;
Nữ doanh nhân nhà hàng chay nổi tiếng Sài Gòn xuất gia
Bản chất của người tại gia và xuất gia
Ngày nay, do cuộc sống đầy những đau khổ nơi cõi Ta Bà này, tâm trí con người bị vô minh che lấp, chúng sinh không đủ căn cơ để hiểu hết những điều vi diệu mà Đức Phật đã thuyết trong kinh. Họ xem cuộc sống đời thường,có quyền lực trong tay, có vợ con, gia đình đó là chân hạnh phúc. Thử hỏi khi mất đi, có ai mang theo được những thứ ấy theo chăng? Tất cả chỉ là sợi dây vô hình trói buộc ta trong kiếp sống tạm bợ này. Nó không cho ta tìm về với chính pháp, khiến ta mê mờ, lầm lạc trên con đường về với Phật. Vậy làm sao để thoát khỏi những ràng buộc ấy? Cầu cứu tới chư Phật chăng? Thưa với quý vị rằng, quý vị có cầu xin đến thế nào thì cũng chỉ vô ích thôi! Khi Phật sắp nhập Niết bàn, Ngài đã nói : “Các ngươi hãy tự thắp đuốc mà đi lên” thì chứng tỏ ý của Phật muốn tự bản thân chúng ta hãy cố gắng tự thoát khỏi sinh tử luân hồi, mà theo cách nói của ngôn ngữ đời thường đó là “tự thân vận động”.
Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia, cắt tóc đi tìm đạo-một tấm gương đại hiếu.
Nếu cuộc sống tầm thường này mà người ta cho rằng có quyền lực, tiền bạc đó là hạnh phúc thì tại sao Phật phải xuất gia? Là một Thái tử sẽ kế vị ngai vàng của một đất nước chẳng phải sung sướng khi có quyền lực, danh vọng, cung tần mỹ nữ sao? Nhưng chính những điều ấy đã khiến Thái tử Tất Đạt Đa đang trong độ tuổi thanh xuân phải từ biệt gia đình đi tìm đạo.
Ngày nay, do bị vô minh che
lấp, từ những cách nhìn sai trái hay bị bóp méo bởi ma quân mà việc xuất gia bị
người đời cho rằng là việc bất hiếu. Họ cứ nghĩ đơn giản rằng con cái bỏ cha mẹ
đi xuất gia là không thể chấp nhận được. Không ít những “chủng tử Như Lai” đã
phải chịu những câu mắng chửi của cha mẹ, lời cay đắng từ miệng lưỡi thế gian. Rồi họ nói với những
người cha người mẹ đó rằng: “:Tại sao ông bà lại cho con ông bà đi xuất gia? Về
sau ai nuôi ông bà? Đến lúc ấy sướng hay khổ?”
Hầu hết những người cha mẹ chưa có bồ đề tâm vững chãi sẽ bị lay chuyển bởi những câu nói do “ma đạo” bên ngoài dụ dỗ. Chúng ta nên hiểu rằng con cái nuôi cha mẹ, phụng dưỡng đầy đủ, không để thiếu sót, đó chỉ là sung sướng về mặt thể xác. Còn tinh thần thì đã đủ chưa? Có thể nói, không có bất cứ một điều gì sung sướng hơn khi tìm ra ánh đạo vàng.
Khi tiếp xúc với một số người được gọi là Phật tử ở nhiều chùa, đa số thường ngại khi nói đến chuyện cho con cái của họ đi xuất gia vì còn lo lắng về việc nối dõi tông đường. Thiết nghĩ Phật đã dạy rằng còn sinh tử là còn luân hồi trong lục đạo. Vậy chúng ta còn muốn nối dõi tông đường thì khác nào lại gieo thêm những phiền não, đau khổ cho thế gian này sao? Khi con có ý nguyện xuất gia thì cha mẹ và gia đình nên ủng hộ và vui mừng. Đừng mắng chửi hay ngăn cản. Cha mẹ mắng chửi con cái, ngăn con cái xuất gia khác nào mắng chửi, ngăn cản những vị Phật tương lai thành đạo?
Xuất gia không phải là việc
làm tồi tệ hay xấu ác gì nên chúng ta phải biết nâng niu, quý trọng. Chẳng gì vui
hơn khi con cái xuất gia rồi quay lại độ cho cha mẹ và gia đình. Phật đã dạy
rằng báo hiếu cha mẹ chẳng gì có hiếu bằng hướng cha mẹ vào con đường Phật đạo,
sau đó quy y tam bảo để sống đời an vui. Đó là lòng đại hiếu mà không bút mực
nào có thể viết hết được.