;
Các bạn hiền thân quý!
Theo Tổ Chứ Y Tế Thế Giới (WHO) ở Việt Nam cứ 20 người có một người bị bệnh tiểu đường. Số liệu của WHO vào năm 2015 tiết lộ ở Việt Nam có 58.458 ca tử vong do biến chứng tiểu đường gây ra. Bệnh tiểu đường là bệnh nan y, và một khi bị bệnh tiểu đường, thì người bệnh phải dùng thuốc (chủ yếu thuốc tây: thuốc uống và thuốc chích insulin) hàng ngày để kiểm soát đường huyết ở định mức bình thường. Việc điều trị thuốc tây vừa tốn kém và lâu ngày sẽ bị biến chứng tiểu đường như bị mờ mắt, hoại tử ở chân, béo phì, cao huyết áp, suy thận vv.
May thay hàng ngày chúng ta tiếp với nhiều rau củ quả có tác dụng chữa bệnh tiểu đường tuýt 2 và cả tuýt 1 và nhiều thảo dược công công năng điều trị tiểu đường và những biến chứng của nó.
Trong bản báo cáo khoa học quốc tế có liệt kê 1200 cây cỏ, củ quả trị bệnh tiểu đường.
Các bạn hiền thân! Thật không khó khi tìm hiểu những rau củ quả và cây thuốc nam trị tiều đường, chỉ cần lên google gỏ từ khóa là các bạn sẽ tìm ra một số loại rau củ quả và cây thuốc nam trị bệnh tiểu đường, nhưng những bài viết đơn thuần chỉ đưa ra nội dung và không rõ nguồn gốc, và nhất là không có tham chiếu các bài báo cáo khoa học uy tín để bà con tin dùng
Nhân dây mình dành thời gian cẩn tập 35 rau củ quả và 20 bài cậy thuốc nam trên tinh thần khoa học để làm tư liệu giúp các bạn hiền, người thân tìm hiểu, chia sẻ để nhiều người bị bệnh tiểu đường và biến chứng tiểu đường có duyên tiếp cận, áp dụng điều trị mang lại hạnh phục, an vui cho người bệnh lẫn người thân.
35 rau củ quả như rau muống, rau lang, rau diếp, rau diếp cá vv, củ cà rốt, cà chua vv, đậu Hà Lan, bông cải vv và 20 cây thuốc nam sẽ được cẩn tập trên tình thần sau đây cho mỗi loại:
1) Ít nhất có một bài nghiên cứu khoa học được lưu trữ tại Thư Viện Y Dược Quốc Gia Hoa Kỳ cho mỗi loại được tham chiếu và trích dịch nguyên văn (chẳng hạn rau dền có 2 báo cáo phát hiện công dụng trị bệnh tiểu đường của rau dền)
2) Từ trang web y học chẳng hạn như Sức Khỏe & Đời Sống, Cơ Quan Ngôn Luận của Bộ Y Tế
3) Các bác sỹ chuyên khoa
Quyển kết tập này có bằng chứng phát hiện của nghiên cứu khoa học quốc tế (được lưu trữ tài Thư Viện Y Dược Quốc Gia Hoa Kỳ) nên phần nào giúp người bệnh tìm hiểu và tin dùng.
Vì thấy sự cần thiết và hữu ích cho bà con, mình sẽ không ngại dành thời gian tìm tòi và đọc những bài báo cáo và dịch nguyên văn những đoạn văn cần thiết có liên quan, nhất là đoạn kết luận. Đã viết được 7 bài. Số bài nghiên cứu có thể lên đến hàng trăm bài.
Mình xin đính kèm phần mục lục để các bạn hay người bệnh có thể dùng mặc dầu tập sách chưa ra mắt vì những loại rau củ quả đều là thức ăn trong thực đơn hàng ngày của người Việt nên độc tính dường như không có dể nhiên tránh dùng quá nhiều.
Thân quý chúc quý bạn hiền an lành ngày đêm.
