Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

HT Thiện Tâm: Tôn giáo nên được phép hoạt động y tế trước giáo dục

Tác giả Minh Thạnh
06:01 | 29/09/2014 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Phật giáo, với truyền thống nhu hòa, gắn bó với dân tộc, đã tuyệt đối chấp hành chủ trương tách nhà trường khỏi nhà thờ vào năm 1975, thông suốt tư tưởng, hoan hỷ bàn giao các cơ sở giáo dục cho nhà nước và không hề có tính toán sẽ lại nắm lấy hoạt động giáo dục hướng ra xã hội.

>HT Thiện Tâm: Quyền lực mềm giáo dục phải được sử dụng vì lợi ích PGVN

Trong những bài phỏng vấn trước, HT Thích Thiện Tâm, trong vai trò một nhà nghiên cứu giáo dục, đã phân tích tầm quan trọng của giáo dục, đặc biệt giáo dục được xác định là một loại quyền lực mềm.

ht_thien_tam60.jpg

Vì vậy, vấn đề tất yếu nảy sinh, là nếu các tôn giáo được phép hoạt động giáo dục, nhưng thực tế chỉ có một tôn giáo có thể triển khai hoạt động giáo dục, thì liệu có làm phá vỡ hiện trạng ổn định hài hòa giữa các tôn giáo?

Với việc có thể chỉ một tôn giáo nắm lấy quyền lực mềm giáo dục, khai thác tối ưu quyền lực mềm này, trong khi tôn giáo khác lại không thể có thể có hệ quả gì?

Chúng tôi đã đem vấn đề này ra hỏi HT Thích Thiện Tâm, xin được có ý kiến của ngài với tư cách một nhà nghiên cứu giáo dục.

HT Thích Thiện Tâm (HT TTT): Đạo hữu đặt vấn đề như thế rất thời sự, đương nhiên người làm công tác giáo dục cũng như trong các tôn giáo đều quan tâm.

Đây là vấn đề tế nhị, liên quan đến hiện tình các tôn giáo tại Việt Nam, vì vậy, thầy sẽ cố gắng hết sức giữ ý kiến như một chuyên gia giáo dục, không phải từ một nhà lãnh đạo tôn giáo.

Cụ thể, Phật giáo, tuy là tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo nhất Việt Nam, nhưng chưa sẵn sàng để có thể triển khai hoạt động giáo dục hướng ra xã hội một khi được phép. Trong khi đó, có tôn giáo chuẩn bị rất tốt cho hoạt động giáo dục hướng ra xã hội, khi được phép có thể triển khai toàn diện ở mức độ hoàn thiện vượt trội. Nếu điều này xảy ra, thì trong một thời gian ngắn, cục diện tôn giáo tại Việt Nam sẽ có biến đổi lớn. Tình hình như thế đối với Phật giáo có thể còn tệ hơn thập niên 1950 ở miền Nam, khi hệ thống trường Bồ Đề của Phật giáo chỉ mới phát triển bước đầu, Phật giáo không có giáo dục đại học. Trong khi một tôn giáo khác đã có hệ thống giáo dục rất phát triển từ mầm non đến đại học.

Nhưng chúng ta phải thấy rằng, nếu xu thế chung là tôn giáo sẽ được phép triển khai hoạt động giáo dục hướng ra xã hội, thì Phật giáo cũng phải hội nhập trong xu thế đó. Tức là Phật giáo cũng phải hoan hỷ trước xu thế chung, không thể không chấp nhận hướng phát triển mở rộng xã hội hóa giáo dục.

Cư sĩ Minh Thạnh (CS MT): Kính bạch hòa thượng (HT), thế nhưng HT cũng đã đề cập đến nguyên tắc lịch sử cụ thể trong xu hướng cho phép các tôn giáo tham gia vào hoạt động giáo dục hướng ra xã hội?

