;
Mục Lục
1. Giới Thiệu. 3
2. Nhập Đề. 3
3. Ái Ố khổ trong ca dao Việt Nam.. 4
4. Hữu duyên từ ái dục mà ra. 8
5. Không tạo nghiệp cũng bị báo. 10
6. Cô Đơn Khổ. 10
7. Ích Kỷ và Ái Dục. 14
8. Ái Dâm Dục. 15
9. Tạm Kết 18
Tài Liệu Tham Khảo. 20
1. Giới Thiệu
2. Nhập Đề
3. Ái Ố khổ trong ca dao Việt Nam
4. Bài thơ chùa Hương bất hủ
Cứ vừa đi ta cầu
Quan Thế Âm bồ tát
Là tha hồ đi mau!"
Em ư? Em không cầu,
Đường vẫn thấy đi mau.
Chàng cũng cho như thế.
(Ra ta hợp tâm đầu).
5. Hữu duyên từ ái dục mà ra
6. Không tạo nghiệp cũng bị báo
7. Cô Đơn Khổ
菩提本無樹。 |
Bồ-đề bổn vô thụ, minh kính diệc phi đài Bổn lai vô nhất vật, hà xứ hữu (nặc) trần ai? |
Bồ-đề vốn chẳng cây, gương sáng cũng chẳng phải là đài Xưa nay không một vật, nơi nào dính bụi trần? |
Tâm dục được xếp hạng trên tất các sắc tướng, gọi là Sắc Dục, mà mê đắm sắc đẹp đưa đến dâm dục là điều cốt yếu của mọi vấn đề trên cõi Ta Bà. Tham dâm dục thôi thúc trong lòng khiến con người phải hành động để được thoả mãn ham muốn. Khi cái luồng chân khí ái dục này dâng lên thì si ái tình, khi đi xuống thì tham nhục dục. Mà ái có nghĩa là yêu thương thuộc tình cảm với cảm giác cao thượng. Dục là sự si mê, thèm khát thể xác. Khi dâng lên khi hạ xuống bất thường thì bị tẫu hỏa nhập ma, thất tình lục dục, đưa đến hành động phi luân, phạm pháp, vô đạo tai hại khôn lường cho mình cho người.
Dục gồm có lục dục hay ngũ dục. Lục dục là sự ham muốn của sáu căn đối với sáu trần; mắt thích nhìn những sắc đẹp, tai thích nghe âm thanh êm dịu, mũi thích ngửi mùi thơm, lưỡi thích nếm những vị ngon, thân thích đụng chạm êm ái, ý thích nghĩ tới tham si. Ngũ dục là năm thứ ham muốn của người đời không dễ gì loại bỏ.
Kinh Phật nói về Ác Dục, Niệm Dục: Chư hiền, nếu ai có ác dục, niệm dục thì tôi không ưa thích người đó và nếu tôi có ác dục, niệm dục thì người ấy cũng chẳng ưa thích tôi. Tỳ-kheo hãy quán sát như vậy, không hành ác dục, không niệm dục. Nên học như vậy. (Trung A Hàm, Kinh Tỳ Kheo Thỉnh, Phẩm 8, số 89)
Trần Thái Tông viết, "Ái hà chìm đắm biết bao thôi, nhà lửa thiêu đốt ngày nào tắt." Có nghĩa là ‘quá độ’ nhất là làm vua tối ngày dễ mê đắm tữu sắc, chìm đắm trong lữa dục vọng biết khi nào đủ để thôi, để dập tắc lữa dâm dục. Đa số chúng ta thường mơ ước quá độ cho dù khả năng có hạn.
Vịnh cái quạt II
Tác giả: Hồ Xuân Hương
Mười bảy hay là mười tám đây
Cho ta yêu dấu chẳng dời tay.
Mỏng dày từng ấy, chành ba góc
Rộng hẹp dường nào, cẵm một cay.
Càng nóng bao nhiêu thời càng mát,
Yêu đêm chưa phi lại yêu ngày.
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy.
Chúa dấu vua yêu một cái này.
Theo tôi, ái dục đều độ thì thể xác sẽ được tươi khoẻ lẫn tinh thần được minh mẫn và cả vợ lẫn chồng được hạnh phúc trong khoái lạc, "Sông ái càng nếm không muốn thôi, lửa dục đốt ấm không cầu tắt," dù biết nó vô thường. Đây là cuộc sống thực tế cho những kẽ phàm phu.
Vịnh cái quạt I
Tác giả: Hồ Xuân Hương
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa,
Duyên em dính dán tự bao giờ,
Chành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Mát mặt anh hùng khi tắt gió,
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?
Nhưng theo quan niệm đạo đức lẫn chủ trương của đa số các tôn giáo, ái dục là tội lổi, là dâm dục, tục tĩu phải bị lên án và hạn chế ngay cả cấm đoán. Con người vì thế cố che dấu và dồn nén những cơn ẩn ức, những cơn sốt tình dục. Họ không dám buông thỏa trong khi lửa dục đang thiêu đốt đưa đến đau khổ vì, "Ái hà chưa nếm sao mong thôi, lửa lòng vừa chớm nở nào tắt?"
Quả mít
Tác giả: Hồ Xuân Hương
Thân em như quả mít trên cây,
Vỏ nó sù sì, múi nó dày.
Quân tử có yêu thì đóng cọc,
Xin đừng mân mó nhựa ra tay.
Khoái lạc qua mau thường luôn đi đôi với đau khổ dai dẵng. Chúng sinh, giống hữu tình, và nhất là con người không có thể ‘chịu đựng’ khoái lạc lâu dài được. Chúng ta không sướng, cười, vui liên tục trong 24 tiếng nổi vì nếu kéo dài những cái khoái lạc đó, ta sẽ trải qua từ cảm giác sung sướng khoái lạc tới đau khổ, khó chịu. Ngược lại, chúng ta có thể đau khổ không nguôi dù thân xác bớt đau đớn nhưng lòng vẫn luôn luôn buồn khổ tưởng như là sầu thiên thu.
Theo Phật Giáo, luyến ái là nguyên nhân của cái SINH, trong khi đó cái TỬ là đoạn ái, là đuôi và đầu của luân hồi: sinh lão bệnh tử; một gạch nối liền tử - sinh của chúng sinh, hay là sinh trụ hoại diệt của vạn vật trong vũ trụ trừ những bật thánh nhân đi ngược dòng, tu hành giác ngộ, đoạn tuyệt luân hồi.
Theo Phật Giáo, sinh là khổ; già là khổ; bệnh là khổ; chết là khổ; lo lắng, than thở, buồn rầu, tuyệt vọng là khổ; không đạt gì mình ưa thích là khổ; nói tóm lại: mọi thứ dính líu đến Ngũ Uẩn đưa đến khổ.
Ái ân không đặng, yêu nhau sao chẳng được gần nhau (ái biệt ly.) Ghét nhau sao cứ lại gần nhau (oán tăng hội.) Mong muốn cầu xin, khó toại nguyền (cầu bất đắc.)
Thấy mặt kẻ thù, như kim đâm vào mắt;
Ở chung với người nghịch, như nếm mật, nằm gai.
*
Ôi ái ân không trọn vẹn,
Thương nhau mà phải xa lìa.
Hy vọng thành công lại không đạt.
Ghét nhau mà vẫn phải sum vầy.
*
Mênh mông bể khổ tơi bời sóng,
Những chiếc thuyền con mãi lướt xông…
Xuôi ngược, ngược xuôi, đồng cảnh ngộ,
Vẫn sầu, vẫn thảm, vẫn long đong…
*
Xin thú thật, giữa đêm trường con khóc.
Nước mắt con sao lai láng chảy hoài.
Nước mắt con sao mãi mãi không vơi.
Sao vẫn thấy cuộc đời cô độc quá !
*
Cây khô xuống nước cũng khô,
Phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo.
*
Gánh cực mà đổ lên non,
Cong lưng mà chạy, cực còn theo sau.
