;
>Khai mạc Lễ hội Phật giáo Ấn Độ tại chùa Phổ Quang TPHCM
>Pháp hội quán đỉnh Trí tuệ Văn Thù chùa Vĩnh Nghiêm, TP Hồ Chí Minh
Phần I
Mở đầu chương trình tối 8/3 là phầnTụng kinh - Nyenseng (khơi gợi suối nguồn lành). Trong lễ nhạc pháp khí, các vị Lạt- Ma khơi gợi năng lượng tỉnh thức tự thân cũng như thính chúng. Họ thúc đầy tinh thần của điều lành như là khúc dạo đầu cho Lễ hội Phật giáo Ấn Độ. Tiếp theo là các điệu múa với các vũ công và những âm thanh của bốn vị nhạc công tượng trưng cho sự siêu việt của ngã chấp, khiển trừ tất cả tham sân si là các chướng ngại cho tiến trình giác ngộ, đã đưa người xem như thấy thiên thần ở cõi trời, nơi ban phát sức mạnh và quyền lực trong cuộc sống. Các vũ điệu tượng trưng cho hỷ lạc và giải thoát hay nhắc nhở mọi người rằng vạn vật là vô thường, vô thường ngay trong tác động giải phóng và cân bằng nhận thức thực tại. Các vũ công có khi xuất hiện như là biểu tượng của những thế lực thiện, những vị "Hộ Pháp" hoặc là "người bảo vệ sự thật". Với thông điệp của những người chân thật. Mang đến cho những hữu tình sống trong hòa hợp và yên bình. Các điệu múa do các vị Lạt-Ma Ấn Độ biểu diễn.
Phần II
Ý nghĩa và triết lý sâu sắc của bộ phim " Vị tiểu Phật"
Nội dung của bộ phim nói về một vị Lạt- Ma Norbu đi tìm vị thầy tái sinh ( theo truyền thống Tây Tạng, sau khi một vị Lạt Ma viên tịch thì đệ tử tạm thời nắm giữ thay thế, sau đó vị Lạt- Ma này đi tìm lại vị Thầy tái sinh của mình). Nhân vật chính là cậu bé Jesse sống cùng cha mẹ tại thành phố Seattle (Mỹ), cha mẹ Jesse là những kiến trúc sư, vốn không bao giờ tin vào sự tái sinh. Cậu bé Jesse là người mà Lạt Ma Norbu khám phá là ứng viên. Ngoài Jesse( người Mỹ) Lạt Ma Norbu còn có hai ứng viên khác ở Ấn Độ là một cậu bé và một cô bé ở Nepan. Đức Lạt Ma Norbu muốn đưa Jesse qua
Sau khi đến Bhutan, chứng kiến hành trình kỳ công đi tìm vì Thầy tái sinh của vị Lạt-Ma Norbu và chứng kiến các vị tu sĩ làm lễ công nhận con mình như một vị sư phụ và cái chết của vị Lạt- Ma ngay sau khi ông đã tìm được ba vị thầy tái sanh của sự phụ. Cha của Jesse đã từ không tin có tái sanh đến việc ông đã tin và đồng ý để con trai mình đi xuất gia và đào tạo thành vị Lạt- Ma, sư phụ của Lạt- Ma Norbu. Rồi sau đó, vị Lạt- Ma Norbu sau khi mất đi, lại tái sinh trong bào thai của mẹ Jesse và như thế sẽ trở thành người em kế tiếp của Jesse với cùng một huyết thống.
Phim thật sự sinh động và kỳ công với những cảnh quay và diễn rất hoành tráng, điều làm người xem rất thú vị là tác giả đã tái hiện lại cuộc đời của đức Phật ở thời 556 trước Công nguyên và xen kẽ với con người cảnh vật ở cuối thế kỷ 20 với các cảnh diễn hoành tráng,( trong đó có cảnh quay thiêu xác bên sông Hằng là thật), thể hiện được từ Đản sanh đến đắc quả thành Phật của thái tử Tất Đạt Đa…
Bộ phim kết thúc trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt của gần 500 khán giả.
Thông điệp của bộ phim này là :
Bộ phim theo phong cách Phật giáo Tây Tạng nhằm nói về triết lý tái sanh và lý tưởng xuất gia để khắc họa các giá trị, để cho chúng ta biết rằng:Chết không phải là chấm hết mà chỉ là bước chuyển tiếp cho một hành trình tiếp theo. Vì vậy, mỗi người chúng ta tự chịu trách nhiệm về hành động, lời nói, việc làm của mình trong thời hiện tại, để khi chết nghiệp mang theo sẽ tái sanh về cảnh giới an lành hay dữ là phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân từng người.
Đạo Phật là một đạo giáo không có thượng đế nào ngoài chính con người.
Phần III
Phần giao lưu của TT. Thích Nhật Từ và ĐĐ. Thích Phước Tiến
Sau phần chiếu phim, mặc dù đã là 22h 05 phút nhưng dường như rất nhiều người không ai muốn ra về mà vẫn muốn được nghe hai vị Thầy nói rõ hơn về ý nghĩa của bộ phim và những câu hỏi xung quanh vần đề:Tái sanh; Con đường Trung đạo; Thiền định và phương pháp tu tập; Pháp môn Tịnh độ tông, Mật Tông, Thiền Tông, sự khác nhau ở các pháp môn, học nhân điện; Ai cũng phải tái sanh sao phải cúng cô hồn; Tại sao, Thầy nói, hầu hết sau khi mất ai cũng tái sanh ngay thế sao có người mất đã 15 năm mà vẫn thường ngủ mơ thấy; Phật giáo Tây Tạng có tín ngưỡng; Các vị Lạt- Ma sao vẫn tái sanh???v.v...
