Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Khám phá ngôi chùa không không có tượng Phật

Tác giả Hồng Lam
09:35 | 12/03/2013 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Chùa Cống Phường (Liên Chung, Tân Yên, Bắc Giang) hay còn gọi là Chùa không Bụt là chùa cổ, lạ trên đất Bắc Giang bởi lẽ đây là một công trình văn hóa tôn giáo mà lại không có tượng Phật thờ. Chùa không Bụt cũng là hiện tượng hiếm thấy không đâu có.
Chùa nằm trên địa phận thôn Hậu (xã Liên Chung), tọa lạc trên thế đất hình “long xà”, được xây dựng vào trước năm 1713. Chùa Cống Phường là công trình văn hóa tôn giáo cổ, đã qua nhiều lần trùng tu, nhưng vẫn lưu giữ được nhiều nét cổ kính và hệ thống kiến trúc thời Lê Trung Hưng. Các cổ vật có những đường họa tiết, hoa văn trang trí chạy quanh thể hiện sự kế thừa của phong cách nghệ thuật tạo dựng từ thời Mạc.

Chùa Cống Phường có quy mô lớn, vững chãi, song không có một pho tượng nào. Trên các bệ chỉ đặt nồi hương. Ông Nguyễn Vân Đài, người dân thôn Hậu cho biết, những năm 70 của thế kỉ XX vẫn còn 3 pho tượng ốc được đặt trên cao. Sau đó và cho đến giờ không còn pho tượng nào được đặt ở đây.

Chùa Cống Phường có giá trị nghiên cứu về lịch sử - văn hóa được thể hiện qua phong cách kiến trúc và niên đại của các hiện vật, cổ vật như: Cây hương đá tạo dựng vào năm 1713, triều vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 9; bát hương sành Phù Lãng (thế kỉ XIX), bát hương gốm, men da lươn (thế kỉ XIX) và hệ thống các đồ thờ cổ có niên đại thời Nguyễn (thế kỉ XIX - XX) như: bát hương gốm men nâu, đĩa sứ men lam, mõ thờ...

Do di tích tọa lạc ngay giữa gáy của long xà, nên việc thờ Phật là rất “nghịch”, dân trong thôn người già thì thác sớm, trai tráng ra trận thì tử trận, cây cối, vật nuôi chết nhiều...

Sang thời Nguyễn (khoảng thế kỉ XIX), nhân dân địa phương đã làm lễ hóa toàn bộ tượng gỗ và tượng đất chỉ để các bục thờ vọng. Hệ thống tượng Phật nhân dân thả trôi theo dòng sông Thương tại bến Cống Chuông, cách di tích chùa Cống Phường 800m về phía Tây; hệ thống tượng đất được hóa tại hố Nẻo Bụt, hiện nay là khu dân cư Rừng Thừa, thuộc thôn Hậu, xã Liên Chung.

Theo ông Kim Anh Huyền, cán bộ xã Liên Chung đã về hưu, là người cầm chìa mở cửa chùa Cống Phường mỗi khi có người tới hành hương, kể lại: Từ khi làm lễ hóa Phật, dân làng dần từng bước hồi sinh, làm ăn phát đạt, dân khang, vật thịnh, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu. Từ đó dân gian lưu truyền và gọi chùa Cống Phường là chùa Không Bụt.

Đây là chùa cổ, lạ trên đất Bắc Giang bởi lẽ đây là một công trình văn hóa tôn giáo mà lại không có tượng Phật thờ. Chùa không Bụt cũng là hiện tượng hiếm thấy không đâu có. Tương truyền đây vốn là ngôi chùa âm hồn, thờ cúng những người chết trận...

Ngày nay, người dân vẫn tới đây thắp hương vào ngày rằm, mùng 1 nhưng các hoạt động vui chơi, giải trí, họp chợ thì không diễn ra tại khu vực này.

Trước cửa chùa là cây hương đá có niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 9 (1713, triều vua Lê Dụ Tông). Tên phường Cống còn được khắc ghi trên cây hương đá này.
Theo Báo Giáo dục Việt Nam
*Khám phá ngôi chùa không Bụt hiếm thấy trong lịch sử

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Những hình ảnh hiếm hoi về Chùa Hương Tích - Hà Nội

Những hình ảnh hiếm hoi về Chùa Hương Tích - Hà Nội

Chùa Bổ Đà đẹp như chốn tiên cảnh ở Bắc Giang

Chùa Bổ Đà đẹp như chốn tiên cảnh ở Bắc Giang

Hà Nội: Ngôi chùa gần 700 tuổi chờ sập

Hà Nội: Ngôi chùa gần 700 tuổi chờ sập

Khám phá ngôi chùa có vườn tháp lớn nhất Việt Nam

Khám phá ngôi chùa có vườn tháp lớn nhất Việt Nam

Chùa Ngũ Đài có vị trí quan trọng trong Phật giáo Trúc Lâm

Chùa Ngũ Đài có vị trí quan trọng trong Phật giáo Trúc Lâm

Những bí mật từ ngôi chùa nghìn năm tuổi Địa Tạng Phi Lai

Những bí mật từ ngôi chùa nghìn năm tuổi Địa Tạng Phi Lai

Chùa Dạm trong Di sản Mộc bản triều Nguyễn

Chùa Dạm trong Di sản Mộc bản triều Nguyễn

Quỳnh Lâm tự 'Đệ nhất danh lam cổ tích' và Bích Động Thi Xã Tao Đàn

Quỳnh Lâm tự 'Đệ nhất danh lam cổ tích' và Bích Động Thi Xã Tao Đàn

Sự kế thừa và phát triển chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang

Sự kế thừa và phát triển chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang

Chùa Tam Chúc - nơi diễn ra đại lễ Vesak 2019

Chùa Tam Chúc - nơi diễn ra đại lễ Vesak 2019

Ngôi chùa không có hòm công đức, và pho tượng nhục thân thiền sư nổi tiếng

Ngôi chùa không có hòm công đức, và pho tượng nhục thân thiền sư nổi tiếng

Khởi công xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Chính Pháp

Khởi công xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Chính Pháp

Bài viết xem nhiều

Bàn về cúng sao giải hạn

Bàn về cúng sao giải hạn

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Chùa Phúc Lâm trao 500 phần quà Tết Quý Mão đến người mù

Chùa Phúc Lâm trao 500 phần quà Tết Quý Mão đến người mù

Hạ thủy bảy đèn hoa sen mừng xuân Quý Mão 2023

Hạ thủy bảy đèn hoa sen mừng xuân Quý Mão 2023

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Hàng ngàn Phật tử đạo tràng Pháp hoa miền Bắc tham dự lễ Phật thành đạo

Hàng ngàn Phật tử đạo tràng Pháp hoa miền Bắc tham dự lễ Phật thành đạo

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,0990982 s