Nỗi khổ da diết nhất của con người có lẽ là ái biệt ly khổ:
Nhớ chồng thắt đau từng đoạn ruột,
Nhìn con suối lệ cứ tuôn tràn.
*
Một thương, hai nhớ, ba trông,
Bốn chờ, năm đợi, sáu mong kết nguyền.
*
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,
Như đứng trong lửa, như ngồi đống rơm.
*
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ,
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai.
*
Xa chi mà xa oan xa ức,
Xa tức, xa tối, xa tội lỗi lắm ông trời,
Xa lời ăn tiếng nói, chỗ đứng ngồi cũng xa.
*
Mong người chẳng thấy người sang,
Ngày ngày ra đứng cổng làng ngóng trông.
Con đường xa tít bên sông,
Bóng chiều đã xế mà không thấy người.
*
Một đêm là mấy trống canh,
Ngủ đi thì nhớ, trở mình lại thương.
Ruột tằm bối rối tơ vương,
Rằng ai để nhớ, để thương trong lòng.
*
Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội,
Người xa người tội lắm người ơi !
Chẳng thà không biết thì thôi,
Biết rồi, một đứa mỗi nơi sao đành.
*
Hoa nở để rồi tàn,
Trăng tròn để rồi khuyết.
Bèo hợp để rồi tan,
Người gần để ly biệt.
(Xuân Diệu)
Nhà Thơ Tịnh Mạc viết: Trong đời yêu thơ và sáng tác thơ văn, cho đến ngày tôi nhắm mắt. Thì bài "Chùa Hương" này sẽ là một trong những bài thơ tôi yêu thích nhất. Yêu thích vì sự bình dị mà trong sáng. Lãng mạn mà chân thực từng câu từng chữ. Bài thơ rất hay sau khi phổ nhạc cũng rất hay (nhất là bài hát giữ nguyên bản của bài thơ.) Đây là một trong vài bài thơ mà tôi thuộc lòng từ lâu, xin tưởng niệm Cụ Nguyễn Nhược Pháp, 20 mấy tuổi thôi, sao cụ tài thế không biết.
Bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp lúc đó ông mới 20 tuổi, đi chùa Hương cùng với Nguyễn Vỹ và 2 người bạn gái, vì nhân duyên tình cờ gặp một bà cụ và cô gái quê ngây thơ xinh đẹp. Nhờ đó mà Nguyễn Nhược Pháp làm ra bài thơ tình cảm lãng mạng bất hủ nhưng lại rất tình cờ đầy Phật tánh. Một đoạn dưới đây diễn tã thời gian tương đối, mau chậm do tâm tạo, giữa cụ bà, cô gái và chàng trai tuy cùng ‘tâm điểm’ nhưng ‘tâm nhịp’ bất đồng. Cụ bà tin nếu nhất tâm năng cầu thì sẽ được, sở cầu tất đắc, đường còn lâu nhưng sở cầu Quan Thế Âm thì sẽ tha hồ đi mau. Cô gái niệm A Di Đà từ tâm bất loạn trở thành tâm bấn loạn khi bị cú sét ái tình cho nên tưởng mình cầu bất đắc, mong muốn đường càng lâu, thời gian chậm lại nhưng đường vẫn cảm thấy đi mau.
Cô ta suy bụng ta ra bụng chàng trai, người mà cô ta thương thầm trộm nhớ, tưởng chàng ta cũng đồng tình, đồng tâm với mình. Vậy thì tâm cang lẫn lòng dạ, bụng của chàng trai nghĩ gì? Chàng trai có biết bụng cô gái, tâm cụ bà hay suy bụng người ra bụng ta với bài thơ tưởng tượng đầy lãng mạn tính?
Me bảo: "Đường còn lâu,
*
Tác giả của cuốn sách nổi tiếng, ‘Tuấn, chàng trai nước Việt,’ Nguyễn Vỹ kể lại, "Bài thơ Chùa Hương là bài khá nhất trong tập thơ Ngày Xưa, có một lai lịch kỳ thú không ngờ. Chuyến đi Chùa Hương ấy, Nhược Pháp đi với tôi và hai cô gái nữa, đều là nữ sinh cả. Hai cô mang theo hai máy chụp hình, còn Nhược Pháp và tôi đều đi tay không. Trèo lên đến rừng mơ bỗng chúng tôi gặp một bà cụ vừa bước lên đèo, đường gồ ghề lởm chởm, vừa niệm: "Nam mô cứu khổ cứu nạn Quán Thế âm Bồ tát...". Cô gái quê có lẽ là con của cụ, cũng đang niệm câu ấy nhưng nửa chừng trông thấy chúng tôi là hai chàng trai nhìn cô trân trân thì cô bẽn lẽn làm thinh không niệm Phật nữa. Cô đang đọc: "Nam mô cứu khổ cứu nạn..." rồi cô im. Đôi má cô đỏ bừng, cô cúi mặt xuống. Hai đứa tôi hỏi cô: "Tại sao trông thấy chúng tôi, cô không niệm Phật nữa?" Cô gái quê có vẻ đẹp ngây thơ bỗng tỏ vẻ bối rối muốn khóc. Không ngờ hai cô bạn nữ sinh lén chụp được tấm hình hai đứa tôi đang hỏi chuyện cô gái quê, rồi có lẽ không bằng lòng chúng tôi nên hai cô lén đi trước, và đi lúc nào chúng tôi không hay biết, cũng chẳng nói năng gì với chúng tôi cả, bỏ chúng tôi ở lại với cô gái quê. Chúng tôi mê nói chuyện với cô này, một lúc sực nhớ lại hai cô bạn, chúng tôi vội vàng đi theo nhưng không kịp. Hai cô đã lên đến chùa Ngoài, rồi lên đến chùa Tiên Sơn, lẫn trong đám đông người, biến mất dạng. Đêm ngủ trong chùa Hương, sáng hôm sau ra về, chúng tôi mới gặp lại hai cô bạn đồng hành. Tôi phải xin lỗi mãi, nhưng Nhược Pháp cứ tủm tỉm cười không nói. Về Hà Nội, hai hôm sau, Nhược Pháp đem đến tôi bài thơ Chùa Hương, mà trong bản chép ra đầu tiên Nhược Pháp đề là Cô Gái Chùa Hương. Nhược Pháp lấy cuộc gặp gỡ lý thú của chúng tôi với cô gái quê làm đề tài và tưởng tượng thêm ra, thành bài thơ đẹp, giọng ngây thơ, y như cô gái chùa Hương hôm ấy..."
Có người còn suy tâm người ra tâm cô gái và bụng chàng trai, “Thiên ký sự đến đây là hết. Tôi tin rồi hai người lấy nhau, vì không lấy được nhau thì cô bé còn viết nhiều. Lấy nhau rồi là hết chuyện.”
Ngun ngút khói hương vàng,
Say trong giấc mơ màng
Em cầu xin Giời Phật
Sao cho em lấy chàng.
Tâm của Nguyễn Nhược Pháp tạo ra bài thơ này không hẳn đó là tâm can của cô gái lẫn bà cụ. Cô gái không làm thơ, không viết ít hay nhiều. Đó là chưa kể những cái tâm khác của Nguyễn Vỹ và 2 cô bạn gái cùng đi với Nguyễn Nhược Pháp bị nhà thơ và bạn cùng bỏ rơi đi theo cô gái quê hay 2 cô đó bỏ rơi 2 tên cà chớn, cù lần, sống trong ảo tưởng của thơ mộng.
“Tình chỉ đẹp khi còn dang dỡ, đời kém vui khi đã vẹn câu thề!” Tình đẹp khi đắc hay không đắc và đời vui hay buồn khi vẹn thề hay không vẹn thề chỉ toàn ở trong tâm tưởng của những nhà thơ sống trong ảo tưởng như Nguyễn Nhược Pháp thời đó bị ảnh hưởng bởi phong trào yêu đương lãng mạng từ văn hóa của Âu Châu/Pháp thích thú thương đau.
Tâm ái tình tạo Tâm thất tình!
Tôi xin suy theo quan ‘điểm tâm’ tôi ra ‘tâm điểm’ của người, có thể duyên nghiệp nó cũng như thế này:
Ái Biệt Khổ và Ái Ái cũng khổ qua những câu ca dao Huế:
Anh bên ni lòng vừa thương vừa dớ,
Em bên nớ dạ vừa khổ vừa sầu,
Biết răng chừ mình gặp mặt được nhau?
Rị mọ phân giải mấy câu ân tình.
(Lê Huy Trứ)
Theo Hòa Thượng Tịnh Không, “Phật dạy chúng ta, từ quan hệ cha con, quan hệ anh em cho đến quan hệ với tất cả mọi người đều không ngoài bốn loại duyên là báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ.” Cho nên mới có câu: Con là nợ, vợ (chồng) là oan gia! Đa số cha mẹ nợ con cái hơn là chúng nó nợ mình. Tiền nhân đã thấm thía nói: Nước mắt chảy xuống. Hay công cha nghĩa mẹ bao la như biển Thái Bình. Trong một bầy con may ra mới có được một đứa hiếu thảo chăm sóc thường xuyên cho cha mẹ. Có thể vì kiếp trước nó nợ mình nên kiếp này nó tình nguyện làm con thay vì mong muốn làm cha mẹ của mình. Theo câu chuyện ngụ ngôn, có một người đầy tớ trước khi bệnh chết trăn trối với chủ nhân: Tôi đội ơn đức đã được ngài chăm sóc nên kiếp sau tôi nguyện sẽ đầu thai làm cha của ngài. Đó là ý nghĩa của câu – con là nợ, làm cha mẹ phải nuôi nấng, trả nợ đám con.
Ngược lại, nếu không bị vướng vào bốn loại duyên phận trên thì dù tương ngộ cũng bất tương phùng, sẽ không hề luyến lưu gì như những người lạ qua đường. Ngay trong đời này sở dĩ có phát sinh quan hệ với nhau, thì nhất định trong đời quá khứ đã có liên quan đến bốn loại duyên nghiệp trên.
Chúng ta điều biết khi mà duyên nghiệp đã chín mùi thì quả báo (kết quả) và khi hết duyên nghiệp thì quả rụng (ra đi.) Đó là chu kỳ của sinh trụ hoại diệt hay với con người thì sinh lão bệnh tử. Những người mà ta gặp gỡ, sinh sống ở trên đời chỉ như là một hợp đồng (contract) hay a job mà ta phải làm và thực thi. Muốn gia hạn hợp đồng (renew contract) hay không thì phải tùy thuộc vào tâm ý của người lẫn ta.
Kiếp sau chắc chắn chúng ta sẽ không sinh ra cùng nhà với nữ hoàng Anh Quốc, Bill Gates, Angelina Jolie, ... nhưng sẽ gặp lui gặp tới những cái mặt mẹt quen thuộc chúng ta thường gặp hàng ngày dù thích hay không thích. Người ta gọi là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Cũng như cùng một lò hát bội mà ra, cùng đóng vai tuồng miệt vườn, ngày nay làm chồng, làm vợ, làm con rồi ngày mai làm đầy tớ, làm vua, ấu đã, ái ố lẫn nhau cho khán giả nẫu thưởng thức mà thôi. Cho nên, không phải vì ngày hôm qua mình làm vua chém đầu cả đám rồi thì ngày nay mình đóng vai làm dân bị cả đám chém đầu là vì nhân quả của vở tuồng hôm qua mà chỉ là vở tuồng mới viết từ đạo diễn 'gà nhà nuốt dây thun.' Vì ông vua ngày hôm qua lẩn thằng dân ngày hôm nay cũng chỉ là một vở tuồng kịch, một nghề diễn xuất chứ không phải là thật tâm.
Tôi là một người,‘person,’ một diễn viên. Mà ‘persona’ cũng có nghĩa là mặt nạ sân khấu. Cho nên, tôi là một diễn viên đeo mặt nạ sân khấu.
From Wikipedia, the free encyclopedia: A persona (plural personae or personas), in the word's everyday usage, is a social role or a character played by an actor. The word is derived from Latin, where it originally referred to a theatrical mask. The Latin word probably derived from the Etruscan word "phersu", with the same meaning, and that from the Greek πρόσωπον (prosōpon). Its meaning in the latter Roman period changed to indicate a "character" of a theatrical performance or court of law,[citation needed] when it became apparent that different individuals could assume the same role, and legal attributes such as rights, powers, and duties followed the role. The same individuals as actors could play different roles, each with its own legal attributes, sometimes even in the same court appearance. According to other sources, which also admit that the origin of the term is not completely clear, persona could possible be related to the latin verb per-sonare, literally: sounding through, with an obvious link to the above-mentioned theatrical mask.
Muốn làm bà con với những kẽ giàu sang, mong sinh trong nhà vua chúa hay làm hàng xóm với những kẽ đại gian, đại ác, đại hùng, thành công hiển hách trên đời thì phải chính mình làm một cuộc "cách mệnh vĩ đại" mới mong chuyển được cái nghiệp tôm tép tầm thường mà mình đang cưu mang. Lúc mà cá chép vượt qua Long môn thì mới hóa rồng. Lúc đó, chúng ta sẽ gặp toàn là rồng, gần gủi với những vĩ nhân, sẽ được ở trong vòng chơi của họ, rồi lại than trời trách đất, cuộc đời sao khốn nạn, cầu đắc khổ - tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa.
Oán ghét nhau lẫn thương yêu nhau đều khổ. Một bên khổ vì đau tim một bên khổ vì phiền nảo; kết quả là đau tim, đau bao tử, nhứt đầu, nóng giận, lên máu, buồn thương, biến ăn biến ngủ. Đó là cái khổ thứ hai trong Bát Khổ. Cho nên kinh sách có câu: “Nghiệp bất trọng bất sanh Ta Bà. Ái bất đoạn bất sanh Tịnh Ðộ.” Có nghĩa, Nghiệp không nặng không sanh trong ‘ráng chịu.’ Ái không dứt không sanh Tịnh Độ. Cho nên, muốn thoát khỏi cỏi Ta Bà đau khổ này thì không những không nên ghét nhau mà còn phải không nên yêu nhau nữa, phải viễn ly hỷ nộ ái ố. Ghét nhau và luyến ái nhau nhất là ái dục ràng buộc ta kiếp này qua kiếp khác, luân hồi triền miên làm chúng ta trở thành oan gia, thân bằng quyến thuộc, liên hệ rồi khởi lòng thương ghét lẫn nhau. Do đó, nếu mong muốn không gặp nhau ở kiếp sau thì phải chấm dứt nghiệp quả, đoạn tuyệt nhân duyên bằng cách tu hành giác ngộ để ra khỏi luân hồi. Dĩ nhiên, nếu mong muốn gặp lại nhau (I will be back. See you again/later) thì không cần phải tu hành để thoát khỏi luân hồi. Đó là quyền chọn lựa của mỗi cá nhân.
Do vậy chớ yêu ai,
Ái biệt ly là khổ.
Những ai không yêu ghét,
Không thể có buộc ràng.
