;
Giáo điều, theo tự điển, là một tuyên bố ngạo mạn của một ý tưởng. Điều này phù hợp với môn khoa học tôi thấy ở phòng lab của trường đại học Cambridge. Khoa học đã mất tính khiêm nhường của nó. Những ý kiến tự cao tự đại được mô tả qua những nghiên cứu không công bằng lại trở thành chân lý. Châm ngôn của tôi từ lúc đó là : "Sự nổi tiếng của một nhà khoa học được đo lường bằng thời gian mà họ vượt qua chướng ngại trên các lĩnh vực của mình."
Để hiểu rõ hơn về khoa học thực tế, một người có thể trở về với người cha sáng lập nên khoa học như nhà triết học người anh Francis Bacon (1561 - 1628). Ông đã thiết lập mô hình để khoa học tiến tới gọi là "lực mạnh hơn của một thí dụ âm." Điều này có nghĩa là để đề ra một lý thuyết hay giải thích một vài hiện tượng gì đó, người đó cố gắng hết mình để phản biện lại nó. Người đó sẽ kiểm tra lý thuyết ấy với nhiều thí nghiệm đầy thử thách.
Một người phải đưa lý thuyết đó cùng với những tranh luận mạnh mẽ. Khi một thiếu sót xuất hiện trong lý thuyết, lúc đó khoa học mới tiến triễn. Một khám phá mới sẽ giúp cho lý thuyết đó được điều chỉnh và chắc lọc.Phương pháp luận cơ bản và nguyên gốc này được hiểu rằng không thể chứng minh bất cứ thứ gì với một điều chắc chắn hoàn toàn. Lý thuyết đó chỉ có thể phản biện với nguyên lý hoàn toàn đúng.
Một số nhà khoa học không được hướng dẫn chu đáo nên tiếp tục duy trì lý thuyết rằng không có sự tái sinh, rằng dòng ý thức này không có khả năng làm cho con người tái sinh trở lại. Tất cả điều chúng ta cần làm là phản biện lý thuyết này, theo khoa học, là tìm một hiện tượng tái sinh, chỉ một mà thôi. Giáo sư Ian Stevenson, như một số bạn biết, vừa mới môt tả rất nhiều hiện tượng tái sinh. Thế là lý thuyết không tái sinh đã bị bác bỏ. Tái sinh bây giờ là một sự thật theo khoa học.
Người bình thường biết quá ít về khoa học đến nổi họ khó mà hiểu nổi những thuật ngữ được giới khoa học dùng. Vâng, nếu họ đọc báo hay tạp chí mà có trích rằng các nhà khoa học nói như vậy, họ lập tức cho điều đó là đúng.
“Hãy so sánh điều này với phản ứng của chúng ta khi chúng ta cũng đọc cùng bài báo đó mà chỉ ra rằng "một nhà chính trị gia nói như vậy." Vậy tại sao khoa học có sự uy tính không thay đổi như vậy? Có lẽ bởi vì ngôn ngữ và nghi thức của khoa học đã trở nên xa lạ với người bình thường và các nhà khoa học ngày nay trở thành những người tu sĩ được tôn sùng và đáng kính.
Trong bộ áo lab theo nghi lễ màu trắng, tụng những bài kinh mumbo jumbo khó hiểu về vũ trụ song song nhiều chiều và biểu diễn những nghi thức huyền bí để biến những loại hóa thể như sắt thép và nhựa trở thành tivi và máy tính, những nhà giả kim trong thế giới hiện đại này đúng là quá tuyệt vời nên chúng ta tin tưởng mọi thứ họ nói. Khoa học đáng tin cậy, chỉ có một như một vị giáo hoàng vậy, và khoa học hiện nay là không thể sai lầm được.
Một số nhà khoa học biết nhiều hơn những người khác. Hầu hết những gì tôi học cách đây 30 năm đều được minh chứng là sai hoàn toàn. May mắn thay, nhiều nhà khoa học với bản chất liêm chính và khiêm tốn đã nhận định rằng khoa học là một công việc vẫn tiếp tục tiến triễn . Họ biết rằng khoa học chỉ có thể đề xuất chân lý nhưng không bao giờ tuyên bố chân lý đó. Tôi được một Phật tử nói rằng ngày đầu tiên tại trường đại học y khoa ở Sydney, một giáo sư nổi tiếng, trưởng khoa của trường y, đã bắt đầu bài diễn văn chào mừng tân sinh viên rằng :" Một nữa những gì chúng tôi giảng dạy cho các bạn trong vài năm tới là sai.Vấn đề là chúng tôi không biết nữa phần đó là cái gì." Đây là những lời nói của một nhà khoa học thực thụ.
Phật giáo còn khoa học hơn khoa học hiện đại. Cũng như khoa học, Phật giáo dựa trên mối liên hệ có thể xác minh lại là nguyên nhân và kết quả. Nhưng không giống với khoa học, Phật giáo thách thức tất cả những tín đồ với sự hoàn mỹ nhất. Một bài kinh nổi tiếng của Phật giáo nói rằng một người không thể tin hoàn toàn vào "những gì được giảng dạy, vì truyền thống, nghe nói, theo kinh điển, suy luận, lôgíc, hiện tượng, sự đồng ý với những ý kiến nêu ra , theo lời nói của một bậc thầy hay chính vị thầy của mình." Liệu bao nhiêu nhà khoa học có lý luận nghiêm khắc đến như vậy. Phật giáo thử thách mọi thứ, bao gồm cả lôgíc. Thật là chẳng đáng giá trị gì khi thuyết lượng tử có vẻ vô lý, ngay cả với nhà khoa học vĩ đại như Einstein, khi nó mới được đưa ra. Sau đó, nó đã bị phản bác. Chân lý chỉ đáng tin cậy khi sự thừa nhận phải được dựa vào những gì suy ra nó. Phật giáo chỉ đáng tin cậy khi dựa vào những thí nghiệm rõ ràng và khách quan.
Kinh nghiệm chỉ rõ ràng khi những dụng cụ đo lường, các giác quan của chúng ta sáng sủa và không dao động. Trong Phật giáo, điều này xảy ra khi những trở ngại của trì trệ-mê mệt và áy náy-thương hại đều được vượt qua.
Thí nghiệm khách quan là khi nó được giải thoát khỏi mọi thành kiến. Trong Phật giáo, ba loại thành kiến là ham muốn, ý chí yếu đuối và luôn luôn nghi ngờ. Ham muốn làm cho con người chỉ muốn thấy những gì mình muốn thấy và nó bẻ cong sự thật để hợp với sự ưa thích của mình. Thiếu ý chí làm con người trở nên mù quáng với những gì khuấy động hay làm rối loạn tầm nhìn của mình và làm bóp méo sự thật bằng cách chối bỏ nó. Luôn nghi ngờ một cách khó bảo làm chúng ta từ chối chấp nhận sự thật, như tái sinh, dù là vô cùng vững chắc nhưng vì nó rơi ra ngoài khả năng nhận biết của chính mình về thế giới quan. Nói tóm lại, thí nghiệm rõ ràng và khách quan chỉ xảy ra khi năm trở ngại của Phật giáo được vượt qua. Lúc đó, dữ liệu chỉ đến thông qua những giác quan của con người.
Bởi vì những nhà khoa học không thoát khỏi năm cản trở này nên họ khó mà rõ ràng và khách quan được. Ví dụ, điều phổ biến trong giới khoa học khi họ bỏ qua những số liệu không phù hợp với những lý thuyết mình đang tán dương hay kiềm hãm những bằng chứng và bỏ qua chúng bằng cách cho nó là không bình thường. Ngay cả hầu hết các Phật tử cũng không rõ ràng và khách quan. Một người phải tu tập rất nhiều mới có thể vượt qua năm thành kiến này. Vì vậy, chỉ những nhà thiền định hoàn hảo mới có thể công nhận là những nhà khoa học thật sự, rõ ràng và khách quan.
Khoa học yêu cầu không những dựa trên sự quan sát rõ ràng và khách quan mà còn trên sự đo lường. Nhưng đo lường trong khoa học là như thế nào? Để đo lường một vật gì , theo thuyết lượng tử thuần túy, là sự méo mó của công thức sóng Schroedinger với việc quan sát. Thêm vào đó, dạng không méo mó của công thức sóng Schroedinger, trước khi những đại lượng đo lường được tạo ra, có lẽ là mô tả hoàn hảo thật của khoa học trên thế giới. Sự mô tả đó kỳ lạ quá. Thật sự, theo khoa học thuần túy là không có sự phù hợp giữa những vật chất ở trạng thái rõ ràng với khối lượng chính xác, năng lượng và vị trí trong không gian; mọi thứ là chờ đợi để đo lường. Sự thật là vết mờ rộng lớn nhất của mọi khả năng, chỉ là cái này có vẻ có khả năng hơn cái khác. Ngay cả những số lượng đo lường là sống hay chết cũng được mô tả là không chắc chắn theo khoa học.
Trong thí nghiệm nổi tiếng về suy nghĩ của con mèo Schroedinger, con mèo của giáo sư Schroedinger được khéo léo đặt vào một trường hợp mà nó không phải là sống hay chết nên những đại lượng đo lường trở nên vô nghĩa. Thật sự, theo thuyết lượng tử, là ngoài khả năng đo lường. Đo lường sẽ khuấy động sự thật và nó không bao giờ mô tả được một cách hoàn hảo. "Nguyên lý không chắc chắn" nổi tiếng của Heisenberg đã chỉ ra lỗi thông dụng giữa thế giới lượng tử thật và thế giới đo lường của khoa học giả tưởng.
