;
Đấng Phạm Thiên, Tứ Thiên Vương và các chư thiên ở cung trời Đâu Suất
thỉnh Bồ tát Hộ Minh tái thế để giáo hoá và cứu độ chúng sinh ở cõi Ta Bà.
Hoàng hậu Ma Da (Maha Maya) nằm mộng thấy một con bạch tượng rất lớn
đến từ ngọn núi vàng dâng lên cho bà một
đóa sen trắng.
Vào ngày mồng 8 tháng 4 năm 624 TCN, hoàng hậu Ma Da(Maha Maya) hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa(Siddhārtha) tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini). Khi sinh ra, ngài đã đi bảy bước, mỗi bước nở ra một đóa sen. Một tay Ngài chỉ trời, một tay chỉ đất và nói rắng : “Thiên thượng, thiên hạ. Duy ngã độc tôn”. Sau khi sinh ngài được bảy ngày thì hoàng hậu Ma Da qua đời. Thái tử được giao cho người dì là Ma Ha Ba Xà Bà Đề (Maha Pajapati Gotami) nuôi dưỡng.
Vua cha Tịnh Phạn(Suddhodana)
vui mừng bèn triệu tập các vị thánh giả, đạo sư để xem tướng và cầu phúc cho
con trai của mình.
Một hôm có vị đạo sư tên là A
Tư Đà(Asita) đến từ Hy Mã Lạp Sơn(Hymalaya) xin yết kiến vua để chúc mừng và
xem mặt thái tử. Ngài A Tư Đà xem xong bật khóc. Vua Tịnh Phạn hỏi nguyên nhân.
A Tư Đà thưa rằng : “Thái tử có đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp sau này nhất định sẽ
trở thành bậc chánh đẳng, chánh giác. Tôi khóc là vì tới lúc đó thì tôi đã chết
rồi nên không có cơ hội nghe pháp của ngài”.
Thái tử Tất Đạt Đa lớn lên là
người trầm tư, hay tìm những nơi thanh tịnh để thiền định. Một hôm trong ngày
lễ Hạ Điền, ngài thấy người nông dân cầm roi đánh con trâu đang nặng nhọc kéo
cày phía trước. Lưỡi cày xới tung đất lên cuốn theo những con trùng, có con bị
nắng thiêu đốt, có con bi lưỡi cày cắt thành nhiều đoạn đang quằn quại. Lại có
những con chim nhỏ bay xuống gấp lấy những con trùng đó, rồi lại có những con
chim lớn đuổi bắt những con chim nhỏ. Ngài cảm thấy buồn phiền với những điều
mình vừa trông thấy, nên đã ra một gốc cây to để thiền định.
Thái tử Tất Đạt Đa được nuôi
dạy rất chu đáo về cả văn lẫn võ. Với sự thông minh và sức mạnh phi thường của
mình, đến năm 12 tuổi ngài đã thông thạo tất cả các học vấn. Từ năm 13 tuổi
ngày được truyền thụ võ nghệ. Ngài có sở trường bắn cung rất thiện xạ. Trong
một lần trong một cuộc thi bắn cung, ngài đã nâng được chiếc cung rất nặng mà
từ trước đến giờ chưa ai nâng nổi và bắn xuyên qua 7 lớp bia đồng trong khi
người giỏi nhất cũng chỉ bắn xuyên được 3 lớp.
Sau khi giành chiến thắng trong cuộc thi tuyển chọn phò mã. Ngài đã kết hôn với công chúa Da Du Đà La (Yasodhara) lúc ngài được 16 tuổi.
Vua cha Tịnh Phạn rất yêu quý
và luôn cung cấp cho ngài những thứ tốt nhất trên đời. Ngài đã có 13 năm sống
cùng vợ trong sự tột cùng của nhung lụa.
Một ngày khi đi dạo bốn cửa
thành, ngài đã nhìn thấy 4 hình ảnh đó là : một người già yếu, một người bệnh
tật, một xác chết và một vị tu sĩ. Ngài nhận ra một điều là con người ta được
sinh ra rồi già đi, rồi sẽ bị bệnh tật và cuối cùng sẽ chết cho dù người đó có
là ai đi chăng nữa. Ngài trân quý hình ảnh siêu thoát của vị tu sĩ.
