;
Toàn cảnh Đại biểu tham dự Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2023
Quang lâm chứng minh Đại lễ Phật đản LHQ 2023, Đức Ngài Somdet Phra Maha Muniwong – Đức Tăng Thống thứ 20 của đất nước Chùa Vàng, Thái Lan đã phát biểu chúc mừng toàn thể Đại biểu tham dự và trực tiếp thăm hỏi chư Tăng Đại diện lãnh đạo Phật giáo các nước, trong đó có chư Tôn giáo phẩm GHPGVN: HT. Viên Minh – Phó Pháp chủ GHPGVN và Nhị vị Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN HT. Thích Thiện Tâm và HT. Đào Như,…
Đức Ngài Somdet Phra Maha Muniwong – Đức Tăng Thống thứ 20 của đất nước chùa Vàng, Thái Lan
Đức Tăng thống thăm hỏi chư Tăng Đại diện lãnh đạo Phật giáo các nước, trong đó có chư Tôn giáo phẩm GHPGVN: HT. Viên Minh – Phó Pháp chủ; HT. Thích Thiện Tâm; HT. Đào Như
Phát biểu khai mạc, HT. Giáo sư Tiến sĩ Phra Brahmapudit – Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (ICDV) và Hiệp hội các trường Đại học Phật giáo Quốc tế (IABU) cho biết, Đại lễ Phật Đản LHQ được tổ chức hàng năm để Tăng đoàn Phật giáo thế giới cùng gặp gỡ, thảo luận việc ứng dụng những lời dạy minh triết của Đức Thế Tôn nhằm giải quyết các vấn nạn chung của nhân loại. Tuy nhiên, 3 năm qua việc tổ chức Đại lễ phải tạm dừng do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19. Ngài nhấn mạnh chủ đề chính của Đại lễ Phật đản LHQ lần thứ 18 này là “Trí tuệ Phật giáo ứng phó với khủng hoảng toàn cầu”. Theo đó, quý vị Diễn giả đến từ các quốc gia sẽ cùng nhau thảo luận thông qua 3 phiên Hội thảo về Hòa bình thế giới, biến đổi khí hậu và thế giới sau Đại dịch.
HT. Giáo sư Tiến sĩ Phra Brahmapudit – Chủ tịch Uỷ ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (ICDV) và Hiệp hội các trường Đại học Phật giáo Quốc tế (LABU)
Phó Thủ tướng Srilanka: Hon. Dinesh Gunawardenna phát biểu tại Đại lễ
Đại biểu các nước phấn khởi chụp hình lưu niệm cùng siêu sao điện ảnh Bollywood Gagan Malik – người thủ vai Thái tử Siddhartha trong bộ phim nổi tiếng Sri Siddhartha Gautama (Cuộc đời Đức Phật).
Chư Tôn đức lãnh đạo GHPGVN tham dự Đại lễ
Đây là lễ hội mang tính văn hóa và nhân văn trên phạm vi quốc tế được tổ chức Liên Hiệp Quốc công nhận sau khi thảo luận Đề mục 174 của chương trình nghị sự tại phiên họp thứ 54 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 15/12/1999. Đặc biệt, cả ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời của Đức Phật (ngày sinh, ngày thành đạo và ngày nhập niết bàn) đều diễn ra đúng vào ngày trăng tròn tháng Vesak (tương đương với ngày trăng tròn tháng 4 âm lịch). Vesak được gọi là Lễ Tam Hợp (hợp nhất 3 sự kiện quan trọng trên) và được xem là tháng thiêng liêng nhất.
Nghị quyết LHQ khẳng định 3 điều chính:
Sự kiện trọng đại này được cộng đồng Phật giáo thế giới xem là cơ hội quý báu để truyền bá thông điệp từ bi, trí tuệ, hòa bình, bất bạo động của Đức Phật trên khắp thế giới. Nhiều nội dung được thảo luận nhằm đóng góp vì lợi ích phát triển xã hội tốt đẹp, theo các chủ đề Phật giáo đối với đời sống xã hội, bên cạnh đó còn có các triển lãm, biểu diễn văn hóa nghệ thuật Phật giáo của nước đăng cai và các nước tham gia; du lịch tham quan thắng cảnh, thắng tích Phật giáo.
Trước đó, Đại lễ Vesak LHQ đã từng được tổ chức thành công tại Việt Nam vào các năm 2008, 2014 và 2019.
Các phiên Hội thảo chính thức bắt đầu vào buổi chiều cùng ngày và các diễn giả, học giả từ các quốc gia sẽ cùng nhau thảo luận về các chủ đề của Hội thảo.
Hồ Thủy – Thái Hà - PSO
(đưa tin từ Thái Lan)