Dù gì đi nữa, làm sao chúng ta đo lường công cụ dùng để đo lường, chẳng hạn như tâm thức? Tại một cuộc hội thảo gần đây về khoa học và tôn giáo mà tôi là người diễn thuyết, một thính giả người Thiên Chúa Giáo mạnh dạn tuyên bố rằng cứ mỗi lần cô nhìn vào kính viễn vọng về phía những vì sao, cô cảm thấy không thoải mái vì tôn giáo của cô bị đe dọa. Tôi đã thêm rằng khi một nhà khoa học nhìn vào một hướng khác của kính viễn vọng bằng cách quan sát những người đang xem kính viễn vọng, họ cũng cảm thấy không thoải mái vì khoa học của họ cũng bị đe dọa bởi những gì họ làm để thấy được. Vì vậy, cái gì làm để thấy, cái tâm thức gì vượt qua khoa học hiện đại?
Một giáo viên lớp một có lần hỏi cả lớp :"Cái gì là lớn nhất thế giới?" Một cô bé trả lời "Cha của con." Một cậu bé trả lời :"Con voi" vì gần đây cậu vừa đến sở thú. Một cô bé khác nói là "ngọn núi." Một cô bé sáu tuổi, con của người bạn thân tôi trả lời :"Đôi mắt của con là lớn nhất thế giới." Cả lớp im lặng. Ngay cả giáo viên cũng không thể hiểu nổi câu trả lời của cô bé. Lúc đó, cô bé triết học ấy mới giải thích rằng "Đôi mắt con có thể nhìn thấy cha của bạn ấy, thấy con voi và cả quả núi nữa. Nó còn thấy nhiều thứ khác nữa. Nếu mọi thứ đều có thể vừa với đôi mắt của con thì đôi mắt của con phải là lớn nhất thế giới." Quá tài giỏi.
Tuy nhiên, cô bé không phải đúng hoàn toàn. Tâm trí có thể nhìn thấy mọi thứ mà mắt thường không thể thấy được vì nó có khả năng tưởng tượng nhiều hơn nữa. Nó có thể nghe, ngửi, nếm, sờ và suy nghĩ. Thật sự, mọi thứ có thể biết được đều vừa vặn với tâm Vì vậy, tâm mới là thứ lớn nhất thế giới. Lỗi của khoa học là rõ ràng rồi. Tâm không phải nằm trong não hay cơ thể. Não, cơ thể hay tất cả thế giới còn lại đều nằm trong tâm.
Tâm là căn thứ sáu theo Phật giáo. Nó vượt qua năm căn còn lại là thấy, nghe, ngửi, nếm và sờ. Nó tương xứng gần với giác quan của Aristotle phân biệt về năm giác quan. Thật sự, triết học Hy Lạp cổ đại, nơi được cho là nguồn gốc của khoa học, cũng dạy về sáu căn như Phật giáo . Chắc là một nơi nào đó trong cuộc hành trình lịch sử theo suy nghĩ của người châu Âu, họ đã làm mất tâm mình. Hay như Aristotle cho rằng họ có khi bỏ đi cái cảm giác hiển nhiên. Và vì thế nên chúng ta có khoa học. Chúng ta có vật chất mà không có trái tim. Một người có thể nói chính xác rằng Phật giáo là khoa học vẫn giữ được trái tim và không làm mất cái tâm của mình.
Vì vậy, Phật giáo không phải là hệ thống để tin tưởng. Đó là khoa học đựa trên sự quan sát khách quan chẳng hạn như thiền định giúp quan sát cẩn thận sự thật thông qua những công cụ đo lường nhân tạo mạnh mẽ và nó không bao giờ lặp lại.
Mọi người đã được tạo ra những điều kiện thí nghiệm gọi là thiết lập những nhân tố của chân lý Tứ Diệu Đế hơn 26 thế kỷ trôi qua, lâu hơn cả khoa học. Và những giáo sư nổi tiếng của thiền định, nam và nữ chứng quả A La Hán (Arahant) đều đi đến cùng kết luận như Đức Phật . Họ đã xác minh định luật nhân quả vô thời gian hay được gọi là Phật giáo. Vì thế, Phật giáo là khoa học thật sự nhất và tôi vô cùng vui sướng để nói rằng tôi vẫn là một nhà khoa học có trái tim, một nhà khoa học tốt hơn nhiều so với thời tôi đã từng ở trường đại học Cambridge.
Dịch (Theo sundaytimes.lk)