Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

Linh thiêng ngôi Chùa trấn ải vùng biên cương

Tác giả Hồng Lam
05:18 | 30/08/2016 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc tọa lạc trên một sườn núi thuộc xã Đàm Thủy huyện Trùng Khánh (Cao Bằng). Ngoài việc phục vụ nhu cầu tâm linh, với vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, chùa còn có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền của đất nước và là địa điểm thăm quan kỳ thú cho du khách.

Linh thiêng ngôi Chùa trấn ải vùng biên cương

Mục sở thị chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được khánh thành vào cuối năm 2014, có diện tích là gần 3ha. Chùa có ý nghĩa cực kỳ quan trọng về an ninh, quốc phòng, là nơi trấn yểm đắc địa ở vùng biên ải. Đứng ở chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc, du khách có thể ngắm các ngọn núi trùng trùng điệp điệp, cảnh quan nơi đây vừa kỳ ảo, vừa thơ mộng, nhất là buổi sáng bình minh hoặc khi chạng vạng tối…

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam - Trụ trì chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc cho biết, chùa được khởi công ngày 15/6/2013 và khánh thành ngày 15/12/2014, với đầy đủ các hạng mục như: Cổng Tam quan, lầu chuông, lầu trống, bia đá, lầu tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, nhà Tam bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, nhà Tăng xá, đền thờ anh hùng Nùng Trí Cao, Tổ Hùng Vương các đời, nhà thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp…, cùng các công trình cảnh quan phụ trợ như bãi đỗ xe…

Đi vào bên trong điện thờ, trước vẻ khang trang, tôn nghiêm của ngôi chùa là nơi chiêm bái nhà thờ Tổ. Mỗi pho tượng đều mang một một tư thế, hình dáng, vẻ mặt khác nhau được những nghệ nhân chế tác, chạm khắc rất tinh xảo, sống động.

Tại ban thờ Tổ anh hùng Nùng Trí Cao, lúc nào khói hương cũng nghi ngút. Ông là thủ lĩnh các dân tộc ở (Cao Bằng), văn võ song toàn, có tài thao lược về quân sự và ngoại giao, có công lớn trong việc bảo vệ và giữ gìn nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam ở thế kỷ XI.

Tượng Phật Bà Quan thế âm Bồ Tát

Ngoài ra còn có ban thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tất cả đều được thờ trang trọng ở ban thờ chúa.

Theo các vị cao niên ở trong bản, người dân ở nơi đây đều coi Bác Hồ, Đại tướng như những vị thánh có công lao to lớn với đất nước, nhất là trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Trong tâm linh sâu thẳm, ai cũng tin rằng, Bác Hồ và Đại tướng sẽ là những vì sao soi sáng, linh thiêng để phù hộ cho sự phồn vinh của đất nước…

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc tựa lưng vào núi, phía trước là một không gian rộng lớn, có đồng ruộng, núi non và cây xanh ngút ngàn, tạo nên một bức tranh yên bình của làng quê Việt Nam. Chùa không những có khung cảnh thơ mộng mà nó còn có ý nghĩa về an ninh, quốc phòng, nhằm khẳng định chủ quyền biên giới. Mặc dù mới khánh thành được hai năm, nhưng chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc đã có những bước ngoặt nhất định.

Từ khi có chùa du khách khắp nơi đổ về ngày một đông, nhất là những ngày lễ, tết như Quốc khánh mùng 2/9, 30/4, 1/5…

Du khách đến chùa để cầu lộc, tài, cầu cho vạn vật sinh sôi, cảnh quan, nước non hùng vĩ… Và đặc biệt là được ngắm thác Bản Giốc, một trong những dòng thác đẹp nhất Việt Nam.

Người dân trong vùng tự hào về ngôi chùa vừa là trung tâm văn hóa tín ngưỡng tâm linh, vừa chứa đựng ý nghĩa nhân văn, là nơi trấn ải, khẳng định chủ quyền của đất nước. Bởi người dân tin rằng từ trên cao các vị thánh có thể nhìn thấy sự thay đổi, sự lớn mạnh của đất nước trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Có lẽ vì thế nên du khách họ cảm thấy rất phấn khởi khi đến thăm chùa, hoặc Động Ngườm Ngao, Thác Bản Giốc…

