;
Duyên khởi từ tích Bồ tát đại hiếu Mục Kiền Liên cứu mẹ ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan ngày nay được xem như lễ hội văn hóa của đạo hiếu là một di sản qúy báu, một chất liệu sống tốt đẹp được mọi người yêu chuộng và giữ gìn, là truyền thống xuyên suốt chiều dài lịch sử vốn có trong nền văn hóa Việt Nam.
Chư tôn đức chứng minh lễ Vu lan báo hiếu.
“Tiếp nối và Tri ân” được hiểu là tiếp nối những điều tốt đẹp trong cuộc sống, tiếp nối giáo lý chánh pháp được truyền trao, tinh thần phụng sự hộ trì Tam bảo, hoằng pháp lợi sinh truyền đăng tục diệm của lịch đại chư vị Tổ sư tiền nhân công đức bổn tự, Phật giáo Hà Tĩnh và đạo pháp ngàn năm nay.
Tri ân Chư thánh tử đạo, chư vị xả bỏ pháp thân huệ mạng vì sự trường tồn của Phật giáo Hà Tĩnh, tri ân cha mẹ hiền tiền, cửu huyền thất tổ, tri ân tín thí đàn na và thập phương muôn loại, tri ân quốc gia xã hội cho cuộc sống hôm nay, cho ngôi cổ tự được hiện hữu để hôm nay được trang nghiêm phục dựng.
Tham dự chứng minh buổi lễ có Chư tôn đức BTS Phật giáo Hà Tĩnh: Đại đức Thích Hạnh Nhẫn, Phó ban kiêm Trưởng ban Hoằng pháp; Đại đức Thích Quảng Nguyên, Phó ban kiêm Trưởng ban Tài chính; Đại đức Thích Thiện Nhơn; Trưởng ban Phật giáo huyện Thạch Hà; Đại đức Thích Chúc Huy; Đại đức Thích Minh Trạm; Đại đức Thích Tâm Nguyện; Sư cô Thích nữ Thiền Luận, trụ trì thiền viện Trúc Lâm Bảo Sơn, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tỉnh Bà rịa Vũng Tàu.
Lãnh đạo chính quyền các qấp tham dự buổi lễ.
Đại diện lãnh đạo chính quyền tỉnh có ông Trần Đăng Lộc, Trưởng phòng Tôn giáo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ông Đào Văn Hải, quyền Trưởng ban Tôn giáo tỉnh; Bà Bùi Thị Loan, Trưởng phòng Phật giáo BTG tỉnh; Ông Nguyễn Trung Thành, Phòng PA88 công an tỉnh. Đại diện lãnh đạo huyện Thạch Hà có ông Nguyễn Quốc Hương, Phó chủ tịch UBND; ông Nguyễn Hùng Vỹ, Phòng Văn hóa TT; Bà Lê Thị Phương Thủy, Phòng Nội vụ, Ông Nguyễn văn Hoành, Đội trưởng đội An ninh công an huyện Thạch Hà; Đại diện lãnh đạo xã Thạch Hương có ông Nguyễn Đình Kiều, Chủ tịch UBND xã cùng phái đoàn.
Sư cô Thích Nữ Thiền Luận dẫn chương trình buổi lễ.
Theo văn bia, câu đối được giáo sư Phan Huy Lê và nhà nghiên cứu Thái Kim Đỉnh dịch lại, Vĩnh Phúc là ngôi chùa cổ, được xây dựng từ năm 654 khoảng thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên, trên khuôn viên hơn 7.000 m2. Chùa có đầy đủ các công trình như nhà Tăng, chùa Thượng, chùa Hạ, tượng hộ pháp, cổng tam quan, giếng nước... và đầy đủ các hạng mục khang trang của một ngôi chùa lúc bấy giờ. Ngoài ra chùa còn có một mẫu ruộng lúa, vườn cây ăn trái hoa lợi hằng năm.
Do thời gian, chiến tranh và nhiều lý do khách quan chùa bị hư hỏng, nhiều hạng mục, xuống cấp nghiêm trọng và không còn nguyên vẹn đầy đủ của một ngôi cổ tự linh thiêng…
Đại diện lãnh đạo chính quyền các cấp tặng hoa chúc mừng.
Từ năm 2013 đến nay, nhóm Phật tử thiện nguyện phát tâm chỉnh trang tu sửa các chi tiết với mong muốn ngôi chùa ngày càng tốt hơn.Tuy nhiên do nhiều chướng ngại khác nhau ngôi chùa vẫn rời rạc, cơ sở vật chất phục vụ chùa chẳng còn, tất cả đều trống không, thiếu thốn, đìu hiu buồn bả.
Được sự cho phép của BTS Phật giáo huyện và chính quyền địa phương, ngày 9.4.Mậu Tuất (23/5/2018) đạo tràng Phật tử đã quy tu họp và bầu Ban Hộ tự nhằm khôi phục lại ngôi chùa, chấn chỉnh đạo tràng tập trung khởi động phục dựng lại ngôi chùa.
Tại buổi lễ, các tiết mục dâng hoa cúng dường, cảm niệm vu lan, hoa hồng cài áo như nhắn nhủ mỗi người con cháu hãy quay lại nhìn mình để bày tỏ tấm lòng tri ân của những người con hiếu thảo, tại đây, Phật tử Liên Huyền đã đọc ý nghĩa cài hoa hồng với giọng đọc trầm ấm, đầy xúc cảm.
Dưới sự dẫn dắt nhẹ nhàng lắng đọng và đậm chất thiền vị của Ni sư Thiền Luận mọi người cùng lắng lòng hướng về cha mẹ mình, nhiều người niệm ân cha mẹ đã không thể ngăn được dòng nước mắt mắt mình rơi.
Phật tử Liên Huyền đọc lời cảm niệm vu lan.
Lễ Vu lan là dịp nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Nhiều người cùng nhau đến chùa để thắp nhang, khấn nguyện, cầu siêu cho người đã khuất, cầu phúc cho gia đình, người thân được nhiều, an lạc hạnh phúc.
Buổi lễ đã mang lại nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau tất cả là những cảm xúc tình người và tinh thần hiếu đạo sẵn có trong mỗi tâm thức.
..lắng đọng.. mùa vu lan.
Tại buổi lễ, bổn tự đón nhận nhiều lẵng hoa và quà chúc mừng của các cấp chính quyền tham dự, nhằm động viên khích lệ đồng cảm với tinh thần tổ chức lễ vu lan hiếu đạo truyền thống.
Ông Nguyễn Đình Kiều, chủ tịch UBND phát biểu chúc mừng và ghi nhận công tác tổ chức, nêu lên ý nghĩa cao đẹp của ngôi chùa cũng như tính nhân văn của lễ vu lan báo hiếu.
Ông Nguyễn Đình Kiều, Chủ tịch UBND xã phát biểu chúc mừng.
Đại đức Thích Hạnh Nhẫn ban đạo từ nói về ý nghĩa, lợi ích của ngôi chùa với cộng đồng người dân.
Trước đó, vào ngày 1/7/Mậu Tuất (11/8/2018), chùa Vĩnh Phúc đã tổ chức lễ tưởng niệm Cố Hòa thượng Thích Nhật Sách - Pháp hiệu Thích Tinh Cần và tổ chức đêm hoa đăng thắp nến tri ân. Pháp sự này tạo điều mới lạ bổ ích cho những em nông thôn tham gia để trải nghiệm những lần tiếp theo.
Dịp này, với tinh thần hướng về giới trẻ, chùa Vĩnh Phúc được sự trợ duyên của Phật tử Bảo Trâm (TPHCM) đã trao tặng 50 suất quà cho các em có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất trị giá 100.000 đồng nhằm khích lệ động viên các em chuẩn bị bước vào năm học mới.
Tặng quà sau lễ thắp nến tri ân.
Chùa Vĩnh Phúc sẽ lấy lễ Tưởng niệm cố Hòa thượng tôn sư thượng Nhật hạ Sách (3-7 âm lịch) hằng năm và lễ Vu lan báo hiếu làm lễ truyền thống hằng năm trong chương trình tu học và hoạt động Phật sự.
Đại diện đạo tràng Phật tửchùa Vĩnh Phúc dâng lời cảm tạ.
Sư cô Thích nữ Thiền Luận, Phật tử Bảo Trâm, Bích Nhung từ TPHCM phát tâm trợ duyên cho đại lễ chụp hình lưu niệm bên chánh điện cổ kính chùa Vĩnh Phúc
{youtube https://www.youtube.com/watch?v=pkIzSrOQ99Q|500|500}.
Ảnh Lâm Hải - Diệu Tĩnh - Phạm Dũng