;
Lý Hồng Chí thần thánh hóa bản thân qua thuật ngữ pháp thân Phật giáo
Pháp luân công xuyên tạc truyền thuyết về hoa Ưu Đàm như thế nào?
Pháp Luân Công xuyên tạc kinh Phật về Phật Di Lặc
Các trang web, tờ rơi của tổ chức Pháp Luân Công, tín đồ Pháp Luân Công giới thiệu Pháp Luân Công là một môn khí công phi tôn giáo vì cho rằng không có đăng ký, không có cơ sở thờ tự, tập hay không tập là quyền của mỗi người.
Nhưng trên thực tế Pháp Luân Công không đơn thuần là 5 bài tập, mà có một hệ thống kinh văn gồm khoảng 50 tác phẩm (bài giảng, sách) được cho là Lý Hồng Chí là tác giả [1][2]. Tín đồ Pháp Luân Công hàng ngày sẽ phải đọc kinh văn của Lý Hồng Chí [3].
Trong số kinh văn này Lý Hồng Chí mô tả bản thân là một vị Phật Chủ sáng tạo ra thế giới Pháp Luân mà Phật của thế giới khác cũng không bằng A La Hán, Bồ tát trong thế giới của Pháp Luân do ông ta sáng tạo.
Trích: “Đệ tử: Có người giảng Bồ Tát, La Hán trong Thế giới Pháp Luân thậm chí có một số vị còn cao hơn Phật một số thế giới khác, có phải như vậy không?
Sư phụ: .....Còn nói rằng La Hán và Bồ Tát của Thế giới Pháp Luân là cao hơn Phật của thế giới khác, [đó là vì] tầng thứ của Thế giới Pháp Luân là cao phi thường. .....”[4]
Trong các kinh văn mới nhất của Lý Hồng Chí, đã thể hiện bản thân Lý Hồng Chí là vị thần sáng tạo ra thế giới. Mở đầu quyển Chuyển Pháp Luân Lý Hồng Chí đã thay từ “Phật Pháp tinh thâm nhất” thành “Đại Pháp là trí tuệ của Sáng Thế Chủ”. Khi nói “Phật Pháp tinh thâm nhất” ông ta gây ngộ nhận cho tín đồ Phật Giáo rằng Pháp Luân Công là Phật Pháp, ông ta sử dụng khái niệm Phật Pháp để đi thâu nạp cải đạo tín đồ Phật Giáo. Ông ta đã lợi dụng uy tín vốn có của Phật Giáo để hạ bệ toàn bộ các học thuyết khác, các trường phái khí công khác, nhưng cuối cùng ông ta nói Phật Pháp của ông ta là Phật Gia không liên quan đến Phật Giáo và rằng Pháp Luân Công của ông ta là cao nhất của Phật Gia, dần dần ông ta thay chữ “Phật Pháp” bằng từ “Đại Pháp” do ông ta sáng tạo ra.
Lý Hồng Chí phong cho toàn bộ tín độ là “Chư Thần xuống thế gian để trợ Sư (Lý Hồng Chí) chính Pháp (Pháp Luân Công)”. Đến Thần thánh trên trời xuống cũng phải ký thệ ước với Lý Hồng Chí. Trích: “Không chỉ đệ tử Đại Pháp tới thế gian này là từng ký [thệ] ước với Sư phụ, mà tất cả con người, sinh mệnh tới thế gian này, chư Thần tới từ thiên thượng, đều có ước với tôi.” Hay chư thần theo ông ta xuống thế giới “[Từ sau] khi tôi xuất sinh, rất nhiều chư Thần đều xuống theo.” Rồi đến Thần cũng phải hâm mộ tín đồ Pháp Luân Công “‘Đệ tử Đại Pháp’ là xưng hiệu vĩ đại, chư Thần, hết thảy các sinh mệnh trên thiên thượng đều rất hâm mộ, con người không thấy, [nhưng] Thần thấy rõ.” [5]
Lý Hồng Chí, Không những ăn cắp từ ngữ thuật ngữ của Phật giáo mà còn ăn cắp cả áo Cà Sa của Phật giáo.
Chẳng những mộng thành Thần Thánh, là Thần Chủ, là Phật Chủ như một số dẫn chứng ở trên thì Lý Hồng Chí cũng là kẻ muốn được tín đồ tôn sùng duy nhất bản thân ông ta. Khi ông ta nói trong Pháp Luân Công chỉ có mình ông ta là thầy. “Đồng thời, không được gọi các học viên (đệ tử) truyền bá Pháp Luân Đại Pháp là Thầy, là Đại sư, v.v.; Sư phụ trong Đại Pháp chỉ có một. Bất kể vào học trước hay sau cũng đều là đệ tử.” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân trang 67). Thật là vô lý khi người hướng dẫn, người dậy mình trực tiếp lại không được làm thầy, mà chỉ có Lý Hồng Chí mới là Thầy duy nhất. Điều này là trái với quy ước thông thường của xã hội thể hiện dã tâm muốn được là kẻ duy nhất được tôn sùng.