Cô Vượt đứng cạnh chiếc chuông to nhất của chùa

Chùa trấn ải vùng biên cương

Chùa còn là nơi giao thoa, thể hiện tình hữu nghị giữa hai nền văn hóa tâm linh Việt — Trung. Cô Nông Thị Vượt, Hiệu trưởng Trường THPT Thông Huề (Trùng Khánh) cho biết: “Hôm nay tôi rất vui khi được đưa các bạn ở miền Nam ra thăm phong cảnh chùa và Thác Bản Giốc. Chùa mới được xây dựng, nhưng một vài năm trở lại đây, du khách trở về chùa ngày một đông, thậm chí có cả khách quốc tế. Bây giờ có tuyến xe buýt từ thành phố về chùa rồi nên việc đi lại cũng dễ dàng hơn, không như ngày trước nữa”.

Theo cô Vượt cho biết, chùa Trúc Lâm chính là đòn bẩy giúp người dân sống có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước. Cô Vượt chỉ tay sang vành đai biên giới và nói: “Ở bên kia gần cái chợ nhỏ là cột mốc 835, đó chính là nơi giao lưu văn hóa và hoạt động giao thương giữa du khách Việt Nam và Trung Quốc.”

Nhà chiêm bái ban thờ Tổ

Từ khi xây dựng chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc, du khách trong nước đến với chùa ngày một đông hơn. Cô Vượt chia sẻ: Việc Nhà nước ta xây dựng chùa Trúc Lâm chính là chủ trương mang tính chiến lược, bởi nó vừa là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, vừa tạo sự ổn định tâm lý cho người dân an tâm lao động sản xuất và cũng là để khẳng định chủ quyền.

Trên lãnh thổ của người Việt đương nhiên phải có những ngôi chùa Việt. Chân lý này đã được khẳng định, khắp làng quê, thành thị, trên quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc hay miền biên ải xa xôi, nơi nào cũng bình yên và uy nghiêm những ngôi chùa… Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc thêm một địa chỉ sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng và thêm một minh chứng khẳng định chủ quyền đất nước nơi địa đầu Tổ quốc.

Minh Phượng

Linh thiêng ngôi Chùa trấn ải vùng biên cương

Mục sở thị chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được khánh thành vào cuối năm 2014, có diện tích là gần 3ha. Chùa có ý nghĩa cực kỳ quan trọng về an ninh, quốc phòng, là nơi trấn yểm đắc địa ở vùng biên ải. Đứng ở chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc, du khách có thể ngắm các ngọn núi trùng trùng điệp điệp, cảnh quan nơi đây vừa kỳ ảo, vừa thơ mộng, nhất là buổi sáng bình minh hoặc khi chạng vạng tối…

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam - Trụ trì chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc cho biết, chùa được khởi công ngày 15/6/2013 và khánh thành ngày 15/12/2014, với đầy đủ các hạng mục như: Cổng Tam quan, lầu chuông, lầu trống, bia đá, lầu tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, nhà Tam bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, nhà Tăng xá, đền thờ anh hùng Nùng Trí Cao, Tổ Hùng Vương các đời, nhà thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp…, cùng các công trình cảnh quan phụ trợ như bãi đỗ xe…

Đi vào bên trong điện thờ, trước vẻ khang trang, tôn nghiêm của ngôi chùa là nơi chiêm bái nhà thờ Tổ. Mỗi pho tượng đều mang một một tư thế, hình dáng, vẻ mặt khác nhau được những nghệ nhân chế tác, chạm khắc rất tinh xảo, sống động.

Tại ban thờ Tổ anh hùng Nùng Trí Cao, lúc nào khói hương cũng nghi ngút. Ông là thủ lĩnh các dân tộc ở (Cao Bằng), văn võ song toàn, có tài thao lược về quân sự và ngoại giao, có công lớn trong việc bảo vệ và giữ gìn nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam ở thế kỷ XI.

Tượng Phật Bà Quan thế âm Bồ Tát

Ngoài ra còn có ban thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tất cả đều được thờ trang trọng ở ban thờ chúa.

