;
Cần phải định nghĩa thế nào là mê tín dị đoan một cách rõ ràng, chi tiết, chặt chẽ. Nếu không thì sẽ dẫn đến việc vận dụng pháp luật một cách tùy tiện, chủ quan. Vong nhân về ở Ba Vàng là mê tín dị đoan, còn một hình thức gần như tương tự ở một nơi khác thì là khoa học cận tâm lý, còn ở một giáo điểm thì lại là hiệp thông…
Gìn giữ đạo pháp qua những cuộc tập kích truyền thông
Phật giáo xây chùa to tượng lớn là có lỗi chăng ?*
Trong sự việc xử lý vụ chùa Ba Vàng vừa rồi, chúng ta thấy vấn đề then chốt là ở chỗ “mê tín dị đoan”.
Luật Tín ngưỡng Tôn giáo hiện hành cũng đề cập đến mê tín dị đoan nhưng theo tôi, việc định nghĩa chưa rõ, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau.
Tìm định nghĩa thế nào là mê tín dị đoan trên mạng dĩ nhiên sẽ là một kết quả hết sức lộn xộn, hỗn tạp.
Nhiều hệ phái Tin Lành vẫn coi việc thờ cúng ngẫu tượng (như chúng ta thờ tượng Phật, thờ di ảnh, bài vị ông bà, người đã chết) đều là mê tín dị đoan. Nhưng đồng thời, ở họ cũng có phép trừ tà (trục quỷ).
Thời tôi học tiểu học, tôi vẫn nhớ thầy cô giáo dạy rằng mê tín dị đoan là tin vào thần thánh nhưng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, như uống nước tàn nhang, chịu đánh đập, roi vọt đuổi ma nhập.
Một số thầy cô khác lại dạy rằng tin vào điềm xui, điềm hên, như ra ngõ gặp gái, mèo đến nhà ở, chim rơi xuống nóc nhà… là mê tín dị đoan.
Khái niệm mê tín dị đoan hết sức mập mờ, co giãn, lộn xộn. Lập một cái miếu thờ, chính quyền địa phương cũng coi là mê tín dị đoan, hoặc trước đây chữa bệnh theo kiểu cầu nguyện ở khu vườn kỳ lạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An cũng vậy: cầu nguyện chữa bệnh (trước một bức tường) và mang nước giếng đào trong khu vườn đó về uống là mê tín dị đoan.
Chúng ta vừa thấy thầy trụ trì chùa Ba Vàng bị cho rằng tiến hành hoạt động mê tín dị đoan. Tin có vong linh, cầu xin vong linh phù hộ, cúng kiến vong linh, tạ lễ khi cho rằng vong linh phù hộ… như đa số người Việt Nam đang làm thì hiển nhiên. Nhưng đối với việc như cho rằng vong linh có tác động tiêu cực (báo oán), đối thoại với vong linh lại là mê tín?
Ngoại cảm, vẫn được cho rằng đó là khoa học cận tâm lý, một thời được báo chí hết sức tán dương, như những cống hiến mang lại lợi ích cho xã hội, thì bây giờ cũng chưa rạch ròi.
Hiện nay, tại một giáo điểm ở huyện Nhà Bè, TPHCM, một linh mục tổ chức quảng bá cách chữa bệnh bằng đặt tay, không cần đến thuốc men, không cần liệu pháp hay các kỹ thuật y học mà vẫn khỏi bệnh. Việc như vậy được tiến hành công khai, phát hàng ngày trên You Tube, đương nhiên cho thấy các cơ quan bảo vệ pháp luật không xem đó là mê tín dị đoan, dù niềm tin chỉ được đặt tay khỏi bệnh không cần điều trị y khoa sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.
Trong tiểu thuyết Bão Biển của Chu Văn, có chi tiết giáo dân lấy nước từ huyệt mộ của các linh mục làm thuốc uống, thuốc nhỏ mắt.
Những hình ảnh kiểu như thế mới đây lại được thấy trên video quay thực tế. Nhà chức trách cũng không thấy có phản ứng.
Sự tác động từ thế giới siêu nhiên đối với con người rất đa dạng, mà thỉnh giải oan gia trái chủ chỉ là một.
Ở một số hệ phái tôn giáo, tác động như vậy được coi là thánh linh mầu nhiệm, thực hiện công khai ở các cơ sở tôn giáo. Tín đồ, chức sắc tôn giáo, từ ca hát nhảy múa tiến đến nói tiếng lạ, gáo thét, co giật, khóc lóc, giãy giụa, cào cấu, rồi lăn ra bất tỉnh, hay ngã nhào cắm đầu xuống đất.
Hiển nhiên, ở đây có yếu tố dao động rối loại tâm thần lưỡng cực. Chẳng hạn, người đang nghiêm trang thành kính cầu nguyện, chợt cười vui vẻ rồi đột ngột khóc ròng, vật vã. Trên một số video, hiện tượng này không khác gì ngáo đá.
Như vậy, khi vận dụng pháp luật, thì khái niệm mê tín dị đoan được vận dụng thế nào? Vong ở chùa thì mê tín dị đoan? Trừ tà (một nghi lễ tôn giáo chính thức của Ca tô La Mã) không phải mê tín dị đoan? Còn sự hiện hữu của thánh linh theo những biểu hiện tâm thần cưỡng cực như vậy cũng chẳng chút gì mê tín?
Ngoài ra, còn một dạng có thể coi tác động từ thế giới siêu nhiên vào thế giới hiện hữu thông qua hoạt động tôn giáo, là việc cầu cơ của đạo Cao Đài. Cơ bút có truyền đạt những nội dung chi tiết, không phải kiểu lên đồng hiện thời khá đơn sơ của đạo Mẫu.
Gần đây, cơ bút được phục hồi một cách có vẻ tự phát, đơn lẻ, nhưng vẫn là một hiện tượng trong chiều hướng gia tăng, mang tính tôn giáo do có truyền thống hơn là mê tín.
Vì vậy, tôi cảm thấy việc báo chí rồi đến chính quyền, sau đó lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam cứ mà nói chỉ chùa Ba Vàng mê tín dị đoan là không thỏa đáng, công bằng và không phù hợp với pháp luật.
Cần phải định nghĩa thế nào là mê tín dị đoan một cách rõ ràng, chi tiết, chặt chẽ. Nếu không thì sẽ dẫn đến việc vận dụng pháp luật một cách tùy tiện, chủ quan. Vong nhân về ở Ba Vàng là mê tín dị đoan, còn một hình thức gần như tương tự ở một nơi khác thì là khoa học cận tâm lý, còn ở một giáo điểm thì lại là hiệp thông…
Trong tôn giáo học, việc định nghĩa chính xác mê tín dị đoan cũng là một vấn đề lớn.
Một trong những xu hướng lớn là tôn trọng mọi niềm tin thiêng liêng nếu nó không làm tổn hại lợi ích của người khác, đến lợi ích cộng đồng, cũng như không dẫn đến hành vi gây hại cho chính người có niềm tin (như tự sát, tự hủy hoại thân thể, tự đưa mình vào tình huống nguy hiểm).
Đó là về lý thuyết, còn trên thực tế, quan điểm mở rộng sự tôn trọng niềm tin còn đã được mở rộng hơn nữa. Nhiều nhà tôn giao học vẫn coi trọng niềm tin của tôn giáo Chủ thể (Triều Tiên) với gần 25 triệu người tin tưởng chủ tịch mở nước của họ có một đời sống vĩnh viễn và từ một thế giới thiêng liêng điều hành sự nghiệp tự cường dân tộc Triều Tiên (ý nói đến việc tự chế tạo vũ khí hạt nhân). Niềm tin đó không bị coi là mê tín dù nhiều nước trên thế giới coi điều đó có hại cho họ và tìm cách ngăn chặn. Bởi một lẽ đơn giản, tôn giáo là điều rất khó nói.
Nếu không định nghĩa được mê tín thì không có gì là mê tín hết?
MT
________________________________________________________________________
Phản hồi riêng đối với các bài tranh luận đặc biệt: vinasat132@yahoo.com,
vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh, ĐT: 0915553610.