Tiến
ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ BẰNG 35 LOẠI RAU CỦ QUẢ VÀ 20 CÂY THUỐC NAM
PHẦN I
ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG RAU CỦ QUẢ TRONG CÁC THỰC ĐƠN HẰNG NGÀY
CHƯƠNG I NHỮNG LOẠI RAU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
1. Rau muống
2. Rau Dền
3. Rau lang & khoai lang
4. Rau má
5. Rau húng quế (cây hung quế)
6. Rau diếp cá
7. Rau diếp (Xà lách)
8. Rau càng cua
9. Lá xoài
10. Cây càri
11. Lá dứa (lá nếp)
12. Măng tây
13. Cải bông
14. Bắp cải
15. Cải bó xôi
16. Cà tím
CHƯƠNG II NHỮNG LOẠI CỦ QUẢ TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
17. Khổ qua (mướp đắng)
18. Cà chua
19. Dưa chuột (dưa leo)
20. Cà rốt
21. Củ cải trắng
22. Quả khế
23. Bí ngô
24. Hành tây
CHƯƠNG III NHỮNG TRÁI CÂY VÀ ĐẬU, HẠT TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
25. Bơ
26. Lê
27. Táo
28. Chuối hột
29. Ổi và lá ổi
30. Đậu bắp
31. Đậu Hà Lan
32. Đậu nành & sữa đậu nành
33. Hạt quả vải
34. Nha đam (lô hội)
35. Sa-kê
PHẦN II 20 LOẠI CÂY THUỐC NAM TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ
36. Giảo cổ lam
37. Dây thìa canh
38. Lá neem (lá thù đao)
39. Lá dâu
40. Dừa cạn
41. Dâm bụt
42. Quế
43. Cỏ chân vịt
44. Cây cỏ ngọt
45. Cây hoa lâu
46. Rễ cây chuối già
47. Cây nỡ ngày đất
48. Lá bơ
49. Nấm linh chi
50. Mạch môn
51. Hoàng bá
52. Quả nhàu
53. Cây tầm bóp
54. A
55. C
ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ BẰNG 35 LOẠI RAU CỦ QUẢ VÀ 20 CÂY THUỐC NAM
PHẦN I
ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG RAU CỦ QUẢ TRONG CÁC THỰC ĐƠN HẰNG NGÀY
CHƯƠNG I NHỮNG LOẠI RAU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
10. Cây càri
11. Lá dứa (lá nếp)
12. Măng tây
13. Cải bông
14. Bắp cải
15. Cải bó xôi
16. Cà tím
CHƯƠNG II NHỮNG LOẠI CỦ QUẢ TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
17. Khổ qua (mướp đắng)
18. Cà chua
19. Dưa chuột (dưa leo)
20. Cà rốt
21. Củ cải trắng
22. Quả khế
23. Bí ngô
24. Hành tây
CHƯƠNG III NHỮNG TRÁI CÂY VÀ ĐẬU, HẠT TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
25. Bơ
26. Lê
27. Táo
28. Chuối hột
29. Ổi và lá ổi
30. Đậu bắp
31. Đậu Hà Lan
32. Đậu nành & sữa đậu nành
33. Hạt quả vải
34. Nha đam (lô hội)
35. Sa-kê
PHẦN II 20 LOẠI CÂY THUỐC NAM TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ
37. Dây thìa canh
38. Lá neem (lá thù đao)
39. Lá dâu
40. Dừa cạn
41. Dâm bụt
42. Quế
43. Cỏ chân vịt
44. Cây cỏ ngọt
45. Cây hoa lâu
46. Rễ cây chuối già
47. Cây nỡ ngày đất
48. Lá bơ
49. Nấm linh chi
50. Mạch môn
51. Hoàng bá
52. Quả nhàu
53. Cây tầm bóp
54. A
55. C
PHẦN I
ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG RAU CỦA QUẢ TRONG CÁC THỰC ĐƠN HẰNG NGÀY
CHƯƠNG I NHỮNG LOẠI RAU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
1. Rau diếp cá
Tên tiếng Việt: Cây lá giấp, ngư tinh thảo.
Tên khoa học: Houttuynia cordata Thunb
Họ: Lá giấp Saururaceae
Công dụng: Chữa bệnh tiểu đường và biến chứng tiểu đường
A. Mô tả cây.
Cây diếp cá là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất.
Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông.
Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn.
Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8.
B. Phân bố thu hái và chê biến
Mọc hoang ở khắp nơi ẩm thấp trong nước ta. Nhân dân thường hái về ăn với cá. Toàn cây hái về dùng tươi hay phơi khô hoặc sấy khô.
C. Thành phần dinh dưỡng và hoá học
- Trong cây có chừng 0,0049% tinh dầu và một ít chất ancaloid gọi là cocdalin (cordalin). Thành phần chủ yếu của tinh dầu là metylnonylxeton (có mùi rất khó chịu), chất micexen (myren), axit caprini và laurinaldehyd.
- Hoa và quả chứa chất isoquexitrin và không chứa quexitrin. Độ rot rung bình là 11,4%, tro không tan trong HCL là 2,7%.
D. Dược tính, công dụng và liều lượng
- Báo cáo nghiên cứu của Phòng Thí Nghiệm Nghiên Cứu Dược Liệu, Khoa Dược, Viên Kỹ Thuật Ấn Độ, Đại Học Banaras Hindu được đăng trên Tạp Chí Dược Liệu Nâng Cao, và cũng được lưu trữ tại Thư Viện Y Dược Quốc Gia Hoa Kỳ, phát hiện dùng chất chiết xuất từ lá rau má với liều lượng 200 và 400 mg/kg mỗi ngày trong vòng 3 tuần làm cho mức đường huyết lúc bụng đói giảm đáng kể, đồng thời làm gia tăng lượng insulin trong những con chuột mắc bệnh tiểu đường.
Phát hiện của nghiên cứu cũng chứng minh rằng tính hiệu quả của lá rau diếp cá trong việc chữa bệnh tiểu đường liên quan đến việc điều chỉnh gen enzyme GLUT-4 cân bằng nội môi1 và liên quan đến hoạt động chống ô xy hóa, có tác dụng điều trị biến chứng do tiểu đường gây ra (Manish, et al., 2014).
- Nghiên cứu của Đại Học Mahasarakham, Thái Lan được đăng trên Tạp Chí Dược Liệu Học vào năm 2017 về tác dụng lá rau diếp cá trên chuột mắc tiểu đường, kết luận: “Chiết xuất lá rau diếp cá có những thành phần hữu ích, là một nhân tố mới trong việc điều trị bệnh tiểu đường. đồng thời cải thiện chức năng của thận và gan” (Patcharee, et al., 2017)
- Trị bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu vào năm 2014 trên cơ thể chuột cho thấy việc uống liên tục chiết xuất ethanol của rau diếp cá trong 3 tuần có thể làm giảm hàm lượng FPG (hàm lượng glucozo trong máu lúc đói) đáng kể. Ngoài ra, rau diếp cá còn chứa thành phần chống tiểu đường và khả năng giúp ổn định lượng đường huyết trong cơ thể.
Do đó, loại rau này còn được xem là một liều thuốc tiềm năng đối với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường (Bác Sỹ Lê Thị Mỹ Duyên, Hello Bác sỹ, 2017).
- Giúp kiểm soát cân nặng. Nhiều nghiên cứu cho biết rau diếp cá chứa thành phần chống béo phì. Do đó, ăn nhiều rau diếp cá sẽ giúp giảm đi lượng mỡ dư thừa trong cơ thể (Bác Sỹ Lê Thị Mỹ Duyên, Hello Bác sỹ, 2017).
- Có thể dùng rau diếp cá trong các bữa ăn cùng với những loại rau củ, hạt trị bệnh tiểu đường và những biến chứng xen kẻ, kết hợp trong các thực đơn
D. Nguồn Tham Khảo
- Manish Kumar, Satyendra K. Prasad, Sairam Krishnamurthy, and Siva Hemalatha
(2014). Antihyperglycemic Activity of Houttuynia cordata Thunb. In Streptozotocin-Induced Diabetic Rats. Adv Pharmacol Sci. 2014; 2014:809438.
Doi:10.1155/2014/809438 (Lưu trử tại Thư Viện Y Dược Quốc Gia Hoa Kỳ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3953599/)
- Patcharee P, Wilawan P & Chusri T (2017). Anti-hyperglycemic and Antihyperlipidemic Effects of Extract from Houttuynia cordata Thumb. In Streptozotocin-Induced Diabetic Rats. Pharmacognosy Journal, 2017 9 (3): 382-387. DOI:10.5530/pj.2017.3.65
- Hello Bác sỹ (2017) Lợi ích của rau diếp cá cho sức khỏe
https://hellobacsi.com/song-khoe/dinh-duong/rau-diep-ca-va-nhung-loi-ich-suc-khoe-bat-ngo/