Theo các vị cao niên ở trong bản, người dân ở nơi đây đều coi Bác Hồ, Đại tướng như những vị thánh có công lao to lớn với đất nước, nhất là trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Trong tâm linh sâu thẳm, ai cũng tin rằng, Bác Hồ và Đại tướng sẽ là những vì sao soi sáng, linh thiêng để phù hộ cho sự phồn vinh của đất nước…

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc tựa lưng vào núi, phía trước là một không gian rộng lớn, có đồng ruộng, núi non và cây xanh ngút ngàn, tạo nên một bức tranh yên bình của làng quê Việt Nam. Chùa không những có khung cảnh thơ mộng mà nó còn có ý nghĩa về an ninh, quốc phòng, nhằm khẳng định chủ quyền biên giới. Mặc dù mới khánh thành được hai năm, nhưng chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc đã có những bước ngoặt nhất định.

Từ khi có chùa du khách khắp nơi đổ về ngày một đông, nhất là những ngày lễ, tết như Quốc khánh mùng 2/9, 30/4, 1/5…

Du khách đến chùa để cầu lộc, tài, cầu cho vạn vật sinh sôi, cảnh quan, nước non hùng vĩ… Và đặc biệt là được ngắm thác Bản Giốc, một trong những dòng thác đẹp nhất Việt Nam.

Người dân trong vùng tự hào về ngôi chùa vừa là trung tâm văn hóa tín ngưỡng tâm linh, vừa chứa đựng ý nghĩa nhân văn, là nơi trấn ải, khẳng định chủ quyền của đất nước. Bởi người dân tin rằng từ trên cao các vị thánh có thể nhìn thấy sự thay đổi, sự lớn mạnh của đất nước trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Có lẽ vì thế nên du khách họ cảm thấy rất phấn khởi khi đến thăm chùa, hoặc Động Ngườm Ngao, Thác Bản Giốc…

Cô Vượt đứng cạnh chiếc chuông to nhất của chùa

Chùa trấn ải vùng biên cương

Chùa còn là nơi giao thoa, thể hiện tình hữu nghị giữa hai nền văn hóa tâm linh Việt — Trung. Cô Nông Thị Vượt, Hiệu trưởng Trường THPT Thông Huề (Trùng Khánh) cho biết: “Hôm nay tôi rất vui khi được đưa các bạn ở miền Nam ra thăm phong cảnh chùa và Thác Bản Giốc. Chùa mới được xây dựng, nhưng một vài năm trở lại đây, du khách trở về chùa ngày một đông, thậm chí có cả khách quốc tế. Bây giờ có tuyến xe buýt từ thành phố về chùa rồi nên việc đi lại cũng dễ dàng hơn, không như ngày trước nữa”.

Theo cô Vượt cho biết, chùa Trúc Lâm chính là đòn bẩy giúp người dân sống có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước. Cô Vượt chỉ tay sang vành đai biên giới và nói: “Ở bên kia gần cái chợ nhỏ là cột mốc 835, đó chính là nơi giao lưu văn hóa và hoạt động giao thương giữa du khách Việt Nam và Trung Quốc.”

Nhà chiêm bái ban thờ Tổ

Từ khi xây dựng chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc, du khách trong nước đến với chùa ngày một đông hơn. Cô Vượt chia sẻ: Việc Nhà nước ta xây dựng chùa Trúc Lâm chính là chủ trương mang tính chiến lược, bởi nó vừa là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, vừa tạo sự ổn định tâm lý cho người dân an tâm lao động sản xuất và cũng là để khẳng định chủ quyền.

Trên lãnh thổ của người Việt đương nhiên phải có những ngôi chùa Việt. Chân lý này đã được khẳng định, khắp làng quê, thành thị, trên quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc hay miền biên ải xa xôi, nơi nào cũng bình yên và uy nghiêm những ngôi chùa… Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc thêm một địa chỉ sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng và thêm một minh chứng khẳng định chủ quyền đất nước nơi địa đầu Tổ quốc.

Minh Phượng

Linh thiêng ngôi Chùa trấn ải vùng biên cương

Mục sở thị chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được khánh thành vào cuối năm 2014, có diện tích là gần 3ha. Chùa có ý nghĩa cực kỳ quan trọng về an ninh, quốc phòng, là nơi trấn yểm đắc địa ở vùng biên ải. Đứng ở chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc, du khách có thể ngắm các ngọn núi trùng trùng điệp điệp, cảnh quan nơi đây vừa kỳ ảo, vừa thơ mộng, nhất là buổi sáng bình minh hoặc khi chạng vạng tối…