Ngài quay về cung nhìn thấy các
cung nữ say sưa, thân thể lõa lồ, nằm ngổn ngang trong phòng khiến ngài cảm
thấy sự ô uế của con người.
Qua bao nhiêu sự việc, ngài
quyết định ra đi tìm đường giải thoát. Ngài đến phòng của mình, ghé cửa nhìn
vào người vợ yêu dấu Da Du Đà La và đứa con thơ La Hầu La(Ràhula) lần cuối
trước khi lên đường.
Thế rồi ngài đã cỡi con ngựa
Kiền Trắc(Kantaka) cùng với người nô bọc của mình là Xa Nặc(Channa) bỏ lại kinh
thành ra đi vào giữa đêm khuya.
Khi đến bờ sông Anoma, ngài đã
cắt tóc, trao lại ngựa, tháo bỏ tất cả trang sức quần áo đưa cho Xa Nặc và kêu
Xa Mặc trở về. Khi đó ngài được 29 tuổi.
Sau khi đã thọ giáo hết với 2
vị thấy đầu tiên là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta ngài đã đến một khu rừng
để tu ép xác khổ hạnh cùng với 5 anh em Kiều Trần Như(Kondana). Sau 6 năm tu ép
xác, thân thể ngài càng suy nhược, yếu ớt tưởng chừng sắp chết. Đến khi ngài
nghe được tiếng đàn của đấng Phạm Thiên Indra, ngài liên tưởng đến loại dây đàn
không quá căng cũng không quá chùng nên ngài đã phát hiện ra con đường trung
dung – Trung Đạo. Ngài đã ăn uống bình thường trở lại. Điều này khiến cho 5 anh
em Kiều Trần Như thất vọng và đã bỏ ngải để ra đi tìm nơi khác tiếp tục ép xác
tu hành.
Ngài đã thọ nhận bát cháo sữa
của nàng Sujata.
Sau khi thọ thực xong, ngài đã
đặt chiếc bát xuống dòng sông Ni Liên và thệ nguyện sẽ đạt được giác ngộ rốt
ráo. Chiếc bát đã trôi ngược theo dòng nước. Sau đó ngài đã băng qua dòng nước
và được anh nông dân cúng dường bó cỏ Kusa (một loại cỏ thơm), Ngài bèn dùng bó
cỏ làm gối lót tọa thiền, rồi đến ngồi dưới gốc cây Bồ Đề(Boddhi) mà phát
nguyện: “Nếu không đạt thành đạo quả, ta quyết không đứng dậy và không rời khỏi
chỗ này.”nguoiphattu.com
Khi ngài đang ngồi thiền thì
bất chợt có một cơn mưa trái mùa rất lớn. Thần rắn Naga liền bò ra khỏi hang,
quấn mình quanh chổ ngồi của ngài 7 vòng để nâng ngài lên và dùng đầu của mình
để che mưa cho ngài.
Ngài đã ngồi quán tưởng các
duyên khởi, nhìn thấy được các kiếp trước của mình, của chúng sanh, sự hình
thành và hủy diệt của thế giới, của nhiều thế giới.
Ma vương Vasavatti cùng đoàn
tùy tùng đã đến quấy nhiễu ngài. Một vị nữ thần từ trong lòng đất đã đánh bại
ma vương để hộ pháp cho ngài. Nhờ tu tập pháp độ trong nhiều kiếp nên ngài đã
nhiếp phục ma vương một cách dễ dàng. Cuối cùng ma vương cũng bị khuất phục và
thành tâm đảnh lễ với ngài.
Vào buổi bình minh trăng tròn
tháng 4 năm 588 TCN, ngài đã hoàn toàn giác ngộ trở thành một đấng chánh đẳng,
chánh giác, một vị Phật.
3 người con gái của Ma vương
vẫn không buông tha cho ngài và lại tìm cách quyến rũ ngài nhưng họ đều thất
bại trước một vị toàn giác như ngài.nguoiphattu.com
Đấng Phạm Thiên đã cầu xin Đức
Phật đem chánh pháp giáo hóa chúng sanh. Đức Phật đã nhận lời hoằng pháp độ
sinh.
Đức Phật đã chuyển pháp luân
đầu tiên tại Lộc Uyển(vườn Nai) gần thành Ba La Nại(Benares). Ngài đã giảng bài
pháp đầu tiên là Tứ Diệu Đế cho 5 anh em Kiều Trần Như. Sau này cả 5 người này
đều đắc quả A-la-hán
Vào ngày Magha (rằm tháng 6)
Đức Phật đã giáo giới cho 1250 vị Tỳ kheo. Nội dung tóm tắt là : “Không làm các
điều ác. Gắng làm các việc lành. Giữ tâm ý trong sạch. Chư Phật đều dạy thế”.
Thân phụ của Đức Phật là vua
Tịnh Phạn đã già yếu. Nghe tin Đức Phật giảng pháp ở thành Vương Xá(Rajagaha),
vua bèn sai sứ giả đến mời Đức Phật về thành Ca Tỳ La Vệ(Kapilavatthu). Cả 9 vị
sứ giả vua sai đi khi đến nơi thì đều nghe được Phật thuyết pháp, xin xuất gia
và thành quả A-la-hán. Đến vị sứ giả thứ 10 đến (vị này tên là Kaludayi
vốn trước đây từng là bạn thân của Đức Phật khi ngài còn là thái tử), sau
khi nghe Phật thuyết pháp cũng xin xuất gia và đắc quả A-la-hán nhưng cũng
không quên chuyển lời của vua Tịnh Phạn đến Đức Phật. Đức Phật nghe xong đã
nhận lời và cùng các thánh đệ tử lên đường về thăm gia đình.
Ngày thứ 2 sau khi về thăm nhà,
nhà vua mở tiệc ở Hoàng cung và mời Đức Phật cùng thánh đệ tử thọ trai. Sau khi
thọ trai xong, Đức Phật cùng vua cha và 2 thánh đệ tử là ngài Xá Lợi
Phất(Sariputta) và ngài Mục Kiền Liên(Moggalana) đã đến phòng công chúa Da Du
Đà La. Sau khi vào phòng, Đức Phật đã ngồi vào chổ sắp sẳn. Sau khi công chúa
đảnh lễ ngài, ngài đã thuyết giảng chuyện bổn sanh Candakinnara để nói về
mối liên hệ giữa ngài và công chúa. Ngài đã khen ngợi công chúa: “Không phải
chỉ trong kiếp sống cuối cùng của Như Lai mà trong tiền kiếp, nàng đã bảo vệ,
kỉnh mộ và trung thành với Như Lai.”. Sau đó ngài đã an ủi công chúa và giã từ
hoàng cung. Về sau công chúa Da Du Đà La cũng xuất gia theo Đức Phật và đã đắc
quả A-la-hán. Trong hàng các vị tăng ni thì bà Da Du Đà La đã chứng đắc thần
thông cao nhất (Maha Abhinna).nguoiphattu.com
Ngài thứ 3 sau khi về thăm nhà
của Đức Phật cũng chính là ngày cưới của hoàng tử Nanda. Hoàng tử Nanda vốn là
anh em cùng cha khác mẹ với Đức Phật. Trong lễ cưới Đức Phật trao cho Nanda
chiếc bát, đọc kinh cầu phúc rồi ngài vờ như quên thâu lại và đi về tịnh xá.
Nanda vì kính nể Đức Phật nên phải ôm bát đi theo. Về đến tịnh xá, Đức Phật hỏi
Nanda có muốn xuất gia hay không. Nanda vì nể nang anh mình nên đã miễn cưỡng
đồng ý nhưng trong lòng thì luôn nghĩ đến người vợ trẻ đẹp mới cưới của mình.
Đức Phật biết điều này nên đã dùng thần thông dẫn Nanda đi dạo lên cõi trời.
Trên đường đi Nanda thấy có một con khỉ cái lông trên mình đã bị cháy xém bám
trên một cành cây. Khi lên đến cung trời Đâu Suất, Nanda lại thấy có vô vàng
tiên nữ với vẻ đẹp tuyệt vời. Đức Phật chỉ đám tiên nữ và hỏi Nanda : “Này
Nanda, so với những tiên nữ này thì vợ mới cưới của ngươi thế nào ?”. Nanda đáp
rằng : “Nếu đem so với những tiên nữ này thì cô ấy giống như con khỉ cái bị
cháy đang cố bám lấy cành cây khô”. Đức Phật lại bảo Nanda : “Nếu ngươi kiên
trì thực hành giáo huấn thì sau này ngươi sẽ có nhiều cung tần mỹ nữ đẹp như
thế này”. Nanda nghe nói thế trong lòng phấn chấn và cố công tu tập nhưng ngài
đã bị các vi tỳ kheo khác chê cười vì mục đích tu tập tầm thường của mình. Ngài
đã tỉnh ngộ, nhận thức được mục đích thấp hèn của mình nên ngài đã gạt bỏ những
tư tưởng xấu xa, tinh tấn nổ lực tu tập. Về sau ngài chứng được quả A-la-hán.
Vào ngày thứ 7 khi Đức Phật lưu
lại quê nhà, công chúa Da Du Đà La đã mặc y phục đàng hoàng cho La Hầu
La(Rahula) và chỉ vào Đức Phật mà bảo La Hầu La hãy đến xin tài sản của cha con
đi. La Hầu La lúc ấy được 7 tuổi, là con trai duy nhất của Đức Phật, đã đến bên
Đức Phật và bạch rằng : “Xin ngài hãy trao tài sản của ngài cho con vì tài sản
của ngài cũng là của con”. Đức Phật nghĩ thầm : ”Nó muốn gia tài của cha,
nhưng tài sản trong thế gian quả thật đầy phiền não. Như Lai sẽ ban cho nó gia
tài cao thượng gồm bảy phần mà Như Lai đã thâu đạt dưới cội bồ đề. Như Lai sẽ
giúp cho nó trở thành sở hữu chủ của một gia tài siêu thế.” Thế rồi ngài làm lễ
xuất gia cho La Hầu La và cho theo ngài Xá Lợi Phất thọ giáo.
Khi vua Tịnh Phạn hấp hối, Đức
Phật đã đến bên giường bệnh và giảng pháp lần cuối cùng cho vua cha. Vua Tịnh
Phạn nghe xong liền đắc quả A-la-hán. Sau khi hưởng sự an lạc trên trần thế
được 7 ngày, vua Tịnh Phạn nhập niết bàn.
Đức Phật đã dùng thần thông để
lên cung trời Đao Lợi giảng Vi Diệu pháp (Kinh Địa Tạng) độ cho Phật mẫu là
hoàng hậu Ma Da.
Đức Phật từ cung trời Đao Lợi
trở về thế gian, các hàng chư thiên ra đưa tiễn rất đông.
Khi tròn 80 tuổi, Đức Phật biết
việc thuyết pháp giáo hóa chúng sinh của mình đã viên mãn, đó là lúc Như Lai sẽ
nhập niết bàn. Ngài đã nói với ngài A Nan là 3 tháng nữa ngài sẽ nhập diệt. A
Nan thành khẩn cầu xin Đức Phật sống thêm 1 kiếp nữa nhưng Đức Phật đã từ chối
và giảng pháp vô thường. Từ thành Tỳ Xá Ly(Vaisali) Đức Phật đã cùng với A Nan
và các thánh chúng đệ tử đi đến thành Câu Thi Na(Kusinara). Trên đường đi Đức
Phật đã thuyết pháp giáo độ chúng sanh rất nhiều. Khi đến Pava, Đức Phật
và thánh đệ tử được ngưởi thợ rèn tên là Thuần Đà(Cunda) thiết tiệc trai. Thuần
Đà còn làm riêng cho Đức Phật món đặc biệt là sùkaramaddava. Đức Phật nhìn
thấy món ăn đã ngăn không cho các đệ tử của mình dùng và nói rằng : ”Chỉ
có Như Lai mới ăn và tiêu hóa được thức ăn này mà thôi”. Sau khi thọ trai xong,
Đức Phật đã bị kiết lỵ rất nặng. Tuy cơ thể rất mệt mỏi nhưng Đức Phật vẫn bình
thản tiếp tục hành trình. Đức Phật tắm lần cuối cùng ở sông Kakutthi, và sau
khi nghỉ một lát, Ngài nói với Đại đức A Nan: “Có thể có người trách Thuần Đà
về bữa cơm cuối cùng dọn cho Ta, vì sau bữa ăn đó Ta sẽ nhập Niết bàn, và Thuần
Đà có thể ăn năn hối hận. Nhà ngươi cần nói cho Thuần Đà biết rằng, có hai bữa
ăn cúng dường cho Như Lai, đem lại công đức lớn nhất cho người cúng dường. Đó
là bữa ăn cúng dường Như Lai trước giờ Như Lai thành đạo và bữa ăn cúng dường
Như Lai trước giờ Như Lai nhập Niết bàn. Hãy nói cho Thuần Đà biết rằng, nhờ đã
cúng dường Như Lai bữa ăn cuối cùng trước khi Như Lai nhập Niết bàn, Thuần Đà
được phúc đức lớn, quả báo lớn, nhờ đó mà Thuần Đà được thọ mạng lâu dài, tái
sanh ở cõi lành, giàu có, tiếng tăm, được sanh lên cõi trời và có quyền lực
lớn. Này A Nan, ngươi hãy nói như vậy để loại bỏ mọi nỗi ân hận của Thuần Đà,
nếu có”.
Đức Phật đến vườn cây Sala ở
Kusinara, nơi có bộ tộc Mallas ở, và bảo Đại đức Ananda chuẩn bị chỗ nằm, để
Đức Phật yên nghỉ, đầu hướng Bắc, nằm nghiêng mình, chân phải để trên chân
trái, bình thản, tỉnh táo. Lúc này có 1 đạo sĩ tên là Subhadda xin vào gặp
Đức Phật. Ngài A Nan đã từ chối vì nhận thấy lúc này Đức Phật đã rất mệt nhưng
Đức Phật bảo A Nan cho người đạo sĩ đó vào. Sau khi nghe Phật thuyết giảng,
Subhadda xin Phật xuất gia. Đây cũng là vị đệ tử cuối cùng của Đức Phật. Phật
lại căn dặn A Nan và thánh chúng đệ tử gắng sức tu tập để đạt được giải thoát.
Sau đó Đức Phật im lặng từ từ đi vào thiền định và nhập Niết Bàn vào năm 543
TCN.
Sau 6 năm khổ hạnh, 45 năm
thuyết pháp độ sinh, cuối cùng công đức của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
cũng đã viên mãn. Cuộc đời vĩ đại của Đức Phật từ lúc đản sanh đến lúc nhập
Niết Bàn luôn là bài học lớn có giá trị mặc dù đã trãi qua hơn 25 thé kỷ. Suốt
cuộc đời hành đạo của mình, Đức Phật chỉ nhận mình là bậc Đạo sư, là người dẫn
đường. Ngài luôn dạy các đệ tử phải tự mình tu tập và cũng chỉ tự bản thân mình
mà thôi, không ai có thể giúp đỡ được.
MT
Sưu tầm & tổng hợp
LÊ TRỌNG HIỂN
Cảm ơn quý vị đã đóng góp và chia sẽ tập truyện tranh đầy ý nghĩa va tuyệt đẹp như vậy. Cho em xin dăng ký nếu có ấn phẩm phát hành sách truyện đó nhé. Địa chỉ em 73 Nguyễn Công Trứ -Tp.Huế A Di Đà Phật.
Thích 11 Trả lời 10/22/2018 7:51:41 PM