Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Hà Nội: Đến chùa cổ, ăn thịt chó?

Tác giả Hồng Lam
06:23 | 18/10/2013 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Cũng vì tấc đất tấc vàng, chật chội quá mà người dân phố cổ Hà Nội sấn cả vào cổng chùa để bán… thịt chó mắm tôm. Sự nhếch nhác và phản cảm đã tới mức báo động khi một loạt cổng chùa thâm nghiêm, dù đã là di tích lịch sử quốc gia cũng đã bị đè ngửa ra mà lấn chiếm trong cuộc sinh nhai.

Phật ở trong chùa chắc cũng thương dân nghèo khổ nhưng làm thế thì còn gì là mỹ quan giữa nơi thủ đô ngàn năm văn hiến nữa!

Non nửa buổi sáng tôi ngồi ở đối diện cổng chùa Vĩnh Trù - một ngôi chùa cổ nằm trầm mặc trên phố Hàng Lược thì mới thấy đủ chùa ấy đáng thương thế nào. Nói là trầm mặc là trước kia thôi, chứ như giờ, trước cửa chùa ấy đã bị người ta kê bàn ghế ra, đặt mấy chồng bát đĩa, tương ớt lên và biến thành quán bún sáng dã chiến. Khách đến vội vã, cũng chẳng kịp ngẩng đầu mà biết nơi đình đến miếu mạo là gì, cả quần ngủ, quần ngố, quần đùi cụt lủn cứ ngồi tuốt vào chỗ ấy. Thế là cứ xì sụp mà ăn, mà húp. Giấy ăn cùng rác rưởi cứ thế phi ra, nước nôi thì chan vãi lướt thướt. Cửa chùa sực mùi… dấm ớt. Nơi thâm nghiêm biến thành cái chợ!

Buổi trưa thì đến lượt quán thịt chó. Cũng tranh thủ khoảnh vỉa hè ngay trước cửa chùa, người ta kê bàn thành hàng. Thịt chó phải có mắm tôm và rượu đế, cái thứ mà nhà Phật kiêng kỵ ấy mà lại đem đến trước cửa chùa mà chồm hỗm ăn thì thật phải tội. Thế mà người ta vẫn cứ ăn, đã bao năm rồi vẫn thế.

Buổi tối lại lượt ca khác, cổng chùa Vĩnh Trù bị biến thành quán lẩu gà đến tận đêm khuya.

Trước cửa chùa có tấm biển bằng đồng, chữ in rõ to tướng: “Di tích lịch sử quốc gia, cấm xâm chiếm”. Bao năm nay, tấm biển ấy như trêu ngươi Phật tử đến viếng chùa. Ông Vằng, một ông lão ở cách cổng chùa mấy nhà thở dài não nuột: “Chẳng nhẽ lại bảo nhà chùa nhổ quách tấm biển ấy đi. Biển chình ình ra đấy mà người ta vẫn thản nhiên ăn uống thì phỏng ích gì. Trông ngứa mắt lắm!”.

Ông Vằng ngứa mắt và bao nhiêu người yêu mến cảnh chùa cũng đều ngứa mắt. Cả phường cả quận chắc cũng ngứa mắt. Ai mà chẳng nhìn rõ cảnh nhếch nhác, thiếu mĩ quan ấy. Nhưng sao bao năm rồi vẫn thế?

 

Quán thịt chó gia truyền ngay cạnh cổng chùa Vĩnh Trù

Thầy Thích Nguyên Tâm, trụ trì chùa Vĩnh Trù đã hơn 20 năm, từ thưở phố cổ Hà Nội yên ắng với những người thong dong đi xe đạp. Thầy Tâm buồn buồn: “Dân nghèo sinh nhai kiếm miếng ăn vốn chẳng phải là chuyện xấu xa. Cửa chùa thì cũng rộng lòng từ bi. Nhưng Phật tử đến hương khói trông thấy quán hàng nhếch nhác chỗ cổng vào thì tôi đây buồn lắm. Các bác trên phường cũng xuống nhắc nhở suốt, mất bận thu cả bàn ghế lên ủy ban, nhưng rồi đâu lại vào đấy. Đuổi đằng trước lại bày bán đằng sau, nào ai nói được”.