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam - Trụ trì chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc cho biết, chùa được khởi công ngày 15/6/2013 và khánh thành ngày 15/12/2014, với đầy đủ các hạng mục như: Cổng Tam quan, lầu chuông, lầu trống, bia đá, lầu tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, nhà Tam bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, nhà Tăng xá, đền thờ anh hùng Nùng Trí Cao, Tổ Hùng Vương các đời, nhà thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp…, cùng các công trình cảnh quan phụ trợ như bãi đỗ xe…

Đi vào bên trong điện thờ, trước vẻ khang trang, tôn nghiêm của ngôi chùa là nơi chiêm bái nhà thờ Tổ. Mỗi pho tượng đều mang một một tư thế, hình dáng, vẻ mặt khác nhau được những nghệ nhân chế tác, chạm khắc rất tinh xảo, sống động.

Tại ban thờ Tổ anh hùng Nùng Trí Cao, lúc nào khói hương cũng nghi ngút. Ông là thủ lĩnh các dân tộc ở (Cao Bằng), văn võ song toàn, có tài thao lược về quân sự và ngoại giao, có công lớn trong việc bảo vệ và giữ gìn nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam ở thế kỷ XI.

Tượng Phật Bà Quan thế âm Bồ Tát

Ngoài ra còn có ban thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tất cả đều được thờ trang trọng ở ban thờ chúa.

Theo các vị cao niên ở trong bản, người dân ở nơi đây đều coi Bác Hồ, Đại tướng như những vị thánh có công lao to lớn với đất nước, nhất là trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Trong tâm linh sâu thẳm, ai cũng tin rằng, Bác Hồ và Đại tướng sẽ là những vì sao soi sáng, linh thiêng để phù hộ cho sự phồn vinh của đất nước…

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc tựa lưng vào núi, phía trước là một không gian rộng lớn, có đồng ruộng, núi non và cây xanh ngút ngàn, tạo nên một bức tranh yên bình của làng quê Việt Nam. Chùa không những có khung cảnh thơ mộng mà nó còn có ý nghĩa về an ninh, quốc phòng, nhằm khẳng định chủ quyền biên giới. Mặc dù mới khánh thành được hai năm, nhưng chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc đã có những bước ngoặt nhất định.

Từ khi có chùa du khách khắp nơi đổ về ngày một đông, nhất là những ngày lễ, tết như Quốc khánh mùng 2/9, 30/4, 1/5…

Du khách đến chùa để cầu lộc, tài, cầu cho vạn vật sinh sôi, cảnh quan, nước non hùng vĩ… Và đặc biệt là được ngắm thác Bản Giốc, một trong những dòng thác đẹp nhất Việt Nam.

Người dân trong vùng tự hào về ngôi chùa vừa là trung tâm văn hóa tín ngưỡng tâm linh, vừa chứa đựng ý nghĩa nhân văn, là nơi trấn ải, khẳng định chủ quyền của đất nước. Bởi người dân tin rằng từ trên cao các vị thánh có thể nhìn thấy sự thay đổi, sự lớn mạnh của đất nước trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Có lẽ vì thế nên du khách họ cảm thấy rất phấn khởi khi đến thăm chùa, hoặc Động Ngườm Ngao, Thác Bản Giốc…

Cô Vượt đứng cạnh chiếc chuông to nhất của chùa

Chùa trấn ải vùng biên cương

Chùa còn là nơi giao thoa, thể hiện tình hữu nghị giữa hai nền văn hóa tâm linh Việt — Trung. Cô Nông Thị Vượt, Hiệu trưởng Trường THPT Thông Huề (Trùng Khánh) cho biết: “Hôm nay tôi rất vui khi được đưa các bạn ở miền Nam ra thăm phong cảnh chùa và Thác Bản Giốc. Chùa mới được xây dựng, nhưng một vài năm trở lại đây, du khách trở về chùa ngày một đông, thậm chí có cả khách quốc tế. Bây giờ có tuyến xe buýt từ thành phố về chùa rồi nên việc đi lại cũng dễ dàng hơn, không như ngày trước nữa”.

Theo cô Vượt cho biết, chùa Trúc Lâm chính là đòn bẩy giúp người dân sống có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước. Cô Vượt chỉ tay sang vành đai biên giới và nói: “Ở bên kia gần cái chợ nhỏ là cột mốc 835, đó chính là nơi giao lưu văn hóa và hoạt động giao thương giữa du khách Việt Nam và Trung Quốc.”

Nhà chiêm bái ban thờ Tổ

Từ khi xây dựng chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc, du khách trong nước đến với chùa ngày một đông hơn. Cô Vượt chia sẻ: Việc Nhà nước ta xây dựng chùa Trúc Lâm chính là chủ trương mang tính chiến lược, bởi nó vừa là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, vừa tạo sự ổn định tâm lý cho người dân an tâm lao động sản xuất và cũng là để khẳng định chủ quyền.

Trên lãnh thổ của người Việt đương nhiên phải có những ngôi chùa Việt. Chân lý này đã được khẳng định, khắp làng quê, thành thị, trên quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc hay miền biên ải xa xôi, nơi nào cũng bình yên và uy nghiêm những ngôi chùa… Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc thêm một địa chỉ sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng và thêm một minh chứng khẳng định chủ quyền đất nước nơi địa đầu Tổ quốc.

Minh Phượng

Nguồn: http://baophapluat.vn/rubic-cuoc-song/ngoi-chua-tran-ai-vung-bien-291548.html

chùa bản giốc chùa biên cương phật tích trúc lâm bản giốc ghpgvn tỉnh cao bằng thác bản giốc

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Ngôi chùa gần 700 tuổi chờ sập

Hà Nội: Ngôi chùa gần 700 tuổi chờ sập

Những hình ảnh hiếm hoi về Chùa Hương Tích năm 1927

Những hình ảnh hiếm hoi về Chùa Hương Tích năm 1927

Khám phá ngôi chùa có vườn tháp lớn nhất Việt Nam

Khám phá ngôi chùa có vườn tháp lớn nhất Việt Nam

Chùa Ngũ Đài có vị trí quan trọng trong Phật giáo Trúc Lâm

Chùa Ngũ Đài có vị trí quan trọng trong Phật giáo Trúc Lâm

Những bí mật từ ngôi chùa nghìn năm tuổi Địa Tạng Phi Lai

Những bí mật từ ngôi chùa nghìn năm tuổi Địa Tạng Phi Lai

Chùa Dạm trong Di sản Mộc bản triều Nguyễn

Chùa Dạm trong Di sản Mộc bản triều Nguyễn

Quỳnh Lâm tự 'Đệ nhất danh lam cổ tích' và Bích Động Thi Xã Tao Đàn

Quỳnh Lâm tự 'Đệ nhất danh lam cổ tích' và Bích Động Thi Xã Tao Đàn

Sự kế thừa và phát triển chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang

Sự kế thừa và phát triển chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang

Chùa Tam Chúc - nơi diễn ra đại lễ Vesak 2019

Chùa Tam Chúc - nơi diễn ra đại lễ Vesak 2019

Ngôi chùa không có hòm công đức, và pho tượng nhục thân thiền sư nổi tiếng

Ngôi chùa không có hòm công đức, và pho tượng nhục thân thiền sư nổi tiếng

Khởi công xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Chính Pháp

Khởi công xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Chính Pháp

Những bí mật trong ngôi chùa nghìn năm tuổi

Những bí mật trong ngôi chùa nghìn năm tuổi

Bài viết xem nhiều

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Phật giáo Thị xã Hồng Lĩnh tổ chức đại lễ Phật đản PL 2566 – DL 2022

Phật giáo Thị xã Hồng Lĩnh tổ chức đại lễ Phật đản PL 2566 – DL 2022

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Phật đản Hòa thượng Thích Thiện Nhơn

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Phật đản Hòa thượng Thích Thiện Nhơn

Chùa Giai Lam tổ chức Đại lễ Phật đản PL 2555 - DL 2011

Chùa Giai Lam tổ chức Đại lễ Phật đản PL 2555 - DL 2011

Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Long An kiến nghị về 'tịnh thất Bồng Lai'

Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Long An kiến nghị về 'tịnh thất Bồng Lai'

Lễ chính thức Đại lễ Phật đản PL 2566 - DL 2022 tại Thừa Thiên Huế

Lễ chính thức Đại lễ Phật đản PL 2566 - DL 2022 tại Thừa Thiên Huế

Một gia đình Phật tử ở Hà Tĩnh thiết lễ tắm Phật tại gia

Một gia đình Phật tử ở Hà Tĩnh thiết lễ tắm Phật tại gia

Ý nghĩa của bảy bước sen

Ý nghĩa của bảy bước sen

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN