;
Sau khi một số Phật tử về đảnh lễ thầy Thích Thiện Tuệ (sư Kiệm), thầy có lời nhắn nhủ chỉ dạy nên tập trung tái lập chùa Bống, và Ngài cũng đã tặng một số vật dụng cần thiết để các Phật tử mang về chùa sử dụng.
Mặc dầu là nữ giới, lại là người ngoài địa phương, nhưng các Phật tử vẫn cố gắng tiếp cận cán bộ cơ sở thôn để vận động làm đơn xin tái thiết, và đã được chính quyền địa phương chấp nhận ngay.
Chùa được tái lập hơn 4 tháng theo Quyết định số:11/QĐUBND - xã Tân Lộc ngày: 12/5/2014. Căn cứ tờ trình của lãnh đạo thôn Tân Thanh, ngày: 05/5/2014.
Sở dĩ được vậy là do có những lý do sau: Lý do thứ nhất, Chùa sầm uất, lại hẻo lánh xa dân cư, nên rất dễ cho sự hoạt động và thu giấu tài liệu bí mật của thời kỳ tiền khởi nghĩa, như vậy đây là địa chỉ đỏ cách mạng đáng ghi nhận; Lý do thứ hai , xã Tân Lộc chưa có Chùa nào nên dễ chấp nhận ngay; Lý do thứ ba, là đất Chùa ở trên chân núi rộng rãi, nền và tường bao vẫn còn, không vướng và chẳng có ai tranh chấp, mặc dầu đã cho dân thầu trồng rừng, nên cũng không khó khăn gì... " Đất của Vua, Chùa của Dân" đó cũng chính là một thuận duyên ban đầu mà cũng là sự động viên khích lệ cho các Phật tử tiếp tục phát huy tinh thần hộ trì Tam bảo.
Dẫu rằng, cho đến nay vẫn chưa ai biết được vì sao chùa Bồng Lai lại có tên là Chùa Bống mà nhân dân quen gọi.
Sau khi được chính quyền chấp nhận cho tái thiết, Phật tử Nguyễn Thị Vân- PD: Diệu Hạnh ở xã Thạch Kim, đã vận động các Phât tử thập phương công đức pho tượng Bồ Tát lộ thiên bằng đá trắng, cao 1m40, tổng kinh phí là hơn mười triệu đồng., mới đây, Đại đức Thích Tâm Quang cũng vừa mới thỉnh thêm ba pho tượng Tam thế được tôn trí trong chính điện.
Hôm nay hội đủ duyên lành, sau một thời gian dài mong ước chùa được phục dựng các Phật tử đã thỉnh mời Đại đức Thích Tâm Quang – Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh về làm lễ khai quang an vị, tạo niềm tin ban đầu để nhân dân Phật tử tiếp tục phát tâm hộ trì phục dựng lại ngôi chùa cổ quý giá.
Buổi lễ an vị có sự tham dự của gần hai trăm Phật tử, bà con nhân dân trong vùng. Được biết, Phật tử nhân dân nơi đây hơn 80% đều là nông dân chân lấm tay bùn, quanh năm vất vả mưu sinh.
Việc chùa Bồng Lai Linh Tự được phục dựng sẽ là địa chỉ sinh hoạt văn hóa tâm linh hướng thiện, về lâu dài là sẽ địa chỉ tìm hiểu học Phật là nơi chia sẻ, giáo dục tinh thần từ bi, tạo môi trường giáo đục đạo đức cho cộng đồng gắn liền với việc phát huy và phục dựng các di tích lịch sử văn hóa truyền thống dân tộc.
Mong rằng quý cấp chính quyền địa phương cũng như BTS GHPG huyện Lộc Hà nên có một kế hoạch cụ thể sâu sát hơn, để xây dựng và phát triển về cơ sở vật chất và con người, đáp ứng nhu cầu của Phật tử và lòng mong mỏi của bà con nhân dân nơi đây.
Một số hình ảnh ghi nhận trong ngày lễ an vị Tôn tượng Bồ Tát .