;
Tri thức Phật học đưa đến giác ngộ chính là trãi nghiệm tâm linh trên con đường đức Phật đã qua và thấy, không thể hiểu như cách hiểu một môn học nào đấy trong đời thường, một ngành học khoa học tự nhiên hay nhân văn. Sự giác ngộ ánh sáng Phật pháp được sử dụng từ bật khả tư nghị để chỉ, không thể nghĩ bàn theo kiểu phàm tục.
Trong lịch sử Phật giáo tính từ lúc Đức Thế Tôn tìm ra Đạo và truyền đạo, có rất rất nhiều hành giả ngộ đạo với hành trang thế học rất thấp, và thậm chí hành trang ấy được coi như cản ngại cho đường tu, căn cớ của ngã mạn.
Ngày nay, với quan điểm tân tiến hợp thời, người ta không còn coi thế học như cản ngại, việc trang bị tri thức văn hóa và khoa học được khuyến khích và chủ trương, tu sĩ Phật giáo ngay ở VN đã sở đắc học hàm học vị cao và có trình độ lý luận tốt song về cơ bản, con đường học Phật vấn tách biệt hai vế rạch ròi:
Là con Phật, hãy đi trên con đường Phật đã đi để thấy Đạo nhiệm mầu.
Và do đó, học Phật và “nghiên cứu” Phật giáo là hai vế không trùng nhau, đúng không, các bạn?