Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Hướng dẫn Niệm Phật, Kinh hành, Lễ lạy

Tác giả TT.Thích Lệ Trang
09:34 | 16/08/2022 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Một buổi hành lễ, muốn cho thân tâm được an lạc thoải mái, thì ta phải khéo linh động, thay đổi động tác. Lạy nhiều thì mệt, ngồi lâu thì bị tê chân, đứng lâu thì mỏi, nên cần phải có đi.mọi hành động đó chúng ta cần thực hiện trong chánh niệm.

bach_dieu_hoc_phat.jpg

I. Kinh Hành

Cách nay hơn 25 thế kỷ, nơi xứ Ấn độ linh thiêng và đầy màu sắc tôn giáo, người ta nhận thấy có một tăng đoàn hành khất do đức Phật Thích Ca Mâu Ni lãnh đạo.

Hình ảnh đoàn hành khất thật trang nghiêm và thanh tịnh đã gây xúc động không biết bao nhiêu con tim và tạo nên tình cảm kính quý vô vàn trong lòng xã hội từ vua chúa cho đến thứ dân.

Hình ảnh ấy biểu trưng cho sự giải thoát của những bậc đã giải thoát mà đức Phật là vị khai sáng.

Họ đã giải thoát khỏi sự ràng buộc bởi vật chất và tình cảm thế gian và sống một đời sống tâm linh thanh thoát ngay trong cuộc đời lắm sự trói buộc này. Có lẽ, không ai nghĩ rằng đức Phật khất thực vì cái ăn bởi vì ai cũng biết rằng Ngài xuất thân từ địa vị thái tử của một nước giàu có.

Vậy thì, mục đích thực hành hạnh nguyện này, theo lời Phật đáp lại yêu cầu của vua cha, là theo truyền thống của chư Phật. Là vị Phật, Ngài cũng phải kế thừa truyền thống ấy và cũng để làm tấm gương mô phạm hướng dẫn tăng đoàn đệ tử cũng như giáo hóa chúng sanh.

Bậc khất sĩ đầu ‘đội trời’ chân ‘đạp đất’ là biểu trưng cho sự thực hành hạnh xả bỏ bản ngã và thể hiện tấm lòng từ bi hướng đến với mọi người.

Không phân biệt sang hèn, phẩm vật ngon dỡ, nhiều ít thì làm gì có tâm tham và sân khởi lên khi nhận phẩm vật. Sự thanh tịnh của tâm sẽ chế tác nên năng lượng công đức và phước báo để có thể nuôi lớn tâm vị hành khất và mặt khác hồi hướng cho các Phật tử cúng dường.

Chuyến đi khất thực bao giờ cũng diễn ra vào buổi sáng và chấm dứt trước giờ ngọ tức trước lúc mặt trời đứng bóng.

Các Tỳ-kheo đi một mình hay từng nhóm, không đứng trước cửa chợ mà đi theo thứ tự, từ nhà này sang nhà khác, không phân biệt, mắt nhìn xuống và yên lặng đứng đợi trước mỗi cửa nhà để xem thức ăn có được đặt vào bình bát không.

Các thí chủ chỉ cúng dường những thức ăn đã được nấu sẵn, không cúng dường các vật liệu chưa làm thành món ăn, như cúng cơm chứ không cúng gạo, cúng món rau xào chứ không cúng bó rau chưa nấu chín.

Nếu chưa đủ dùng, chư vị tiếp tục đi theo hàng dọc đến nhà bên cạnh nhưng không được quá bảy nhà.

Chư vị không được phép bỏ sót nhà nào, hoặc dành ưu tiên cho phố xá ở các thị trấn phồn thịnh, các gia chủ giàu hay nghèo đều phải được tạo cơ hội đồng đều để gieo trồng phước duyên, cũng không muốn gây cảm tưởng là chư vị ham thích những khu phố giàu có vì thức ăn ngon hơn.

Kinh hành quán tưởng niệm Phật: Đây là phương Pháp kinh hành niệm Phật, kết hợp quán tưởng, tức là miệng niệm Phật trong lúc đi kinh hành, quán tưởng mình đang bước trên hoa sen.

Khi bước chân phải lên quán tưởng mình đang bước đi trên hoa sen, miệng niệm hai chữ: Nam Mô, rồi tiếp bước chân trái lên quán tưởng mình đang bước trên hoa sen, miệng niệm hai chữ: A Di, bước tiếp chân phải lên quán tưởng mình đang bước trên hoa sen niệm chữ: Đà và sau cùng bước tiếp chân trái lên cũng quán tưởng mình bước trên hoa sen niệm chữ: Phật.  Như vậy khi kinh hành niệm một câu Phật hiệu thì đi bốn bước chân, bốn khoảng thời gian niệm: Nam Mô, A Di, Đà và Phật đều bằng nhau mỗi khi chúng ta bước tới một bước.

Kinh-hành niệm-Phật

Vừa đi niệm Phật
Miệng niệm tai nghe
Bước đi thật đều
Không nên lật đật.

Kinh hành là đi vòng quanh điện Phật để niệm Phật. (Bước đều đặn, bước theo tiếng Niệm Phật. Thí dụ: Nam Mô A “Bàn chân trái” thì Di Đà Phật “Bàn chân phải).

Đây cũng là một phương pháp rất tốt. Vừa lợi ích cho sức khỏe cũng vừa lợi ích cho sự nhiếp tâm.

Một buổi hành lễ, muốn cho thân tâm được an lạc thoải mái, thì ta phải khéo linh động, thay đổi động tác. Lạy nhiều thì mệt, ngồi lâu thì bị tê chân, đứng lâu thì mỏi, nên cần phải có đi.

Ba động tác nầy cần phải thay đổi. Cho nên sau khi đại chúng ngồi niệm Phật, thì phải đứng lên đi kinh hành. Thời gian lạy, ngồi và đi, đều có phân chia thời gian thích hợp.

Điều ta nên nhớ, khi đi kinh hành, tai ta nghe tiếng nhạc niệm Phật, miệng ta niệm nhỏ theo. Điều quan trọng, ta nên chú ý là: “Nghe”, “tiếng”, và “bước đi” cả 3 đều phối hợp cho đều nhau.

Tai ta nghe rõ ràng từng câu hiệu Phật. Tâm ta duyên theo tiếng và hòa nhập cùng với tiếng nhạc, tiếng đại chúng và tiếng của ta thành một.

Nên nhớ là nương vào tiếng, chớ không phải dính kẹt vào tiếng.

Như thế, thì tâm ta không phóng nghĩ ra ngoài âm thanh niệm Phật.

Khi phóng nghĩ, ta liền nhận diện nó rõ ràng. Muốn nhận rõ, ta cần phải có chánh niệm.

Chánh niệm là ngọn đuốc soi sáng qua mọi hành động và ý nghĩ của tâm ta. Ta chỉ cần nhận rõ vọng tưởng, tức thời vọng tưởng sẽ tan biến ngay. Vì bọn chúng không thật. Cho nên, lúc nào cũng phải có trí huệ soi sáng. Có thế, thì chắc chắn sự tu hành của chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt đẹp cao.

niệm phật kinh hành lễ lạy đi kinh hành niệm phật kinh hành niệm phật như thế nào lễ lạy như thế nào

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Nghi lễ hành trì chú Chuẩn Đề

Nghi lễ hành trì chú Chuẩn Đề

Tuyển tập các bài phục nguyện hay

Tuyển tập các bài phục nguyện hay

Hướng dẫn và bài cúng rằm tháng 7 tại nhà

Hướng dẫn và bài cúng rằm tháng 7 tại nhà

Cách niệm và quán tưởng Đức Phật Dược Sư để trị bệnh

Cách niệm và quán tưởng Đức Phật Dược Sư để trị bệnh

 Bài cúng sám tạ từ đường tổ tiên

Bài cúng sám tạ từ đường tổ tiên

Nguồn gốc và ý nghĩa nghi thức 'Cúng Quá Đường'

Nguồn gốc và ý nghĩa nghi thức 'Cúng Quá Đường'

Sơ đồ thiết trí - Nghi thức Chẩn tế và Bạt độ

Sơ đồ thiết trí - Nghi thức Chẩn tế và Bạt độ

Văn tế thập loại chúng sinh là tác phẩm của ai, được viết ở đâu ?

Văn tế thập loại chúng sinh là tác phẩm của ai, được viết ở đâu ?

Vào chùa chắp tay, ngồi, quỳ,lễ Phật như thế nào cho đúng

Vào chùa chắp tay, ngồi, quỳ,lễ Phật như thế nào cho đúng

Nghi thức cúng vong linh

Nghi thức cúng vong linh

Danh sách các Ban Hộ niệm trong và ngoài nước

Danh sách các Ban Hộ niệm trong và ngoài nước

Mông sơn thí thực yếu giải

Mông sơn thí thực yếu giải

Bài viết xem nhiều

Câu chuyện đầu năm: Vô ngã & ngã... vô

Câu chuyện đầu năm: Vô ngã & ngã... vô

Trang nghiêm lễ tạ pháp PL 2567 tại tỉnh Hà Tĩnh

Trang nghiêm lễ tạ pháp PL 2567 tại tỉnh Hà Tĩnh

Thần chú giải nạn tiêu tai, trừ ma quỷ, hóa giải trù yếm

Thần chú giải nạn tiêu tai, trừ ma quỷ, hóa giải trù yếm

Con đường khổ vui do mình tự chọn

Con đường khổ vui do mình tự chọn

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 8

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 8

Tham khảo cách chữa các loại bệnh ung thư

Tham khảo cách chữa các loại bệnh ung thư

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Hòa thượng Yoshimizu Daichi vừa viên tịch

Hòa thượng Yoshimizu Daichi vừa viên tịch

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN