;
THAY LỜI TỰA
Đức Phật Thích Ca đã giáng sanh tại thành Ca Tỳ La Vệ, xứ trung Ấn Độ (trước Tây lịch 563 năm). Thời bấy giờ đã có đến 94 thứ Đạo, thế mà Đức Phật còn ra đời làm gì nữa?
Chẳng qua các Đạo ấy tuy nhiều mà chưa được toàn: CHƠN, THIỆN, MỸ. Đức Phật mới ứng thân thị hiện để dạy cho chúng sanh chuyển Mê thành Ngộ, thấy Tánh tỏ Tâm, vượt Sống khỏi Chết, lìa Khổ được Vui, hầu chứng Đạo quả VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC.
Trước khi Đạo Phật từ Ấn Độ được truyền sang Trung Hoa (đời Đông Hán Vĩnh Bình năm thứ 10, Tây lịch năm 67), nước này đã có sẵn Nho giáo và Lão giáo nên các Tổ Trung Hoa dùng phương tiện châm chước hai Đạo sẵn có trên thành Nghi lễ của Phật giáo, làm pháp môn hoằng hóa , hướng dẫn những kẻ sơ cơ nhập Đạo một cách rất đắc lực.
Thời gian sau, Đạo Phật từ Trung Hoa truyền sang và thịnh hành ở Việt Nam (cuối đời Hán bên Tàu, thuộc thế kỷ thứ I) đã trên 19 thế kỷ. Phần đông dân số nước ta là tín đồ Phật giáo (chiếm hết 80 %). Đạo Phật là Đạo chí hiếu, cho nên hầu hết nhà nào có đốt hương thờ ông bà đều có thể gọi là tín đồ Phật giáo.
Người ta theo Đạo Phật chính nhờ tổ tiên truyền lại hoặc do tình cảm với thân quyến và nhất là Đạo Phật đã đi sâu vào quần chúng để chia xẻ những nỗi buồn vui trong lúc gia đình họ có người đau hay kẻ chết, hoặc trong những thời thạnh suy của đất nước. Nhờ vậy mà đa số dân tộc Việt Nam đã phát tâm quy y, ngưỡng mộ Đạo Phật.
Vậy, Nghi lễ là một pháp môn hoằng Đạo rất đắc lực . Do pháp môn này nhiên hậu chúng ta lần lượt đưa con người vào chỗ hiểu đúng giá trị cao siêu và lợi ích rộng lớn của Đạo Phật.
Tài liệu Nghi lễ này ra đời bởi những nguyên do:
_ Quý Thầy trong Ban Thường Vụ Phật học viện Hải Đức đã nhiều lần yêu cầu tôi soạn Nghi lễ để chỉ bày anh em học Tăng trong nội bộ.
_ Anh em cũng đã hiểu nhu cầu của đại đa số tín đồ Phật giáo ở hiện tại cũng như tương lai, phần nhiều chú trọng về Nghi lễ.
Muốn đáp ứng nhu cầu nói trên, cần phải có một tài liệu Nghi lễ để học tập.
Riêng tôi tự nghĩ, tài sơ trí kém, chưa đủ khả năng làm việc này, lại nữa, mỗi địa phương mỗi khác, thay đổi tùy thời đại.v.v...Cho nên soạn Nghi lễ là một việc khó. Nhưng vì mang trách nhiệm Trưởng ban Nghi lễ, nếu cứ do dự mãi rồi suốt đời cũng chẳng làm được việc gì. Tôi biết rằng khó tránh khỏi sự phê phán: dư, thiếu.v.v...Song vẫn cố gắng thi thố khả năng, nếu chỗ nào khiếm khuyết, nhờ các bậc tài đức sửa chửa lại cho.
Nghĩ thế, tôi liền mạnh dạn soạn tập Nghi lễ này để chỉ bày cho anh em trong nội bộ hàng xuất gia thực tập. Nhưng phải nhờ sự “truyền khẩu thay vì truyền thơ”, hầu mong đem lại lợi ích chung, phần nào hay phần nấy.
Xin thưa quý vị hành giả, Nghi lễ là vấn đề không cố định, nên tuy soạn thế này, nhưng quý vị cũng tùy thời, tùy xứ mà linh động, phải hợp chiếu các Nghi thức hiện hữu, khéo châm chước việc hành lễ cho hợp thời nghi, làm sao đầy đủ mà không kém phần trang nghiêm là được.
Soạn giả cẩn chí.
THÍCH DIỆU TÁNH
Ý NGHĨA NGHI LỄ
Khi nói đến Nghi lễ chúng ta cần phải hiểu qua ý nghĩa của nó. Hai chữ nghi lễ có nhiều ý nghĩa:
Nghi: Nghi thức, lễ nghi, lễ phép, khuôn phép, oai nghi.v.v..
Lễ: Lễ giáo, lễ nhạc, (điều hòa), lễ bái, cúng tế, tôn thờ, cung kính.v.v...
Nói tóm, Nghi lễ là chỉ chung cho nghi thức tụng niệm hành lễ, sinh hoạt, trong phạm vi tín ngưỡng thờ phụng của một tôn giáo.
Bất cứ một tôn giáo nào đều phải có những hình thức nghi lễ để tiêu biểu tinh thần đạo vị của mình. Mặc dầu trên thể thức và âm điệu của mỗi đạo giáo có phần sai khác nhưng mục đích vẫn là chí thành cầu nguyện, tán thán công đức vị Giáo chủ mà mình đã quy ngưỡng tôn thờ.
Đạo Phật không phải là một tôn giáo chỉ chú trọng về phương diện nghi lễ, nhưng nhờ có sinh hoạt nghi lễ mà đưa người vào đạo Phật một cách dễ dàng. Ví dụ: cầu an cho người bệnh hoạn, tai nạn..., cầu siêu bạt độ cho kẻ lâm chung.v.v...Đó là những phương tiện thực tế để điều hòa lý trí, gieo rắc tình cảm của con người, an ủi tinh thần cho người còn cũng như kẻ mất.Vì thế, nghi lễ cũng là vấn đề quan trọng và có nhiều lợi lạc trong đạo Phật.
Vậy kẻ hành giả cần phải học tập và hiểu rõ ý nghĩa những vấn đề thuộc về nghi lễ trước khi hành lễ.
Mỗi khi hành lễ, muốn được điều hòa âm thanh nhịp nhàng, trầm bỗng để tăng phần trang nghiêm và linh cảm cần phải có những pháp khí để làm phương tiện hộ tương trong những khóa lễ như sau:
Đây là bài kệ: chuông trống bát nhã (song hành) Bát nhã hội (3lần) Thỉnh Phật thượng đường (1 lần) Đại chúng đồng văn (1 lần) Bát nhã âm (1 lần) Phổ nguyện pháp giới (1 lần) Đẳng hửu tình (1 lần) Nhập Bát Nhã (1 lần) Ba La Mật Môn (5, 10 lần)
Trước hết câu từ 3 hồi chung bản qua chuông trống, phải đổ một hồi ngắn, kế đánh 3 hồi chính thức dài y đúng bài kệ trên, sau cùng dứt 4 tiếng.
Lễ thường đánh 3 hồi dài, lễ lớn đánh 9 hồi dài.
Ý NGHĨA ĐÁNH CHUÔNG MÕ
- Tiên khởi tam (trước đánh 3 tiếng)
- Thứ lôi thất (tiếp nhịp 7 tiếng)
- Tịnh đã tam (và đánh 3 tiếng)
- Chung đã thành (giữa đánh 10 tiếng)
- Hậu diệt tứ (sau dứt 4 tiếng)
- Trước đánh 3 tiếng: Ý nói là chúng sanh đều do 3 nghiệp (thân, khẩu, ý) tạo ác, sau đọa 3 đường khổ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Cũng có nghĩa trừ tam độc (tham, sân, si), để chứng tam đức (pháp thân, bát nhã, giải thoát).
- Tiếp nhịp 7 tiếng: Là tiêu biểu thất chi tội (thân tam: sát, đạo, dâm. Khẩu tứ: vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu). Để chứng thất giác chi (trạch pháp, tinh tấn, hỷ, trừ, xả, định, niệm).
- Và đánh 3 tiếng: Nghĩa là hay tu tam học (giới, định, huệ). Quyết chứng tam thừa (Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát).
- Giữa đánh 10 tiếng: Là để tiêu trừ 10 điều ác (thất chi tội, cộng thêm ý có 3 thành 10 điều ác), để chứng 10 thân (bồ đề thân, nguyện thân, hóa thân, lực thân, trang nghiêm thân, oai thế thân, ý sanh thân, phước thân, pháp thân, trí huệ thân).
- Sau dứt 4 tiếng: Là tiêu trừ 4 tướng (sanh, lão bệnh, tử) để chuyển thành tứ trí:
. Hành sở tác trí (tiền ngũ thức).
. Diệu quang sát trí (đệ lục ý thức).
. Bình đẳng tánh trí (đệ thất mạc na thức).
. Đại viên cảnh trí (đệ bát a lại gia thức).
Ý NGHĨA TÁN SÁM TỤNG NIỆM
Tán sám: Là khen ngợi tướng tốt và thâm ân của Tam Bảo.
Tụng: Đọc tụng kinh, chú của Phật dạy.
Niệm: Tưởng niệm danh hiệu và tướng tốt của Đức Phật.
Nếu nói rõ, tụng niệm là mục đích để làm cho tâm và miệng được hợp nhất vào câu Kinh tiếng Pháp của Phật.
Tụng niệm để giữ 3 nghiệp cho được thanh tịnh, trang nghiêm và huân tập những điều hay tốt, đồng thời ôn lại những lời Phật dạy để làm phương châm đời sống hằng ngày và huân tập giống Bồ đề giải thoát tâm thức cho mình cùng người.
Tụng niệm để làm cho Pháp âm lưu chuyển trong nhân gian, cảm hòa mọi người cải tà qui chánh và khuyến khích nhắc nhở mình cùng người trên đường làm lành học Đạo.
Nói tóm, người tu hành luôn luôn phải tụng niệm để sám hối tội lỗi cầu mong sớm đạt được mục đích giải thoát và giác ngộ. Lại nữa, tụng niệm để cầu an cho người bệnh hoạn và cầu siêu cho kẻ lâm chung chóng thoát luân hồi, siêu sanh Tịnh Độ.
Vậy, là Phật tử bất luận tại gia hay xuất gia, ai ai cũng cần phải học và hiểu ý nghĩa Nghi lễ để tụng niệm.
TỤNG NIỆM ĐỂ CẦU AN VÀ CẦU SIÊU
Ý nghĩa cầu an: Cầu an là mục đích sám hối tội lỗi, dứt trừ nghiệp chướng, tránh mọi bệnh hoạn, tai họa và nghiệp báo, để được thân tâm an lạc, phước huệ trang nghiêm, đạo tâm kiên cố, bồ đề tăng trưởng.
Nếu nói rõ, cầu an là cầu nguyện trong những trường hợp tai họa, ốm đau do nguyên nhân tội lỗi gây ra. Lúc bấy giờ ta vận hết lòng thành, tắm gội thân tâm, tập trung tất cả điện lực bằng cách tụng kinh, niệm Phật, trì chú, Bái sám hồng danh.v.v...đối trước Tam Bảo. Chính nhờ sức mạnh của tinh thần cầu nguyện này, mà giao cảm đến Chư Phật, Bồ tát sẽ phóng quang đến gia hộ cho chúng ta sớm đạt được như ý và hợp với chánh đạo.
Vì rằng Phật thương chúng sanh như mẹ thương con, chúng sanh nhớ Phật như con nhớ mẹ, vậy mỗi lúc cầu nguyện chúng ta cần phải thành khẩn và đầy đủ đức tin, mới có sự cảm ứng và gia hộ của Chư Phật và Bồ Tát.
Ý nghĩa cầu siêu: Cầu siêu là mục đích sám hối tội lỗi cho người quá vãng, hầu chuyển nghiệp nhân xấu của người, khiến họ xa lìa quả báo đau khổ, rời khỏi cảnh giiới tối tăm đọa đày, cầu cho thần thức người được nhẹ nhàng thảnh thơi, siêu sanh về nơi thế giới tịnh lạc, chóng thoát luân hồi.