Các môn khí công khác thời gian tập khá ít cũng có tác dụng chữa bệnh thì tín đồ Pháp Luân Công phải tập công 2 tiếng thì khỏi bệnh Lý Hồng Chí cũng nhận rằng đó là do Pháp Thân của ông ta chữa "Bệnh chư vị do tôi trực tiếp chữa cho chư vị; [học viên] ở điểm luyện công là do Pháp thân của tôi chữa; [học viên] đọc sách tự học cũng do Pháp thân của tôi chữa." (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 61). Các bài tập khí công khác đều có các tác dụng nhất định, và khi tập những động tác đó thì tự nhiên có thành quả đó “quy luật nhân quả” nhưng Lý Hồng Chí còn mong muốn nhận hết mọi thành quả về mình thông qua tuyên truyền rằng “Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, trang 19, 21....)
Không những thần thánh bản thân mình, thần thánh đệ tử của mình, mà Lý Hồng Chí còn thần thánh hóa cả sách vở của ông ta và thần thánh hóa cả các đoàn nghệ thuật do ông ta sáng lập. “[Trong] sách của tôi chữ nào cũng là hình tượng của tôi và Pháp Luân, mỗi câu đều do tôi giảng; chư vị còn cần chữ ký nào nữa đây?” hay “Những ai đã khai [mở] thiên mục trong chúng ta đều thấy rằng, cuốn sách này nhìn là thấy ngũ quang thập sắc, lấp lánh ánh vàng kim, mỗi chữ đều là hình tượng Pháp thân của tôi.” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, trang 174). Hay “Ngày có diễu hành ở khu phố Tàu, các từng không gian trên thiên thượng có vô số chư Thần, khắp trời đều là chư Thần, đang đánh trống trận. Rất rất nhiều các thiên binh thiên tướng ấy đang xung tiến lên. Các đệ tử Đại Pháp thổi nhạc có năng lượng phóng xuất ra lớn phi thường. Mọi người thấy trong phim trái bom nguyên tử khi nổ một cái là sinh ra một sóng xung kích rất to lớn phải không?” (Lý Hồng Chí, Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles, Ngày 25 tháng 2, 2006) .
Ban đầu Lý Hồng Chí tuyên truyền về khí công, theo Lý Hồng Chí thì phải xóa bỏ toàn bộ sách khí công của trường phái khác, kể cả là giữ sách của trường phái khác trong nhà cũng không được.
Trích: “Ngoài ra tôi nói với mọi người, vì chư vị là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp chúng tôi, nên tôi mới nói với chư vị những lời này: nhất định không được đọc những sách khí công giả loạn bậy kia; không phải [tôi nói về] mấy cuốn cổ thư ở trên, mà là nói về những sách khí công giả mà những người hiện nay viết; ngay cả giở ra chư vị cũng đừng làm.” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, trang 82)
Ban đầu Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công giả danh Phật Pháp để thâu nạp tín đồ tín đồ Phật giáo, giả danh phi tôn giáo để thâu nạp tín đồ của tôn giáo khác. Khi trở thành tín đồ của mình rồi thì Lý Hồng Chí tuyên truyền “Bất Nhị Pháp Môn” bắt tín đồ xóa bỏ kinh sách ảnh họa băng đĩa vật dụng của các tôn giáo khác và chỉ thờ Lý Hồng Chí nghĩa là cải đạo tôn giáo khác theo Chí [6].
Chưa kể đến hàng loạt các thủ đoạn của Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công như việc sử dụng các từ ngữ thuật ngữ của Phật Giáo để thâu nạp tín đồ Phật Giáo, sau đó bài xích Phật Giáo, hạ bệ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Lý Hồng Chí liên tục tuyên truyền thần thánh hóa bản thân, nô lệ hóa tín đồ, phong cho tín đồ thành thần thánh “Chư Thần”, biến tín đồ thành những kẻ đi truyền bá Pháp Luân Công cho Lý Hồng Chí, và bắt tín đồ học kinh văn của hắn, mọi thành quả khỏi bệnh của học viên đều là công lao của ông ta (nhờ tập luyện cực khổ). Điều đó chứng tỏ Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công tuyên truyền một chủ nghĩa thần quyền, đi ngược lại với giá trị nhân văn, đạo đức cao đẹp, các truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Điều đáng nói hơn nữa là các trang web của Pháp Luân Công ví dụ Đại Kỷ Nguyên luôn mượn các truyện tốt đẹp của Đông Tây Kim Cổ để quảng cáo thâu nạp người theo dõi nhưng cuối cùng là chèn quảng cáo Pháp Luân Công gây ngộ nhận cho người đọc. Khiến cho người đọc nghĩ Pháp Luân Công là tốt đẹp.
Quang Hùng
Tham khảo:
[1]- http://vi.falundafa.org/falun-dafa-books.html
[2]- http://vi.falundafa.org/falun-dafa-recent-writings.html
[3]- http://vn.minghui.org/news/1013-yeu-linh-phat-chinh-niem-va-thoi-gian-phat-chinh-niem-dong-bo-toan-cau.html
[4]- Lý Hồng Chí, Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải, Giảng Pháp cho các phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp Trường Xuân [1994],
http://vi.falundafa.org/book/yj_html/index.html#1
[5]-Lý Hồng Chí, Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016,
http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html
[6]-http://vn.minghui.org/news/68001-dac-biet-chu-y-van-
de-bat-nhi-phap-mon.html