Phần trả lời các câu hỏi của hai vị Tiến sĩ, hai vị Thầy tâm linh có trình độ về Phật học sâu rộng quá xuất sắc đã làm cho mọi người phải tâm phục, khẩu phục :
Tái sinh theo học thuyết của đức Phật thì con người sau khi nhắm mắt chỉ sau vài giây là đã đi tái sanh, số ít còn lại là trong thời gian 49 ngày là phải đi tái sanh...; Việc cúng cô hồn, chính là cúng các ngã quỷ súc sanh mà khi con người mất đi tái sanh trong lục đạo luân hồi( 6 loại) mà khi sống đã tạo ra nghiệp thiện hay ác, mà theo đó thọ sanh. Khi thì là kiếp trời, người, Atula, thú, qủi, địa ngục... Thiền định là một pháp môn làm cho tâm tánh yên lặng hay nói cách khác Thiền định là một pháp môn ép buộc thân tâm thanh tịnh( lọc tâm). Cốt tủy của Thiền định là phương pháp trí tuệ giải thoát... Tất cả những loài động vật đều phải tái sanh, trong đó có con người. Khi con người vẫn là một người phàm đều phải đi tái sanh. Như vậy, các vị Lạt- Ma khi chưa thể trở thành bậc thánh thì cũng đều phải đi tái sanh...Học thuyết tái sanh của Phật giáo Tây Tạng không dựa theo bất kỳ một học thuyết nào. Vì vậy, nó so le với học thuyết tái sanh của đức Phật. Do đó, ta nên theo học thuyết tái sanh của đức Phật là chuẩn...Mật tông lấy thần trú làm phương tiện, Tịnh độ là Niệm Phật A Di Đà, Thiền tông là dùng trí tuệ. Ba pháp môn dùng ba phương tiện khác nhau nhưng đều có chung một mục tiêu là đi tới con đường Trung đạo,( giống như tất cả mọi người hôm nay đi đến chùa Phổ Quang tham dự Lễ hội Phật giáo, mọi người đi bằng nhiều phương tiện khác nhau nhưng điểm đến cuối cùng là chùa Phổ Quang).Trung đạo chính là con đường của Bát Chánh Đạo. Bất cứ tông phái nào cũng phải đi vào Thiện định nếu không chỉ là tà ma ngoại đạo...Là người Phật tử thì dứt khoát không nên đọc và học nhân điện. Để có sức khỏe thì nên tập bốn loại hình sau: yoga, dưỡng sinh, khí công hay chọn một loại hình thể thao phù hợp. Còn học nhân điện, nếu không đủ trình độ, sách vở, thông tin nghiên cứu sâu thì rất dễ bị dối loạn tâm thần dẫn đến "man mát"... Bản chất của giấc mơ chỉ là tập hợp các ký ức, mà ai cũng có các ký ức được ghi lại trong tâm, dù có sống đến trăm tuổi thì giấc mơ về ký ức cũng không mất đi. Việc mơ thấy người thân cha mẹ, ông bà là chuyện bình thường cho dù người đó có mất vài chục năm thì các giấc mơ về họ chỉ là các ký ức với người thân, không có thật và cũng không nói nên điều gì, lại càng không phải là báo mộng của việc chưa tái sanh, đó là sự thật...Những người theo Phật giáo Tây Tạng được đào tạo rất bài bản 17 năm học... do đó họ rất ít theo tín ngưỡng, nhưng không phải là không có...
Những câu hỏi, những cánh tay cứ tiếp tục dơ nên, mặc dù thời gian đã là 22 h 50 phút. Mc dẫn chương trình buộc phải chấm dứt. TT.Thích Nhật Từ chỉ còn kịp chốt lại bốn thông điệp cuối cùng trong buổi giao lưu:
1- Chết không phải là hết, mà chỉ là một bước chuyển tiếp cho một hành trình tiếp theo.
2- Tái sinh như thế nào thuộc về chính cách sống của mỗi người trong hiện tại và mọi người phải chịu trách nhiệm về cách sống của mình.
3- Thông qua phim ảnh chúng ta thầy, càng ngày càng có nhiều người trên thế giới, nhất là phương Tây tìm hiểu về đạo Phật và tin vào học thuyết tái sanh của đức Phật.
4- Tái sanh là có thật, nhưng cũng không nên tin theo các thấy bói, phong thủy, thầy cúng, gọi hồn, đồng bóng, ngoại cảm... để tiền mất, tật mang. Là người Phật tử tại gia nên tỉnh thức, sống trong chánh niệm, chánh định, chánh tinh tấn, chánh tư duy..., tin Phật, theo Phật để hành trì và tu tập thì sẽ được tái sanh về cảnh giới an lành.
Buổi giao lưu kết thúc đúng vào 23h 57 phút, kết thúc ngày thứ ba trong chường trình Lễ hội.
Những ghi nhận lại phần trả lời của TT. Thích Nhật Từ và ĐĐ. Thích Phước Tiến chỉ là tóm tắt, nếu các bạn nào cần tìm hiểu thêm về lĩnh vực này thì vào tusachphathoc.com và phatphapungdung.com có rất nhiều bài giảng của hai Thầy.
Sau đây là một số hình ảnh tại ngày hoạt động thứ ba của tuần Lễ hội.
Ảnh do Thầy Ngộ Dũng - Duy Khánh thực hiện.
Sài Gòn tháng 10 năm 2011