Nếu nói rõ, cầu siêu là cầu nguyện cho người sau khi lâm chung, thời gian 49 ngày, cứ mỗi thất làm tuần, hoặc ngày giáp năm hay húy kỵ.v.v..Trong thời gian này, gia quyến cần đặt vấn đề cầu nguyện và hiếu sự lên trên hết, nên tránh tất cả sự sát hại sinh linh và bao nhiêu việc làm khác có tính cánh gây tội lỗi, cần nhất là người cầu nguyện phải trai giới thanh tịnh, vận hết lòng thành tập trung vào việc tụng Kinh, niệm phật, sám hối để cầu nguyện. Thân nhân của người quá vãng cần làm thêm những việc từ thiện: Phóng sanh, bố thí, cúng dường, ấn tống Kinh điển.v.v...
Trong Kinh Phật dạy:
Tụng niệm và làm các việc phước, đem công đức ấy hồi hướng cho vong linh, cũng như gởi lương hướng cho người đi xa vậy. Người đã siêu rồi mau được Phật thọ ký; người ở cõi trên mau lên các địa vị cao hơn, hào quang càng sáng tỏ. Người đang sa đọa trong 3 đường ác thì cũng nhờ các công đức ấy mà siêu sanh Tịnh Độ hay thoát khổ lên làm Trời, làm người v.v...
Đó là ý nghĩa cầu siêu và việc cần làm của người còn đối với kẻ mất vậy.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI HÀNH LỄ:
Những lễ cầu an, cầu siêu hay cúng ngọ Phật tại chốn Già lam Tịnh xá hoặc tư gia Phật tử, nếu đứng trước bàn Tam Bảo, trước khi hành lễ phải tán một bài gì có ý nghĩa cúng hương, cuối bài ấy phải có câu: Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát (3 lần). Rồi kế đó mới được tán những bài khác, ngoài ý nghĩa nói trên.
Ví dụ tán bài: giới hương, lư hương hay hương vân hoặc tâm diên và hương tài...(tùy ý chọn một bài).
Trái lại những lễ như: Trị quan, Trị huyệt hoặc An vị Phật hay Khánh thành...bắt đầu khởi lễ phải tán một bài gì thuộc về ý nghĩa “Cam lồ sái tịnh” thì được, cuối bài phải có câu: Nam Mô Cam Lồ Vương Bồ Tát, hay câu: Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát (3 lần)
Ví dụ tán bài: Tào khê thủy hay Hải chấn hoặc Dương chi... (tùy ý chọn), kế đó trong buổi lễ mới được tán bài khác, ngoài ý nghĩa nói trên. Những lễ đứng trước bàn Tam Bảo như: Cầu an, cúng ngọ, khánh thành, an vị hoặc cầu siêu. Đầu buổi lễ lúc nào cũng tụng Chú Đại Bi, cuối buỗi lễ phải tụng Bát nhã và sau phần hồi hướng: Tam tự quy, nguyện dĩ thử...
NGHI AN VỊ PHẬT
Lễ an vị Phật tại tư gia, bàn thờ Phật phải đặt chính giữa nhà, bàn thờ linh phải đặt hai bên hoặc sau lưng Phật, nếu nhà lầu, thì Phật thờ tầng trên. Trước khi thờ Phật trong nhà phải trang hoàng sạch sẽ, trưng dụng hương hoa tinh khiết, đèn đài chuông mõ đầy đủ, Tất cả trong gia đình phải tắm gội thân tâm, trì trai giữ giới và nhất là phải thỉnh Tăng già chứng minh hành lễ cùng thiện hữu tri thức hộ niệm, cần phải đơn giản nhưng không kém phần trang nghiêm và thanh tịnh.
PHẦN HÀNH LỄ:
Chủ lễ niệm hương bạch Phật (chấp tay thầm niệm):
Tịnh pháp giới chơn ngôn: Án lam tóa ha (3 lần)
Tịnh tam nghiệp chơn ngôn: Án ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ bà phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám (3 lần)
Đảnh lễ Phật 1 lạy, tiếp quỳ gối cầm 3 cây hương đưa lên trán thầm niệm bài:
Thử nhất biện hương, bất tùng thiên gián, phi thuộc địa sanh, lưỡng nghi vị phán chi tiên, căn nguyên sung tắc tam giới, nhất khí tài phân chi hậu, chi diệp biến mãn thập phương, siêu nhật nguyệt chi quang hoa, hàm sơn xuyên chi tú lệ, tức giới, tức định, tức tuệ, phi mộc, phi hỏa, phi yên, thâu lai tại nhất vi trần, tán khứ phổ châu sa giới, ngã kim nhiệt hướng kim lô, đoan thân cúng dường thập phương thường trụ Tam Bảo, sát hải vạn linh, tất trượng chơn hương, đồng quy chơn tế.
Tư hữu đệ tử..............đồng gia đẳng, phụng Phật, hiến cúng thỉnh Phật an vị kỳ an tập phước sự. Kim tắc cung bạch Phật tiền duy nguyện phủ thùy minh chứng.
(Xá 3 xá đứng dậy, đưa hương cắm lên lư).
Chủ lễ xướng Lễ Phật:
Thế Tôn sắc tướng như kim thân,
Diệc như thiên nhật chiếu thế gian.
Năng bạt nhất thế chư khổ não;
Ngã kim khê thủ đại pháp vương.
Pháp vương vô thượng tôn
Tam giới vô luân thất.
Thiên nhơn chi đạo sư.
Tứ sanh chi từ phụ.
Đệ tử chúng đẳng..............từ nhất niệm quy y, năng diệt tam kỳ nghiệp, xưng dương nhược tán thán,ức kiếp mạc năng tận.
1/ Nhất tâm đảnh lễ:
Nam Mô Tận Hư Không, Biến Pháp Giới, Vi Trần Sát Độ Trung, Quá Hiện Vị Lai, Chư Phật, Tôn pháp, Hiền Thánh Tăng, Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo (1 lạy).
2/ Nhất tâm đảnh lễ:
Nam Mô Hiện Tọa Đạo Tràng, Liên Hoa Đài Thượng, Ta Bà Giáo Chủ Trung Thiên Điều Ngự, Thiên Bách Ức Hóa Thân Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Long Hoa Giáo chủ Đường Lai Từ Thị Di Lặc Tôn Phật. Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lạy).
3/ Nhất tâm đảnh lễ:
Nam Mô Tây Phương Giáo Chủ Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật. Nam Mô Đông Phương Giáo Chủ Mãn Nguyệt Từ Dung, Tịnh Lưu Ly Thế Giới Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát. Biến Pháp Giới Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát (1lạy)
Bắt đầu khởi chuông mõ và tán:
Nói hoặc tán bài: Dương chi tịnh thủy, Biến sái tam thiên, tánh không bát đức lợi nhơn thiên, pháp giới quảng tăng nhiên, diệt tội tiêu khiên, hỏa diệm hóa hồng liên.
Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát (3 lần)
Và tiếp bài:
Hải chấn triều âm thuyết Phổ môn.
Cửu liên hoa Lý hiện đồng chơn.
Dương chi nhất đích chơn cam lồ.
Tán tác sơn hà đại địa xuân.
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát (3 lần)
CAM LỒ SÁI TỊNH:
(Bây giờ chủ lễ tay trái bưng chén nước cam lồ có cành hoa để sẵn trên chén, tay phải dùng ngón vô danh nhúng vào chén nước quyết ấn cam lồ viết hai chữ Án Lam vào chén nước búng 3 cái, miệng đọc bài pháp ngữ):
Phù thử thủy giả, bát công đức thủy tự thiên chơn, tiên tẩy chúng sanh nghiệp cấu trần, biến nhập tỳ lô hoa tạng giới, cá trung vô xứ bất siêu luân, thủy bất tẩy thủy, diệu cực pháp thân, trần bất nhiễm trần, phản tác tự kỷ, nguyên trừ nội ngoại, đản địch đàn tràng, sái khô mộc nhi tác dương xuân, khiết uế ban nhi thành tịnh độ, sở vị đạo, nội ngoại trung gian vô trược uế, thánh phàm u hiển tổng thanh lương.
Kế tiếp nhịp tang mõ đều đều, chủ lễ thán bài:
Bồ tát liễu đầu cam lồ thủy.
Năng linh nhất đích biến thập phương,
Tinh chuyên cấu uế tận quyên trừ.
Phổ sái pháp diên tất thanh tịnh.