Cũng cảnh ngộ ấy, cửa chùa Huyền Thiên ở 54 Hàng Khoai bị biến thành bãi gửi xe lưu động. Khu vực này cách chợ Đồng Xuân vài bước chân, ngày nào xe máy gửi cũng nườm nượp. Trước cửa tam quan, người ta bày bát đĩa tàu ra ê hề bày bán. Chùa thì vốn đã cũ nát, nay lại bị biến thành bãi xe, nói thì phải tội chứ mới nhác nhìn qua cứ tưởng miếu hoang, phế tích. Mà đã lâu rồi, nhà chùa cũng không đi cửa ấy nữa. Sự ra vào giờ dồn sang cửa ngách nằm sâu trong ngõ. Mà con ngõ ấy nào có sạch sẽ gì cho cam. Dọc ngõ là san sát hàng bún chả, quạt khói um tùm suốt ngày đêm. Chùa Huyền Thiên bị bủa vây dù nơi này vẫn được mệnh danh là điểm văn hóa có cảnh quan độc đáo trong quần thể các di tích nổi tiếng của khu phố cổ và thủ đô Hà Nội.

 

Cửa chùa Huyền Thiên bị biến thành bãi xe

Ẩn khuất đâu đó trong lòng phố cổ Hà Nội, hàng chục ngôi chùa cổ đang có nguy cơ bị nuốt mất bởi hàng quán kinh doanh lấn chiếm. Đình Thanh Hà ở số 10 Ngõ Gạch, đền Vọng Tiên ở 120 Hà Bông, chùa Thái Cam ở 44 Hàng Vải… cũng đều nằm trong tình trạng ấy. Dù TP Hà Nội đã gắng sức di dời những hộ dân sống tạm trong chùa đi nơi khác sinh sống nhưng tình trạng lấn chiếm cửa chùa để kinh doanh tạo nên cảnh nhếch nhác, nhiều lúc đến phản cảm thì vẫn còn đó.

Thầy Thích Nguyên Tâm thì vẫn bảo rằng: “Gắng mà đuổi dân đi thì cũng không đặng, họ cũng vì miếng cơm, có người phải nuôi cả gia đình trong chỗ hàng quán ấy. Để thế thì cũng không đặng vì nhiều mắt nhìn vào không nổi. Bao năm rồi, thầy cũng chẳng biết làm sao”.

Mấy chủ quán ở đó thấy tôi chụp ảnh thì cứ nem nép, biết là sai rồi cũng chẳng cãi được nữa. Bất giác ngửa mặt nhìn lên cổng chùa, cứ thấy tồi tội, nhưng cũng chỉ biết thở dài…

Vũ Minh Tiến

 Theo PetroTimes

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Nên chăng thần tài trong Phật giáo ?

Nên chăng thần tài trong Phật giáo ?

Hòa giải hay Hóa giải

Hòa giải hay Hóa giải

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Giáng Sinh trong chùa?

Giáng Sinh trong chùa?

Suy ngẫm nhân ngày lễ Noel năm 2017

Suy ngẫm nhân ngày lễ Noel năm 2017

Trĩu nặng bên lòng với Phật giáo Hà Tĩnh

Trĩu nặng bên lòng với Phật giáo Hà Tĩnh

HT.Thích Gia Quang: ‘Truyền thông là thước đo chiều sâu các hoạt động Phật sự’

HT.Thích Gia Quang: ‘Truyền thông là thước đo chiều sâu các hoạt động Phật sự’

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Tại sao GHPGVN không được ghi tên vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho các chùa?

Tại sao GHPGVN không được ghi tên vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho các chùa?

Mạn đàm về cái gọi là 'Mền Quang Minh'

Mạn đàm về cái gọi là 'Mền Quang Minh'

Nghĩ về Halloween hay lễ hội trá hình

Nghĩ về Halloween hay lễ hội trá hình

Vai trò của Tăng Ni GHPGVN với việc bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc hiện nay

Vai trò của Tăng Ni GHPGVN với việc bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc hiện nay

Bài viết xem nhiều

Đại lão Hòa thượng Tinh Vân viên tịch

Đại lão Hòa thượng Tinh Vân viên tịch

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Bàn về cúng sao giải hạn

Bàn về cúng sao giải hạn

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,0520513 s