(Kinh Pháp Cú - Phẩm Hỷ Ái)
Có một cái khổ mà ít người biết đến, chỉ có những bật giác ngộ có được thần thông mới kiến được. Trong quá khứ trên đời này, mình đã làm một điều gì đó, đáng thương hay đáng ghét, để cho người khác thù hận, nguyền rủa hay thương nhớ, tương tư mình suốt đời thì dễ dàng để giải thích nguyên nhân hậu quả của nó. Nhưng có những tha nhân vì một duyên nợ nào đó họ được tiếp xúc, giúp đở, săn sóc từ lòng thân thiện tử tế của mình. Những người này không biết vì duyên nợ kiếp nào mà chỉ mới nhìn thân sắc của mình thì đã mê sắc rồi họ hồn bướm mơ tiên, bị ngay tiếng sét ái tình dù họ chưa bao giờ tiếp xúc trực tiếp với mình hay thề non hẹn biển với mình. Vì họ vô duyên, sinh trật không gian và thời gian, mà mình thì lại vô tình không hề hay biết để đáp lại cái tình câm đó làm cho họ âm thầm thương nhớ, tương tư đau khổ suốt đời dù cả họ lẫn mình đều đã có gia đình và con cháu đùm đề. Những người này, khi có dịp, họ vẫn tự gợi nhớ trong lòng, vẫn thất tình như một ẩn ức tình dục, một mơ ước yêu đương chưa bao giờ thật. Vì họ tự yêu thú thương đau nên luôn luôn đau khổ, mộng mơ không biết cách nào giải tỏa tấm lòng nên phải nhờ vào thơ văn hay tâm sự nhắn tin qua bạn bè. Họ luôn luôn mộng du, yêu hình yêu bóng chứ không thật sự yêu người bằng xương bằng thịt mà mình bị họ chọn làm đối tượng ước mơ. Đó cũng là một nghiệp chướng rất nặng nề, không may cho mình dù không phải mình tạo ra nhưng vẫn bị vấn vươn và bắt trả báo bởi tha nhân. Cái nghiệp trời ơi đất hỡi này nó tai hại cho cả mình lẫn họ. Cho nên, nếu mình là một trong những người xui xẽo, vô cầu mà bị vươn phải cái nghiệp không gieo nhân mà bị quả báo này và cũng vì vậy mà luôn kém may mắn không được vừa ý trên đời thì ta cũng nên nguyện cầu cho những oan gia này quên mình, vơi nhớ nhung ái dục, buông tha mình, cắt đứt dây oan, để cùng nhau bớt khổ nghiệp.
Những kẻ phàm phu bị câu thúc trong vòng Oán Tăng Hội (ghét mà phải gặp mặt) rồi ảo tưởng là Khổ vì không tìm ra được người tri kỹ tri bĩ như độc cô cầu bại suốt đời cô đơn.
Xa hơn nữa, khổ về oan gia hội ngộ. Tức bản thân luôn phải sống và làm việc cùng với những kẻ đối nghịch thù oán ở gần bên gièm pha, nói xấu, phá phách, mưu hại, làm cho ta phải bực tức, khổ sầu, lo sợ, bất an... Hoặc trong một giòng họ, gia đình: cha mẹ, anh em, vợ chồng con cái lẫn bà con… không đồng ý kiến, thường có sự tranh cãi, giận ghét, buồn phiền, ganh tương, ích kỷ, mưu hại lẫn nhau. Đây là nỗi khổ oan gia từ kiếp trước nay phải đầu thai vào trong một gia đình để gây khổ đau cho nhau, đòi nợ nần, trả thù oán lẫn nhau không còn gì là hạnh phúc chân thật. Rồi một ngày nào đó khi mà oan nợ hết thì cái đám bà con vô tích sự, anh chị em bạc bẽo, đám con cái từ nghịch tử lẫn nghịch nữ, hoặc là họ rũ nhau ra đi không trở lại hay ta không màn đến họ nữa; ngay cả người phối ngẫu oan gia, khắc khẩu ngày nào đầu ấp tay ôm, từ thương nay thì trở thành người xa lạ, Oán Tăng Hội, cũng chia tay. Chỉ còn lại mình ta sống trong căn nhà đầy trống vắng (full emptiness of empty nest) mà một thời là mái ấm gia đình đầy hạnh phúc rồi trỡ thành đầy địa ngục trần gian và cuối cùng đầy cái không của hạnh phúc lẫn địa ngục. Ta bổng nhiên cảm thấy trống vắng cái khổ (emptiness of suffering) nhưng đầy bình an trong cô đơn (full of lonely calmess.) Tuy cuộc đời đã lỡ làng nhưng ta cũng không chút luyến tiếc lẫn mong muốn gì hơn là bằng lò