(Giáo hữu Đại bi chơn ngôn cẩn đương trì tụng)
(Miệng vừa thán bài trên, tay cầm cành hoa sẵn có trong chén cam lồ, đưa lên giữa không trước Phật đài viết hai chữ Án Lam, 3 phen viết 3 phen rẩy. Khi thán hết 4 câu trên, tiếp đọc)
Giáo hữu Đại bi chơn ngôn cẩn đương trì tụng:
(Đồng thanh tụng Chú Đại Bi (1 biến) trong lúc chúng tụng chú, thì chủ lễ cầm hoa trên chén nước viết vá sái cam lồ tịnh thủy khắp 6 phương).
Nam Mô Cam Lồ Vương Bồ Tát (3 lần)
1/ Chúng hòa: Hương hoa thỉnh, hương hoa thỉnh
Chủ lễ thỉnh: Nam mô nhất tâm phụng thỉnh, thiên hoa đài thượng, bách bảo quang trung, tam thập nhị tướng chi năng nhơn, bát thập chưởng hảo chi đại giác quá hiện vị lai vô lượng Phật đà gia. Duy nguyện: thiên thùy bảo cái, địa dõng kim liên, quang gián đạo tràng chứng minh công đức.
2/ Chúng hòa: Hương hoa thỉnh, hương hoa thỉnh.
Chủ lễ thỉnh: Nam mô nhất tâm phụng thỉnh, tây thiên trúc quốc, bạch mã đà lai, tu đà la liễu nghĩa thượng thừa, thập nhị bộ chơn Kinh bí điển, quá hiện vị lai vô lượng đạt ma gia. Duy ngưyện: Tường quang vạn đạo, thoại khí thiên diệu, quang gián đạo tràng chứng minh công đức.
3/Chúng hòa: Hương hoa thỉnh, hương hoa thỉnh.
Chủ lễ thỉnh: Nam mô nhất tâm phụng thỉnh, tam minh (1), bát giải (2), ngũ quả (3), lục thông (4), phân thân ư thử độ tha phương, thuyết pháp ư nhơn gian thiên thượng quá hiện vị lai vô lượng tăng già gia. Duy ngưyện: Trần gian nguyệt ấn, không cốc truyền thanh, quang gián đạo tràng chứng minh công đức.(trên đây là thỉnh Tam Bảo, còn tùy thờ tượng Đức Phật nào mà thỉnh).
Đồng thanh: Nam Mô Đăng Bảo Tọa Bồ Tát (3 lần)
( Chủ lễ tiếp lạy tam bái và quỳ gối xướng sớ, nếu có)
Tánh hải bích ba trần trạm trạm.
Giác viên tâm ấn thể như như.
Đại thừa Bồ Tát khai phương tiện.
Nhất điểm linh quang chiếu thái hư.
Thế tôn, đức tướng nan tận tán dương, kim thời đệ tử....chúng đẳng, thỉnh Phật an vị kỳ an tập phước sự, cụ hữu sớ chương, cung bạch Phật tiền, duy nguyện từ bi phủ thùy minh chứng. (đọc sớ)
Đồng thanh:
Thiên thượng thiên hạ vô như Phật.
Thập phương thế giới diệt vô tỷ.
Thế gian sở hữu ngã tận kiến,
Nhất thế vô hữu như Phật giả.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Đồng niệm Hồng danh các Đức Phật và Bồ Tát, tùy tượng thờ Phật nào mà niệm (niệm nhiều niệm ít tùy ý)
Đồng tụng: Nguyện trú cát tường dạ cát tường.v.v..
Tiếp tụng bài: Đệ tử chúng đẳng...hoặc bài: Đệ tử kính lạy.v.v...
Bát nhã (1 biến). tiêu tai (3 biến).
Tán: Bồ đề diệu pháp....hay: Quan Âm linh cảm phó đạo tràng....
Tam tự quy. Nguyện tiêu. Nguyện dĩ thử công đức.
LỄ TẤT
CƯỚC CHÚ CÁC PHẨM SỐ TRONG NGHI THỈNH TAM BẢO:
1/ Tam minh: Thiên nhãn, túc mạng, và lậu tận minh
2/ Bát giải: 1. Nội hữu sắc quán ngoại giải thoát
2. Nội vô sắc quán ngoại giải thoát
3. Tác chứng cụ túc tịnh giải thoát
4. Không vô biên xứ giải thoát
5. Thất vô biên xứ giải thoát
6. Vô sở hữu xứ giải thoát
7. Phi tưởng, phi phi tưởng xứ giải thoát
8. Diệt thọ tưởng định, thân tác tụ túc giải thoát.
3/ Ngũ quả: Tức là tứ quả Thanh Văn, cộng thêm một quả vị Bích Chi Phật thành Ngũ quả.
4/ Lục thông: Thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, thần túc, túc mạng và lậu tận thông.
LỄ YỄM TÂM AN VỊ PHẬT
Lễ yễm tâm này chỉ áp dụng cho trường hợp thờ Phật bằng đồng, gỗ hoặc đất, nếu có để chỗ yễm tâm. Trước khi hành lễ nên sắm chỉ ngũ sắc, vật bảy báu nước đại dương, nếu có.
Nhớ viết sẵn bài chú Đại bi và bài Bát nhã, đến khi hành lễ, lúc tụng đại bi, tiếp tụng Bát nhã, vừa tụng vừa để kinh chú và vật báu vào trong lòng tượng Phật. Phần hành lễ, từ đầu đến cuối lễ, đều y như nghi an vị trước, chỉ thay đổi trong khi niệm hương lời bạch Phật:nguoiphattu.com
Phụng Phật tu hương hiến cúng yễm tâm Phật tượng, ký an tăng phước huệ sự, đến phần thỉnh Tam Bảo nên sơ lược thôi.
NGHI KỲ AN (1 LỄ THƯỜNG)
Chủ lễ niệm hương bạch Phật: (đứng chắp tay thầm niệm)
- Tịnh pháp giới chơn ngôn: Án lam tóa ha
- Tịnh tam nghiệp chơn ngôn: Án ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ bà phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám (3 lần)
(Đảnh lễ Phật 1 lạy, tiếp quỳ gối cầm 3 cây hương đưa lên trán đọc):
Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo tác đại chứng minh.
Nguyện thử diệu hương vân,
Biến mãn thập phương giới.
Cúng dường nhất thiết Phật,
Tôn pháp chư Bồ tát.
Vô biên Thanh văn chúng,
Cập nhất thiết Thánh Hiền
Duyên khởi quang minh đài,
Xứng tánh tác Phật sự.
Phổ huân chư chúng sanh,
Giải phát Bồ Đề tâm
Viễn ly chư vọng nghiệp,
Viên thành vô thượng đạo
Tư thời đệ tử.........đồng gia đẳng, phụng Phật tu hương phúng kinh (sám hối hay đảo bệnh hoặc bạt nghiệp) kỳ an nghinh tường tập phước sự. Kim tắc, cung bạch tam bảo đài tiền, duy nguyện phủ thùy minh chứng.
(Xá 3 xá đứng dậy đưa hương cắm lên lư)
Xướng đảnh lễ:
Năng lễ sở lễ, tánh không tịch.
Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
Ngã thử đạo tràng như đế châu
Thập phương Chư Phật ảnh hiện trung
Ngã thân ảnh hiện Chư Phật tiền.
Đầu diện tiếp túc quy mạng lễ.
1/- Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Tận Hư Không, Biến Pháp Giới, Quá Hiện Vị Lai, Chư Phật, Tôn pháp, Hiền Thánh Tăng, Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo (1 lạy).
2/- Nhất tâm đảnh lễ:
Nam Mô Hiện Tọa Đạo Tràng, Liên Hoa Đài Thượng, Ta Bà Giáo Chủ Trung Thiên Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đông Phương Giáo Chủ Mãn Nguyệt Từ Dung, Tịnh Lưu Ly Thế Giới Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.
Nam Mô Ngũ Đài Sơn Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Nam Mô Nga Mi Sơn Đại Hạnh Phổ Hiền Vương Bồ Tát
Nam Mô Phổ Đà Sơn Đại Bi Quan Thế Âm Bố Tát
Nam Mô Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lạy)
3/ Nhất tâm đảnh lễ:nguoiphattu.com
Nam Mô Tây Phương Giáo Chủ Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Pháp Giới Tàng Thân A Di Đà Phật.
Nam Mô Vị Đăng Bổ Xứ, Hiện Trú Đâu Suất Thiên Cung, Phật Kế Thích Tôn, Đương Sanh Diêm Phù Thế Giới Long Hoa Giáo chủ Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.