó Pháp chủ GHPGVN

Thông bạch: Tổ chức tang lễ Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm – Phó Pháp chủ GHPGVN

Trung ương GHPGVN đề nghị tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo trang nghiêm, phù hợp

Trung ương GHPGVN đề nghị tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo trang nghiêm, phù hợp

Thông bạch đặc biệt: Về việc tổ chức tang lễ Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ – Pháp chủ GHPGVN

Thông bạch đặc biệt: Về việc tổ chức tang lễ Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ – Pháp chủ GHPGVN

Thông tư: Về việc điều chỉnh tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN theo hình thức trực tuyến

Thông tư: Về việc điều chỉnh tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN theo hình thức trực tuyến

Thông bạch: Tăng Ni, Phật tử cả nước hướng về TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19

Thông bạch: Tăng Ni, Phật tử cả nước hướng về TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19

Bài viết xem nhiều

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Người xuất gia đối trước vương quyền

Người xuất gia đối trước vương quyền

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN