Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

Khóa tu mùa hè 2016 tại Làng Mai nước Pháp đã bắt đầu

Tác giả Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng
05:05 | 05/07/2016 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Hàng năm, cứ đến mùa hè là thiền sinh khắp thế giới lại đổ về Làng Mai của nước Pháp để tham gia khóa tu mùa hè. Điểm đặc biệt nhất của khóa tu mùa hè ở Làng Mai là rất nhiều trẻ em.

Gặp những người dân Bỉ tốt bụng nghĩ về Tứ Chánh Cần

Chúng tôi từ Amsterdam, thủ đô của Hà Lan, đi tàu hỏa qua thủ đô Bruxellees của Bỉ rồi đi tiếp về Paris để chuyển tàu đi Bordeaux, để rồi từ đó mua tiếp vé tàu về ga Saint Foy La Grande, nhà ga gần Làng Mai nhất. Vì đã gửi thông tin sang trước nên quý Phật tử tình nguyện viên người châu Âu đã có mặt tại nhà ga để đón chúng tôi. Lúc dừng ở Bordeaux tôi có gặp thêm 2 bạn người Mỹ và một chị người Hungary gốc Việt, tuy nhiên khi đến ga cuối mới thấy không chỉ có 7 thiền sinh chúng tôi. Có đến 2 xe 16 chỗ ra đón. Trên xe, anh bạn tình nguyện viên lái xe người Italy cho biết rằng riêng trong hôm nay sẽ có 250 thiền sinh đến tham dự khóa tu tại xóm Thượng. Tôi nhẩm tính, như vậy là thêm 1 số Phật tử đã đến từ hôm qua cộng với hơn 60 quý thầy đang tu học, lại thêm hơn chục quý vị đang thực tập xuất gia và một số quý vị định cư dài hạn tại chỗ thì số thiền sinh ít nhất sẽ là trên 300. Chà!

Chúng tôi đăng ký sẵn từ Việt Nam để được ở xóm Thượng. Tôi muốn vậy bởi lần trước qua Làng Mai tôi đã ở xóm thượng rồi. Hơn nữa tôi rất thích thiên nhiên ở xóm Thượng. Mà xóm thượng là xóm duy nhất của Làng Mai pháp là nơi tu học của quý thầy, các xóm còn lại là nơi tu học của các quý sư cô. Tôi rất muốn quay lại đây để hàng ngày được lang thang đi thiền hành vào rừng. Tôi rất thích thả những bước chân từ đồi đi xuống và ngắm cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp ở đây, để được nghe chim hót mỗi sáng, để được lại ngắm mặt trời lặn và mọc mỗi ngày. Từ trên đồi cao mà thưởng thức thì không gì thích hơn. Lần trước tôi đến Làng Mai là cuối thu đầu đông còn lần này là mùa hè đích thực. Tuyệt!

Chúng tôi về đến Làng mới có 2 giờ chiều mà giờ ghi danh đăng ký tham gia khóa tu là 3 giờ. May quá chúng tôi hỏi được các bạn đến trước và được dẫn vào bếp ăn bữa cơm giá trị vô cùng, ngon tuyệt ở đây. Để rồi xsau đó chúng tôi thả bước vào rừng. Rừng là nơi tôi thích nhất. Rừng và thiên nhiên mê hoặc tôi từ lâu rồi. Bình an không tả thành lời!

Cũng như bất cứ khóa tu nào, chương trình luôn được bắt đầu bằng phần hướng dẫn tổng quát. Chúng tôi cũng được phân theo các gia đình để có thể tham gia pháp đàm các buổi chiều, để có thể sinh hoạt cùng nhau. Nhóm bốn chúng tôi từ công ty sách Thái Hà  được phân về gia đình hoa tuy líp. Tiếng Anh là ngôn ngữ chung của khóa tu mùa hè này ở xóm Thượng.

nguoiphattu_com khoa tu lang mai3.jpg

Buổi sáng chúng tôi thức giấc lúc 5h15. Trời bên này sáng muộn và tối cũng muộn. 5h15 trời bắt đầu hửng sáng. 9h30 hay gần 10 giờ tối mặt trời mới lặn. Phải tầm 11 giờ đêm trời mới tối hẳn. Thế đấy. Ngày dài nên tha hồ thưởng thức. Vui vui vui!

