;
HIỂU ĐỜI – HIỂU ĐẠO
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
I. HIỂU ĐỜI
1. Thế nào là đời ?
- Đời để chỉ một quá trình sống còn của một kiếp người, hay gọi là một đời người, là từ khi được sanh ra cho đến khi chết (nhắm mắt lìa đời)
“Nhân sinh bách tuế dĩ vi kì”.Đời người, ai sống cao lắm cũng chỉ đến 100 năm. Nếu sống hơn 100 năm là người có phước thọ mạng vô cùng.
(Chủ tịch nước thưởng cho ai sống thọ 100 tuổi- được 5m vải Gấm thượng hạng)- để chúc mừng người đại thọ.
- Suy tư về một đời người, từ khi sanh ra cho đến khi mất đi, dù thọ mạng ngắn (mấy chục năm) hay dài (100 –trên 100năm) : Con người trải qua biết bao nhiêu chuyện vui buồn, sướng khổ, vinh nhục, sang hèn, lên voi xuống chó, khi ở đỉnh cao lúc tận vực thẳm…v..v đã diễn biến trong cuộc đời của mình. Nhưng có mấy ai hiểu rõ cuộc đời mình qua từng giai đoạn ?
- Từ bé thơ – đến tuổi thanh niên – trung niên- tuổi về già – tuổi gần kề sự chết (cuối đời)
2. Hiểu đời là như thế nào ?
* Giai đoạn bé thơ :
- Từ khi lọt lòng mẹ : da thịt của thân nỏn nà mềm mại, một đứa trẻ sơ sinh ra đời được 2- 3 kg . Nhờ sữa mẹ – cơm cháo – thực phẩm – thuốc men nuôi dưỡng thân lớn lên trưởng thành
* Giai đoạn lớn lên:
- Tuổi vị thành niên, phát triển nõn nà, đẹp đẽ – thanh niên cứng cáp – về già da nhăn tóc bạc – khi sắp chết là sắp tan rả thân tứ đại này.
Thân ngũ uẩn của ta luôn bị chi phối bởi luật Vô thường của cuộc đời, Thân người thay đổi theo từng giây phút, từng sát na. SINH – LÃO – BỆNH – TỬ là lẽ thường của cuộc đời. Là quy luật cuộc đời.
Tuổi trẻ mạnh mẽ sung mãn – già yếu từ từ- khi bệnh nằm xuống , thân ta dần tan rả hoại diệt – đến khi không còn sống là sự chết.
- Sống được 100 năm, nhìn lại cuộc đời : Chẳng qua thân này chỉ tồn tại trong một giai đoạn. Phật nói “Thân này tồn tại trong mộng huyển”
* Thân Vô thường
- Gọi là thân thể ta, nhưng ta không bao giờ làm chủ được nó, bằng chứng là muốn nó khỏe, nó lại yếu, lại bệnh, lại đau, muốn nó sống mãi nó lại chết….. Chính mình phải hiểu rõ thân mình là như vậy : Muốn trẻ vẫn già – muốn khỏe vẫn yếu – muốn mạnh vẫn bệnh. Nên nói pháp hữu vi là pháp có hình tướng – Có hình tướng nên có hoại diệt. Đó gọi là Thân Vô thường . luật vô thường chi phối thân ta nên ta xác định được thân người chỉ tồn tại một thời gian - không tồn tại vĩnh viễn.
* Tâm Vô thường
- Ta từ nhỏ chỉ biết bú mẹ, ăn uống ngủ nghĩ do cha mẹ sắp đặt, lo lắng, Ta luôn vô tư hồn nhiên không biết ưu tư khổ não là gì, lớn lên biết suy tư, nhớ nghĩ, biết vui- buồn , khổ –lạc…. Tâm suy nghĩ cũng lớn dần với thân, thân trưởng thành – tâm cũng lớn lên theo. Nhưng Tâm cũng không theo ý ta, muốn vui mãi cũng không được, muốn hạnh phúc lại đau khổ, muốn an lạc lại phiền não….Từng giây, từng phút thay đổi biến dịch không ngừng nghỉ. Gọi là Tâm Vô thường .
Thân và tâm duyên lại để tồn tại một đời người. Nhưng Thân vô thường- Tâm cũng là vô thường. Nên nói Thân tâm ta đều là huyễn mộng mà thôi.
Vậy hiểu được thân tâm ta bản chất là Mộng là huyễn, hôm nay còn mai mất rồi, Hôm nay là ta, mai không còn là ta nữa . Pháp hữu vi đều bị định luật Vô thường chi phối.
Tóm lại, Nhìn kỹ cuộc đời ta, Nhỏ nương vào cha mẹ nuôi nấng – Lớn lên ăn học có sự nghiệp, nghề nghiệp và có gia đình cuộc sống riêng, tùy theo phước báo của từng người – Khi già thì nhờ con cái nuôi dưỡng – lúc bệnh tật nhờ con cháu và xã hội. Trong một đời người xảy ra biết bao điều . Phật dạy ta
-> Nếu mình có cuộc sống đạo đức, và hiểu đời thì mình sẽ bớt đau khổ.
* Hiểu đời khi tuổi già
- Âu Dương Cơ , một quan chức lớn ở Trung Quốc khi về già, ông nhìn lại cuộc đời mình từ đầu đến cuối, ông đúc kết lại một bài học – Hiểu đời trên phương diện quan hệ con cái và cha mẹ.
“Quảng đời còn lại càng ngắn ngủi
Phải làm cho nó phong phú
Người già thay đổi, cần ăn thì ăn, mặc thì mặc, chơi thì chơi
Luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống”
- Quan hệ giữa ta và con cái luôn có một chánh kiến sau
“Tiền bạc sẽ là của con
Địa vị là tạm thời
Vẻ vang là quá khứ
Sức khỏe là của chính mình”
Sức khỏe là quan trọng lúc về già, vì không ai thay sức khỏe cho mình, không ai thay thế được cho ai về sức khỏe cả. Nên phải có cuộc sống quân bình, để bảo đảm sức khỏe tốt.
“Cha mẹ thương con là vô hạn
Con thương cha mẹ có hạn”
Nên nói “Mẹ già trăm tuổi còn thương con tám mươi”
“Con ốm cha mẹ buồn lo
Cha mẹ ốm con nhìn một cái, hỏi vài câu là thấy đã đủ rồi
Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái
Cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào
Nhà cha mẹ là nhà của con
Nhà của con không phải nhà của cha mẹ
Khác nhau là thế”
Người hiểu đời, coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, bổn phận, Là niềm vui không mong báo đáp. Nếu ta chờ vào sự báo đáp của con cái là tự làm khổ mình. Bởi vì chờ Nó báo đáp rủi thời nó không hiểu thì ta chỉ khổ thêm.
“Ốm đau trông cậy vào ai ?
Trông cậy vào con ư ?
Nếu ốm đau dai dẳng có đứa nào ở bên giường đâu ?”
Vì nó còn công việc của nó, Nó cũng nhiều ràng buộc, Nên ta đừng lấy làm buồn vậy.
“Trông vào người bạn đời của mình
Người ta cũng yếu
Có khi lo cho bản thân còn chưa xong
Có muốn đỡ đần cũng không làm nổi”
Khi hiểu vậy cũng đừng nên trách móc. Âu Dương Cơ, Ông đã viết tình đời nó là vậy. Rủi thời ta có gặp những điều bất như ý trong cuộc đời, ta xem là lẽ thường phải vậy thôi, nên không buồn tủi, đau khổ và cuộc sống sẽ thanh thản tự tại.
Đọc lại bài viết của Âu Dương Cơ :
Muốn sống một cuộc đời có ý nghĩa, ta phải Hiểu đời là như vậy. Mà còn phải Hiểu đạo nữa.
Thuyết giảng: mồng 1/ 4 -Nhâm Thìn (21/4/2012) Và 15/4 – Nhâm thìn (04/6/2012 )