;
Là Phật tử xin giữ lòng tự trọng
Bạn đọc có điện thoại đến đề nghị tôi vào xem các hình thức cấp giấy chứng nhận Phật tử mới của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, yêu cầu tôi bình luận. Còn ý kiến của bạn đọc Phật tử đó có vẻ không hài lòng.
Ý kiến của tôi thì khác.
Tôi hoan nghênh mọi hình thức “tuyên xưng đức tin” của người Phật tử, đặc biệt là bằng văn bản.
Những Phật tử có nhu cầu “tuyên xưng đức tin” Phật giáo mới xin cấp giấy này. Nhu cầu của họ sẽ rất đa dạng, trong đó có nhu cầu tu hành, sinh hoạt tôn giáo tại am, cốc, thất, cũng như Ca tô lích tổ chức đọc kinh liên gia tại nhà tín đồ, như các giáo phái Tin Lành mở điểm nhóm thờ phượng tư gia?
Khi cần có giấy vẫn hơn, dù không luật không quy định. Phật tử thì phải sinh hoạt tôn giáo, kể cả ở những nơi không phải chùa trực thuộc giáo hội? Gặp khó khăn thì có tờ giấy lận lưng?
Giáo hội Phật giáo Việt Nam có công văn số 53/HĐTS-VP1 đề nghị Bộ Công an, Ban Tôn giáo Chính phủ tạo điều cho GHPGVN và tín đồ Phật tử giải quyết vướng mắc khi đi làm CCCD.
Trước năm 1975, phái quy y rất được coi trọng. Đó là một hình thức giấy chứng nhận Phật tử. Nhà chùa in Giấy quy y Tam bảo & thọ ngũ giới trên khổ A3.
Phật tử nhận Giấy quy y Tam bảo và thọ giới thì lộng kiếng treo lên, như bây giờ treo huân chương, huy chương, bằng khen, rất là hãnh diện. Theo đà suy thoái của Phật giáo Việt Nam, bây giờ hầu như không còn thấy nhà nào treo phái quy y thọ giới lộng kiếng nữa?
Theo tôi đó là sự xuống dốc về ý thức tôn giáo của tín đồ Phật giáo Việt Nam? Tín đồ Phật giáo Việt Nam chẳng cần giấy tờ gì?
Trước năm 1975, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất có cấp thẻ tín đồ khổ nhỏ, giấy cứng để đặt trong bóp.
Thực tế, bây giờ trong sinh hoạt tôn giáo, có lẽ không tôn giáo nào cấp giấy chứng nhận để xuất trình chứng minh mình theo tôn giáo đó?
Tuy nhiên, tôi biết, Ca tô lích La Mã có cấp giấy chứng nhận, giấy giới thiệu trong mục vụ di dân.
Một giáo dân ở Hà Tĩnh chẳng hạn, nhập cư vào TPHCM, hay Bình Dương, Đồng Nai lao động thì đem giấy do giáo xứ cấp trình với linh mục quản xứ, trưởng ban hành giáo nơi nhập cư mới để được giúp đỡ và quản lý.
Giấy này giống như giấy chuyển sinh hoạt của tổ chức?
Ghi nhận như vậy để thấy trong một số trường hợp, tôn giáo vẫn cấp giấy để tạo điều kiện tốt hơn cho tín đồ trong sinh hoạt tôn giáo.
Nghe nói, có trường hợp, với giấy đó, tín đồ Ca tô lích La Mã một vài địa phương được “chăm sóc” mục vụ di dân, người khó khăn được lãnh gạo, mì..., được đôn đốc việc đi nhà thờ, tham gia lực lượng Công giáo tiến hành.
Chứng minh Nhân dân có ghi "tôn giáo Đạo Phật" của một Phật tử ở Hà Tĩnh.
Phật giáo, trong bối cảnh suy thoái, khó mà thực hiện được điều tương tự?
Nhưng, người tu tại gia, am, cốc, thất cạo đầu, mặc áo lam, áo nâu, có thể cần đến những tờ giấy như vậy?
Ý kiến riêng của tôi không nên bác bỏ các hình thức làm cho hợp pháp hơn, với điều kiện nếu khi không có nó thì không trở thành bất hợp pháp.
Đối với quan chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ý tưởng có hình thức cấp giấy chứng nhận Phật tử là một bước tiến trong nhận thức về một giáo hội 4 chúng, chứ không phải là một tổ chức tăng già như hiện nay?
Trên đây là quan điểm chung để bàn luận, còn cấp giấy cụ thể ra sao, thì đó là vấn đề khác.
_____________________________________
Phản hồi riêng đối với các bài tranh luận đặc biệt: vinasat1.132@gmail.com,
vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh, ĐT: 0915553610.