Đầu giờ sáng, tất cả các thiền sinh cùng ngồi thiền từ 06h. Sau đó chúng tôi tập các bài tập chánh niệm ngoài sân vườn rộng mênh mông. Có 3 nhóm chính: một nhóm tập yoga, một nhóm tập gậy và 1 nhóm tập dưỡng sinh. Có một số bạn vẫn ở lại thiền đường và thiền tiếp. Một số khác thì bách bộ trong sương mai khi mặt trời vừa bắt đầu mọc. Lãng mạn vô cùng!

Có một điểm thú vị rằng phần lớn các thiền sinh là phương Tây. Đoàn 4 chúng tôi từ công ty sách Thái Hà là số ít ỏi đến từ Việt Nam. Các bạn người các nước khác đều rành tiếng Anh. Các bạn thiền sinh phương tây cho biết, nếu muốn nghe tiếng Pháp thì xin mời đến xóm Mới, nếu muốn nghe tiếng Đức thì về xóm Hạ còn những ai muốn nghe tiếng Việt thì về xóm Trung. Thì ra thế!

Mỗi sáng chúng tôi có pháp thoại. Ăn sáng trước đó là hoàn toàn kiểu phương tây: bánh mỳ, sữa, mứt, bơ, trái cây. Không hề có bún, phở hay cơm. Bạn người Việt nào mà chỉ ăn được đồ ăn Việt thì rất khó ở xóm Thượng cùng chúng tôi. Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo chuyện ăn bởi luôn có bánh mỳ và trái cây. Hơn nữa chúng ta đến đây để ăn pháp qua các bài pháp thoại và ăn thiền chứ. Ngon lành lắm. Món ăn chính ở đây phải là pháp, là thực hành thiền, là thiên nhiên với không khí trong lành, với vô số cây các loại. Bốn bề xung quanh chúng tôi là rừng và hoa. Đẹp lắm. Không khí trong lành vô cùng. Mê hồn!

Sáng hôm qua chúng tôi được nghe pháp thoại của sư cô Diệu Nghiêm. Sư cô giảng về sự lắng nghe sâu và sự giúp đỡ toàn tâm của Quán Thế Âm Bồ Tát. Sư cô cũng nói về tứ vô lượng tâm theo cách phân tích và các ví dụ rất cụ thể của mình. Sư cô giảng bằng tiếng Anh với chất dọng dễ nghe và dễ hiểu. Cả thiền đường im phăng phắc, không một tiếng động.

nguoiphattu_com khoa tu lang mai1.jpg

Sáng hôm nay chúng tôi nghe 1 bài pháp thoại bằng tiếng Pháp. Sư cô giảng chậm, dễ hiểu. Tôi ấn tượng nhất với phần mở đầu khi sư cô giảng riêng cho các em nhỏ. Bài pháp thoại bắt đầu bằng chuyện cây có phải là bạn của các con hay không và quan hệ mật thiết khăng khít giữa cây và người là gì. Các con nhỏ từ Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Đức,… tha hồ thể hiện khả năng vẽ và biểu diễn của mình. Tôi giật mình khi thấy cây đáng yêu và thân thiết với ta nhiều hơn ta tưởng. Biết ơn các con ngàn lần!

Chiều hôm qua chúng tôi được sư cô Chân Không hướng dẫn thiền buông thư. Tôi cũng buông thư cùng các bạn phương tây. Cả thiền đường cùng buông thư. Tôi không ngủ mà nằm buông thư nghe giọng rất nhẹ, rất êm của sư cô Chân Không hướng dẫn bằng tiếng Anh. Công nhận rằng sư cô là chuyên gia lớn về thiền buông thư. Nằm mà thấy thân và tâm được thư giãn thật sự. Các bạn phương tây thì ngủ ngon lành. Bình an đến lạ kỳ!

Nói thật rằng tôi thích học tập và thực hành thiền với người phương tây. Lý do rất đơn giản: họ rất nghiêm túc. Khi đã đến giờ noble silence tức im lặng hùng tráng là tất cả im phăng phắc, kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Mà bạn biết không, im lặng hùng tráng ở Làng Mai vào lúc 21h30 khi trời vẫn còn đang sáng, mặt trời vẫn còn chiếu. Thế mà mấy trăm con người im phăng phắc. Làm gì người phương tây cũng nghiêm túc. Nói là làm. Quy định thế nào thực hiện đúng như vậy. Tôi còn phải học họ nhiều nhiều!

Có một chi tiết rằng phần lớn các thiền sinh ngủ ở lều. Một phần vì Làng Mai không đủ phòng cho các thiền sinh. Phần khác họ rất thích sống trong thiên nhiên, thích ngủ giữa rừng. Ngắm nhìn hàng chục chiếc lều trại cắm trong từng khu vực mà thấy đẹp vô cùng. Cũng muốn chia sẻ luôn rằng chúng tôi đăng ký tham gia tu thiền 2 tuần ở đây thì 1 tuần ngủ trong phòng còn tuần thứ 2 sẽ ngủ ngoài lều. Cháu Minh Anh, thành viên nhí của đoàn, rất thích thú với điều này và chỉ mong đến tuần thứ 2 để ngủ lều. Trẻ con hay thật!

Mà trẻ con ở khóa tu khá đông. Riêng ở xóm Thượng chúng tôi có đến hơn 50 con. Đủ các lứa tuổi. Các con có chương trình sinh hoạt riêng với nhiều trò chơi thú vị. Tôi thích ngắm cảnh các con vui chơi, chạy nhảy, leo trèo. Hôm qua hàng chục cháu theo bố mẹ đi bộ cùng chúng tôi từ xóm Thượng về xóm Hạ và ngược lại. Mỗi chiều cũng đến 3 km. Vậy mà cháu nào cũng khỏe, cũng vui. Không thấy bé nào đòi bố bồng mẹ bế như ở Việt Nam ta. Kể cũng đáng học đấy chứ nhỉ!

nguoiphattu_com khoa tu lang mai4.jpg

Trẻ em thể hiện liên kết người và cây.

Chúng tôi là số rất ít người Việt có mặt ở đây. Tham gia hành thiền mỗi ngày, các bạn Nguyễn Hương và Nguyên Minh đều quan sát kỹ và chia sẻ rằng học được nhiều điều hay từ cách sống, cách sinh hoạt, cách tự lập, sự nghiêm túc của các bạn thiền sinh phương tây. Tôi cứ ước gì mang được thật nhiều các bạn Việt Nam, nhất là các em nhỏ sang đây. Ít nhất tôi muốn cho các con nhỏ của Thái Hà Books măng non được tham gia 1 khóa thiền tại Làng Mai nước Pháp, dù chỉ 1 tuần. Chỉ 1 tuần cũng đủ để các con giật mình và thay đổi các thói quen xấu, nhất là thói quen dựa dẫm. Ôi!

Khóa tu mùa hè tại Làng Mai nước Pháp kéo dài 4 tuần. Bạn có thể đăng ký tham gia 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần hay cả 4 tuần là tùy bạn. Nghe nói tuần cuối cùng là đông nhất. Rất khuyến khích các bạn thiền sinh mang theo các em nhỏ để các em sớm được thực hành thiền. Lợi ích lắm đấy. Bạn chỉ cần quan sát các con tu tập theo thời khóa của con nít cũng đã có được hạnh phúc lớn lắm rồi. Thật mà!

Có mặt tại khóa thiền này tôi càng quyết tâm tổ chức hoặc hỗ trợ các khóa thiền cho các em nhỏ ở Việt Nam. Bao năm nay tôi luôn cho rằng nếu các em biết đến thiền sớm thì lợi ích bao nhiêu. Việt Nam ta may mắn có các thiền sư nổi tiếng từ thời xa xưa như Khương Tăng Hội, Thường Chiếu,… và Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ,… của ngày nay. Nếu các em được hướng dẫn, được thực hành thiền sớm và đều đặn, các em sẽ thành những thiền sư của tương lai. Các thiền sư Khương Tăng Hội, Thích Nhất Hạnh đã không chỉ hướng dẫn người Việt chúng ta hành thiền mà còn mang thiền Việt Nam ra nước ngoài. Nếu chúng ta và các con không nối tiếp sớm thì nay mai người dân Việt Nam, con cháu của các thiền sư nổi tiếng lại vác va li sang phương tây học thiền từ các thiền sinh vốn đã và đang học từ các thầy lớn như Thích Nhất Hạnh người Việt. Ôi!

Nhìn ngắm hàng trăm thiền sinh phương tây thực tập dưới sự hướng dẫn của 1 học trò xuất gia, thậm chí cả tại gia, người Việt Nam tôi vui vô cùng. Vừa vui vừa thấy xúc động. Thầy Thích Nhất Hạnh giỏi thật. Người phương tây chỉ tin khoa học, chỉ học theo nếu thấy người thầy đó thực sự giỏi và giảng bài thực sự theo khoa học. Tôi cứ nghĩ, hiện nay, trên thế giới này, có bao nhiêu người Việt Nam chúng ta đã và đang thực sự làm thầy cho hàng hàng, hàng vạn, hàng triệu học trò phương tây như thiền sư Thích Nhất Hạnh. Hiếm lắm đây!

nguoiphattu_com khoa tu lang mai2.jpg

Thiền buông thư.

Chúng tôi thật may mắn là số rất ít thiền sinh Việt Nam có mặt tại xóm Thượng tham gia hành thiền. Biết chúng tôi là người Việt nên rất được các bạn phương tây quý mến và ngưỡng mộ. Họ luôn nói ra và cho rằng, Việt Nam có một thiền sư nổi tiếng như thầy Nhất Hạnh thì dĩ nhiên phải có hàng trăm, hàng ngàn thiền sư khác. Trong tâm các bạn phương tây, người Việt nào cũng hành thiền và người Việt nào cũng là thầy giáo dạy thiền. Ôi! Thế đấy!

Bạn nghĩ sao? Bạn đã học thiền chưa? Bạn có hành thiền đều đặn không? Bạn có thật sự tham gia các khóa thiền, các lớp thiền cùng chúng tôi không? Mình là người Việt mà. Thiền sư Khương Tăng Hội, thiền sư Thích Nhất Hạnh là người Việt mình mà!

Mà, bạn ơi, nếu đủ duyên, đủ phước, xin bạn đăng ký ngay 1 khóa tại Làng Mai nước Pháp. Tôi đảm bảo bạn sẽ rất thích thú và học được rất nhiều đấy. Khóa tu mùa hè 2016 tai Làng mai nước Pháp đã bắt đầu thật rồi. Cả tháng 7 chào đón bạn đó. Còn tôi sẽ gặp bạn ở Việt Nam vào tháng 8. Để cùng thiền, cùng hành thiền!

thiền sư thích nhất hạnh khóa tu làng mai thiền sư khương tăng hội thiện sinh ts nguyễn mạnh hùng khóa tu mùa hè làng mai

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Người biết chăm sóc lời nói

Người biết chăm sóc lời nói

Chánh niệm là 'thức ăn' của tâm mỗi ngày

Chánh niệm là 'thức ăn' của tâm mỗi ngày

Nhẫn nhịn - loại nội lực thâm sâu từ sự tu hành

Nhẫn nhịn - loại nội lực thâm sâu từ sự tu hành

Không nói 8 điều này để có an lạc trong cuộc sống

Không nói 8 điều này để có an lạc trong cuộc sống

Người Phật tử lễ bái cúng dường Phật với tâm như thế nào ?

Người Phật tử lễ bái cúng dường Phật với tâm như thế nào ?

Bốn hạng chúng sanh ở đời

Bốn hạng chúng sanh ở đời

Vì sao có ngày dành cho phụ nữ?

Vì sao có ngày dành cho phụ nữ?

Càng đơn giản càng hạnh phúc

Càng đơn giản càng hạnh phúc

7 thói quen của những người hạnh phúc

7 thói quen của những người hạnh phúc

Hãy sống hết lòng con đường mình đã chọn trong giây phút hiện tại

Hãy sống hết lòng con đường mình đã chọn trong giây phút hiện tại

Đức trọng quỷ thần kinh nghĩa là như thế nào ?

Đức trọng quỷ thần kinh nghĩa là như thế nào ?

Tại sao người làm việc tốt cũng bị nói xấu ?

Tại sao người làm việc tốt cũng bị nói xấu ?

Bài viết xem nhiều

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Người xuất gia đối trước vương quyền

Người xuất gia đối trước vương quyền

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN