;
Chùa Trúc Lâm Thanh Lương nay thuộc xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà.
Chùa Trúc Lâm Thanh Lương
Chùa Trúc Lâm Thanh Lương (thuộc xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà) xưa có tên là Thanh Quang Tự, xây dựng từ thời hậu Lê do cụ tổ dòng họ Phạm Nhật khai sáng và tu hành.
Một phần trong khuôn viên chùa Trúc Lâm Thanh Lương.
Ngôi chùa được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim với kiến trúc nội công ngoại quốc ngay trên nền cũ. Mảnh đất thu giữ được khí thiêng của trời đất, gắn bó mật thiết với hồ ao và vườn cây, vườn cảnh, tạo khối hình hoành tráng giữa thiên nhiên.
Mặt chùa quay hướng Nam, đó là hướng bát nhã (trí tuệ), phát triển thiện tâm. Dù mới phục dựng và mở rộng nhưng chùa Trúc Lâm Thanh Lương vẫn giữ nguyên nét kiến trúc cổ của các ngôi chùa Phật giáo.
Chùa Trúc Lâm Thanh Lương vẫn giữ nguyên nét kiến trúc cổ của các ngôi chùa Phật giáo.
Ngôi chùa được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim với những nét chạm trổ cầu kì.
Chùa Hang
Chùa Hang tọa lạc trên dãy núi Hồng Lĩnh thuộc phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh.
Chùa Hang (thuộc thị xã Hồng Lĩnh) là một quần thể với các điểm tín ngưỡng như: Khuôn viên tượng quan âm (tượng đứng); Cung A Di Đà; Cung Tam Bảo (cung chính - Chùa Hang); Cung thờ mẫu; Cung thờ tượng quan âm (ngàn tay, ngàn mắt) và khu vực thờ Thiên Thủ Thiên Nhẫn. Các điểm tín ngưỡng thờ tự quy mô nhỏ, nằm lưng chừng sườn núi, hài hòa trong khung cảnh chung.
Không gian ngôi chùa gần gũi và hài hòa với thiên nhiên.
Sự phân bố các điểm thờ tự cùng hệ thống đường dạo, hành lang nội bộ, vườn cảnh tạo nên mối tổng hòa trong không gian thờ tự vừa có sự uy nghiêm, vừa có nét dung dị, vừa có sự huyền bí nhưng rất gần gũi và cùng với cảnh quan chung của danh thắng Núi Hồng đã tạo nên một điểm đến hấp dẫn trong hệ thống du lịch - văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh.
Chùa Phổ Độ
Cổng chùa Phổ Độ
Chùa Phổ Độ (huyện Lộc Hà) có lịch sử lâu đời từ thế kỉ XVII, lúc bấy giờ, đạo Phật trong nước rất hưng thịnh. Sau nhiều lần tái thiết, hiện ngôi chùa được xây dựng trên diện tích 9.825,7m2, nằm bên cạnh dòng sông Hộ Độ, hài hòa vẻ đẹp giữa thiên nhiên sông nước bao bọc nét kiến trúc cổ kính lẫn hiện đại.
Hiện nay ngôi chùa được xây dựng trên diện tích 9.825,7m2, nằm bên cạnh dòng sông Hộ Độ
Một phần bên trong khuôn viên ngôi chùa.
Chùa Phổ Độ bao gồm: Tòa nhà Tam Bảo, nhà tổ, nhà thánh mẫu, tháp chuông... tạo nên một quần thể tín ngưỡng có quy mô hoành tráng với những đường nét ấn tượng, là địa điểm thờ phật nổi tiếng ở Hà Tĩnh.
Chùa Thanh Lương
Chùa Thanh Lương (thị trấn Xuân An, Nghi Xuân) nằm phía Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, thuộc quần thể khu di tích văn hóa Nguyễn Du.
Chùa Thanh Lương thuộc quần thể khu di tích văn hóa Nguyễn Du.
Chùa Thanh Lương là ngôi cổ tự có từ thời Lý, do Hoàng tử thứ 8 của đức vua Lý Thái Tổ tên là Lý Nhật Quang dựng lập khi vào trấn giữ Hoan Châu. Trải qua nhiều lần trùng tu sữa chữa, ngôi chùa là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân, phục vụ nhu cầu tham quan, lễ phật.
Họa tiết trên những cột gỗ.
Nét chạm trổ tinh tế
Kiến trúc phần mái của ngôi chùa.
Chuông chùa
Tượng phật nằm ngay chính diện của ngôi chùa.
Chùa được xây trên một khu đất cao rộng 3,5ha rất thoáng đãng, giao thông thủy bộ đều thuận tiện. Nơi đây phong cảnh hữu tình với dòng sông Lam lịch sử và “Cồn Mộc Bình Sa” in đậm dấu ấn của Hoàng Đế Quang Trung, một trong 8 thắng cảnh của Nghi Xuân.
Cổng tam quan được làm bằng gỗ tứ thiết.
Cổng tam quan của ngôi chùa có kiến trúc ấn tượng với chiều cao hơn 15m, rộng 13m và được làm bằng gỗ tứ thiết (đinh, lim, sến, táu) với 16 cột trụ.
Điểm độc đáo là cổng có 4 cột chính, mỗi cột cao hơn 13m, đường kính 1,3m. Các cột con ở 4 mặt mỗi cột cao từ 5 - 11m, có đường kính từ 0,7 - 0,9m. Tất cả 16 cột đều được đặt trên tảng đá hoa sen hình vuông. Mỗi lần lắp ghép thử, những người thợ đều phải sử dụng cần cẩu để thực hiện.
Chùa Am
Chùa Am (Đức Hòa, Đức Thọ, Hà Tĩnh) được khởi dựng từ đầu thế kỷ XV, là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, hiếm hoi còn lại của thời Lê ở Hà Tĩnh.
Chùa Am được xây dựng từ thời nhà Lê
Cổng chùa Am
Kiến trúc của ngôi chùa theo kiểu chữ Công của thời Lê và bố trí nội thất theo chiều dọc, hướng chùa quay về hướng Tây Nam, cách trước chùa khoảng 1km là dòng sông Ngàn Sâu. Chùa được thiết kế gồm 7 gian chính và 2 gian hồi, có tất cả 60 cột gỗ mít. Cấu trúc chùa gồm 12 mái theo kiểu Lượng Long Triều Nguyệt.
Kết cấu toàn bộ khung gỗ của ngôi chùa vững chắc
Phần mái ngôi chùa có cấu trúc chồng diêm
Am cổ nằm trong khuôn viên chùa
Trong khu chùa, các công trình kiến trúc cổ như hệ thống am tháp, điện thờ Mẫu, nhà thờ Tổ… vẫn giữ nguyên vẹn nằm dưới tán lá của rừng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Nhìn tổng thể, kết cấu toàn bộ khung gỗ và hệ thống mái của ngôi chùa gây cảm giác vừa đồ sộ, thoáng rộng vừa vững chắc kiên cố mà uyển chuyển, mềm mại. Các công trình phụ trợ của ngoại thất cũng góp phần tăng thêm giá trị kiến trúc công trình này, đó là dãy hành lang và sân chùa được khép kín với dãy lan can tường bao xây ô thấp, đắp hình hoa thị đồng nhất với các họa tiết trang trí ở các cửa thông thoáng của ngôi chùa.
Do địa thế dốc thoải của sườn đồi, đường lên xuống sân chùa được tạo 2 lối đi cách biệt ở hai bên tả, hữu, mỗi bên gồm 15 bậc đá, có lan can xây chỉn chu, nghiêm túc.
Chùa Hương Tích
Chùa Hương Tích nằm ở độ cao 650m so với mặt nước biển, tọa lạc trên lưng chừng đỉnh Hương Tích, một trong những ngọn núi đẹp nhất của dãy núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Chùa Hương Tích nằm ở độ cao 650m so với mặt nước biển (Nguồn: Dulichhatinh.com)
Quần thể chùa Hương Tích được chia làm ba phần chính: Thượng điện, đền Thiên Vương và am Thánh Mẫu. Xung quanh chùa còn có nhiều cảnh quan như: Động Tiên Nữ, am Phun Mây, miếu Cô, suối Tiên Tắm, khe quỷ khóc...
Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất trong quần thể di tích Chùa Hương Hà Tĩnh là Cung Tam Bảo, nơi quy tập nhiều pho tượng phật có niên đại từ hàng trăm năm đến hàng nghìn năm. Trong đó, có 50 pho tượng phật ngồi im kín điện, cao ngang tầm ngực, mây bay vờn quanh.
Những ngôi chùa trên không chỉ phán ánh đời sống tâm linh, tập quán tín ngưỡng phong phú của người dân bản địa mà còn là nơi lưu giữ những đường nét kiến trúc trong tổng thể hài hòa, không trộn lẫn; thu hút đông đảo du khách thập phương khám phá và trải nghiệm.
Uyên Uyên – Thanh Tâm - http://www.baoxaydung.com.vn