HT TTT: Thì đây, vấn đề là ở chỗ này, để cục diện tôn giáo tại Việt Nam không rơi vào thế đảo lộn, mất ổn định, mất đi trật tự hài hòa đã có, tập trung quyền lực mềm giáo dục vào chỉ một tôn giáo, thì khi giải quyết vấn đề tôn giáo được tham gia nhiều hơn vào hoạt động giáo dục xã hội, nên hết sức chú trọng đến nguyên tắc lịch sử cụ thể, tạo thuận lợi cho những tôn giáo lớn có tiềm năng tham gia vào hoạt động giáo dục hướng ra xã hội một cách đồng đều.

Phật giáo, với truyền thống nhu hòa, gắn bó với dân tộc, đã tuyệt đối chấp hành chủ trương tách nhà trường khỏi nhà thờ vào năm 1975, thông suốt tư tưởng, hoan hỷ bàn giao các cơ sở giáo dục cho nhà nước và không hề có tính toán sẽ lại nắm lấy hoạt động giáo dục hướng ra xã hội.

Vì vậy, nếu ngay bây giờ đột ngột mở cửa cho phép các tôn giáo cùng lúc được tham gia hoạt động giáo dục hướng ra xã hội, thì Phật giáo đương nhiên bị hạn chế, không đủ khả năng tiến kịp với tôn giáo đã có sự chuẩn bị tích cực, kiên trì yêu cầu được sở hữu, trực tiếp điều hành hoạt động giáo dục hướng ra xã hội. Do đó, tất nhiên cục diện tôn giáo sẽ có chuyển biến lớn, không có lợi cho Phật giáo, cũng như không có lợi đối với sự ổn định, hài hòa tôn giáo đã có.

Như vậy, ở đây sẽ phát sinh mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa xu thế mở rộng xã hội hóa giáo dục đến các tôn giáo với yêu cầu giữ được sự ổn định hài hòa giữa các tôn giáo, tình trạng hiện đã đạt được ở mức tương đối tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, thực tế giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức tôn giáo thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và là tổ chức tôn giáo đầu tiên tham gia Mặt trận ngay từ những ngày đầu mới thành lập vào năm 1980. Yếu tố mang tính lịch sử cụ thể này cần được chú ý, tạo mọi thuận lợi để GHPGVN phát huy tính tiến bộ, tích cực gắn bó tuyệt đối với dân tộc, một ý thức chấp hành luật pháp triệt tạo sự hợp lý để khi cho phep các tôn giáo tham gia vào hoạt động giáo dục hướng ra xã hội.

Tình trạng cơ sở vật chất hạn hẹp, nghèo nàn, thiếu thốn của Phật giáo Việt Nam cũng cần tính đến.

Theo thầy, mục tiêu của việc vận dụng nguyên tắc lịch sử cụ thể sẽ là làm sao sự phát triển hoạt động giáo dục hướng ra xã hội ở các tôn giáo một khi được phép sẽ đồng đều, hài hòa, không tạo ra tình trạng mất quân bình trong hoạt động giáo dục hướng ra xã hội giữa các tôn giáo lớn.

Việc mất quân bình trong hoạt động giáo dục hướng ra xã hội giữa các tôn giáo thực chất sẽ là mất quân bình trong hoạt động tôn giáo (vì chúng ta đã đi đến xác định hoạt động giáo dục hướng ra xã hội của tôn giáo thực chất là một dạng hoạt động tôn giáo), là mất quân bình trong phân bố quyền lực mềm giáo dục.

CS MT: Kính bạch HT, như thế, theo HT, nếu tôn giáo được triển khai giáo dục hướng ra xã hội, thì mức phát triển của hoạt động này giữa các tôn giáo lớn phải ở mức tương đương nhau?

HT TTT: Đúng vậy, điều đó bảo đảm cho sự ổn định, hài hòa, cân bằng trong hoạt động tôn giáo tại Việt Nam.

CS MT: Kính bạch HT, như vậy phải chăng là có thể phải hạn chế sự phát triển hoạt động giáo dục hướng ra xã hội của tôn giáo có khả năng vượt trội?

HT TTT: Thầy lại nghĩ ngược lại, là nên hỗ trợ, giúp đỡ tôn giáo dù là có số tín đồ đông đảo hơn, nhưng hoạt động giáo dục hướng ra xã hội kém hơn đạt được mức độ phát triển giáo dục hướng ra xã hội phù hợp với quy mô và tính chất của tôn giáo đó.

CS MT: Kính bach HT, con hiểu tôn giáo cần được hỗ trợ mà HT nói đến ở trên là Phật giáo. Nhưng, kính bạch HT, chi tiết của yêu cầu hỗ trợ là gì?

HT TTT: Xin được phép dành việc nêu chi tiết đề xuất hỗ trợ ở một bài phỏng vấn sau. Trước tiên xin chỉ nêu mấy ý:

-         Nếu thực sự có việc đang hình thành chủ trương cho phép tôn giáo tham gia nhiều hơn vào hoạt động xã hội hóa giáo dục thì đề xuất nên thông tin sớm cho các tôn giáo. Hiện nay, thông tin như thế chỉ xuất phát từ một tôn giáo và qua ý kiến một số tác giả liên hệ đến tôn giáo trên phương tiện thông tin đại chúng. Dù chỉ mới là dự kiến (có thể có, có thể không, có thể thay đổi vào giờ chót), cũng nên thông báo đầy đủ thông tin cho các tôn giáo để có sự chuẩn bị cần thiết.

-         Hiện nay, vẫn có nhiều vị chức sắc Phật giáo, do không được thông tin chính thức, nên vẫn cho là không có dự kiến đi đến chủ trương này, vì vậy không hề quan tâm chuẩn bị. Phía Phật tử cũng thế, dường như chỉ có đạo hữu quan tâm thôi!

-         Không được thông tin thì cũng tạo ra tình trạng mất quân bình trong chuẩn bị. Thực ra, đây là điều không hay trong hoạt động tôn giáo, vì chưa chi hết, dường như trong cục diện tôn giáo đã bộc lộ hướng phát triển không hài hòa. Tu sĩ Phật giáo chỉ lo học Phật học, còn có tôn giáo tu sĩ chú tâm học sư phạm, đủ các ngành học, bước đầu xây dựng bộ máy giáo dục. Theo thầy dường như phía Phật giáo có phần chủ quan, không theo sát thực tế.

-         Đề nghị tiếp theo là nếu nói đến chủ trương sẽ cho phép tôn giáo tham gia nhiều hơn vào các lãnh vực giáo dục, y tế, mở rộng xã hội hóa ở 2 lãnh vực này, thì nên tiến hành trước, có tính chất thí điểm ở lãnh vực y tế.

-         Vì sao? Vì ở y tế, nhu cầu bệnh viện, phòng khám từ thiện, làm phúc, giúp đỡ người nghèo là hết sức cấp thiết.

-         Nếu ở lãnh vực hoạt động y tế, việc mất quân bình giữa các tôn giáo cũng không đến nỗi có hệ quả đáng quan tâm như ở giáo dục (dù xét kỹ, ở hoạt động y tế vẫn tồn tại một dạng quyền lực mềm, theo cách nhìn nhận quyền lực mềm của J. Nye).

-         Y tế cũng là hoạt động dễ tạo sự phát triển hài hòa, cân bằng hơn so với giáo dục. Nếu cần đi vào chi tiết đối với nhận định này, thì xin dành một lần trao đổi ý kiến khác.

CS MT: Kính bạch HT, HT dự đoán ra sao về đề nghị trên?

HT TTT: Thầy nghĩ rằng sẽ thuận lợi. Mới đây, trên Tạp chí Cộng sản số 863 (9/2014), tức là sau loạt bài phỏng vấn nêu ý kiến của thầy về hoạt động giáo dục hướng ra xã hội của tôn giáo, có đăng bài của GS TS Đỗ Quang Hưng, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhan đề “Mấy suy nghĩ về quá trình thực hiện đường lối đổi mới về chính sách tôn giáo của Đảng” (trang 66-71), trong đó có đề xuất như sau về việc tôn giáo tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội. Đề xuất này nêu hoạt động y tế lên hàng đầu như là một hoạt động từ thiện xã hội và không thấy nói đến nội dung giáo dục như trước:

“Thứ tư, trong sự đổi mới về chính sách tôn giáo, phải chăng chúng ta cần thực sự tính đến việc mở rộng hơn các khu cơ bản mà các tôn giáo có nhiều tiềm năng để tham gia:

-         Các tổ chức tôn giáo có thể được tham gia trong hoạt động y tế, đặc biệt là những “khu vực đặc biệt”, như các bệnh viện chuyên biệt cho các bệnh nan y, nhà thương làm phúc, các cơ sở y tế khám, chữa bệnh khác… với tư cách là một chủ thể đầu tư.

-         Về hoạt động xã hội từ thiện, đây vốn là một mặt mạnh của các tổ chức tôn giáo, có thể mở rộng các hoạt động có ý nghĩa xã hội và kinh tế hơn.

Sự mở rộng như vậy không chỉ đáp ứng nhu cầu xã hội của các tổ chức tôn giáo mà còn hòa nhịp, thích ứng hơn với thông lệ quốc tế”.

MT

Thông tin, thảo luận, phản hồi riêng và các bài tranh luận đặc biệt: vinasat132@yahoo.com, vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh.

ht thiện tâm giáo dục xã hội giáo dục phật giáo hoạt động y tế

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Vài ý nghĩ nhỏ về đức dũng của người Phật tử

Vài ý nghĩ nhỏ về đức dũng của người Phật tử

Về giới cấm không được ca hát, xem nghe ca hát và không say đắm trong âm điệu

Về giới cấm không được ca hát, xem nghe ca hát và không say đắm trong âm điệu

Kinh người áo trắng: Bụt dạy phương pháp sống hạnh phúc ngay trong hiện tại

Kinh người áo trắng: Bụt dạy phương pháp sống hạnh phúc ngay trong hiện tại

Lời dạy của Đức Phật về thiết lập mối quan hệ hôn nhân

Lời dạy của Đức Phật về thiết lập mối quan hệ hôn nhân

Vài suy nghĩ về giáo dục tự viện

Vài suy nghĩ về giáo dục tự viện

Học và hành đạo như thuyền không đáy

Học và hành đạo như thuyền không đáy

Ý nghĩa giáo dục qua pháp hành Tự tứ

Ý nghĩa giáo dục qua pháp hành Tự tứ

Thông điệp 'bình an cho nhân loại'

Thông điệp 'bình an cho nhân loại'

Thảo luận phương cách phát triển Phật Học viện và Viện Nghiên cứu Phật học Nguyên Thiều

Thảo luận phương cách phát triển Phật Học viện và Viện Nghiên cứu Phật học Nguyên Thiều

Định hướng cho chư ni trẻ trong công tác giáo dục mầm non

Định hướng cho chư ni trẻ trong công tác giáo dục mầm non

Giữ giới và phạm giới

Giữ giới và phạm giới

Giới cấm thủ, giới luật thủ, giới lễ nghi thủ, ...?

Giới cấm thủ, giới luật thủ, giới lễ nghi thủ, ...?

Bài viết xem nhiều

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Chùa Phúc Lâm trao 500 phần quà Tết Quý Mão đến người mù

Chùa Phúc Lâm trao 500 phần quà Tết Quý Mão đến người mù

Hạ thủy bảy đèn hoa sen mừng xuân Quý Mão 2023

Hạ thủy bảy đèn hoa sen mừng xuân Quý Mão 2023

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Hàng ngàn Phật tử đạo tràng Pháp hoa miền Bắc tham dự lễ Phật thành đạo

Hàng ngàn Phật tử đạo tràng Pháp hoa miền Bắc tham dự lễ Phật thành đạo

Chúng ta phải thấy ngày Phật thành đạo là ngày tối quan trọng *

Chúng ta phải thấy ngày Phật thành đạo là ngày tối quan trọng *

Suy cử Hòa thượng Thích Huệ Trí làm Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhiệm kỳ 2022 – 2027

Suy cử Hòa thượng Thích Huệ Trí làm Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhiệm kỳ 2022 – 2027

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,234643 s