;
Là ngôi cổ tự được xây dựng từ thế kỷ XVI sau đó di chuyển 3 lần trên 3 vị trí khác nhau trong thôn. Đến đầu thế kỷ XX chùa được xây dựng trên khoảng đất này rất rộng lớn và sầm uất trước đây chùa có 3 gian nhà gỗ lim, lợp ngói, với gần 20 pho tượng bằng đồng và gỗ.
Năm Canh Tý (1960) do chính sách phá bỏ chùa chiền thì chùa bị dỡ phá để làm sân kho Hợp tác xã Nông nghiệp, lúc bấy giờ toàn bộ tượng được hợp tự lên Chùa Hương Tích, xã Thiên Lộc.
Chùa Thượng Huề trước đây là ngôi chùa khang trang bề thế, gắn liền với sinh hoạt tâm linh của người dân trong làng xã. Năm Canh Ngọ - 1930 chùa cụ Tôn Đức Bái một người dân trong làng có bài thơ dài hơn 120 câu rất ý nghĩa.
Bài thơ được thân sinh của tác giả là cụ Tôn Đức Tuy, 83 tuổi đọc lại như sau:
“Đất Thượng Hòa phong cảnh vui thay
Tựa Lam Hồng; Mỹ Tú
Chốn đông tây thuận hòa ...
Nơi Chùa; Đền; Miếu; Mạo
Dân Phụng Tự; Thờ Linh
Làng bàn định rước sư
Về chiêu nghinh- tẩy uế
Về điểm nhạn khai quang
Mời cố Tổng trong làng
Ra dâng hương hộ chủ
Ba vị sư đã đủ
Chu tất cả hoàn thành..”
Trước nhu cầu tu tập của Phật tử và mong muốn có nơi hương khói của bà con nhân dân địa phương cũng như trân trọng di sản quý giá của các bậc tiền nhân đã dày công kiến lập. Lãnh đạo thôn xóm, Phật tử và nhân dân đã đồng tâm hiệp lực, quyết tâm tái tạo lại ngôi chùa vào năm Nhâm Thìn (2012), trên diện tích 1.500m2. Phần đất còn lại hiện đang làm hội quán thôn, mong muốn của Phật tử và bà con nhân dân là lãnh đạo chính quyền cần quan tâm và sớm có chủ trương di dời Hội quán để trả lại đất cho chùa đáp ứng nhu cầu mở rộng khuôn viên.
Đại lễ Phật đản đầu tiên sau 60 năm vắng chùa bị phá bỏ hoang tàn.
Thời gian gần đây, Phật tử và bà con địa phương đã thỉnh sư cô Thích Nữ Huệ Ý về chùa để hướng dẫn đạo tràng tu học chăm sóc chùa cảnh. Sau một thời gian sư cô đã hướng dẫn mở mang đạo tràng, kiến thiết sửa sang, bà con Phật tử về chùa tu tập, dâng hương và tích cực làm công quả ngày càng đông không tạo nên không khí đầm ấm bình yên nơi ngôi cổ tự này.