Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

Nghi thức làm lễ hằng thuận 2

Tác giả Hồng Lam
03:00 | 26/12/2019 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Hằng thuận có nghĩa là đôi vợ chồng luôn luôn sống hòa thuận, tương kính nhường nhịn lẫn nhau, cùng nhau vừa làm tròn trách nhiệm bổn phận của người vợ người chồng trong đời sống gia đình, đối với ông bà cha mẹ và con cái; vừa hướng đến con đường tu tập giác ngộ giải thoát, trên cơ sở giữ gìn ngũ giới, hành thập thiện và tu tập theo Bát Chánh Đạo…

nguoiphattu_com_nghi_thuc_lam_le_hang_thua1.jpg

NGHI THỨC LỄ HẰNG THUẬN

NGUYỆN HƯƠNG

(Thầy chủ lễ cầm 3 cây hương, quỳ kính cẩn xướng)

Nam mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo. O

Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật.

Tác đại chứng minh. O

Nguyện đem lòng thành kính

Gửi theo đám mây hương

Phảng phất khắp mười phương

Cúng dường ngôi Tam Bảo

Thề trọn đời giữ đạo

Theo tự tánh làm lành

Cùng pháp giới chúng sanh

Cầu Phật từ gia hộ

Tâm Bồ đề kiên cố

Chí tu học vững bền

Xa bể khổ nguồn mê

Chóng quay về bờ giác. O

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm ..... (nhằm ngày ..........). Tại chùa .........., xã .........., huyện .........., thành phố .......... Chúng con một dạ chí thành, đốt nén tâm hương, thành tâm kính nguyện chư Phật, chư đại Bồ-tát, chư hiền thánh Tăng quang giáng đạo tràng từ bi chứng minh gia hộ cho đôi trẻ: Chú rể .........., Pháp danh .........., sánh duyên cùng cô dâu .........., Pháp danh .........., được trọn đời hoà thuận thương yêu, trăm năm sắt son chung thuỷ một lòng, xứng danh chồng hiền vợ thảo, hạnh phúc tràn đầy, nối nghiệp gia phong. Lại nguyện tình hai họ luôn luôn thuận thảo, nghĩa thông gia mãi mãi thắm nồng, phước thọ tăng long, mọi việc hanh thông, cát tường như ý. Ngưỡng mong Phật trí cao vời từ bi gia hộ. O

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ-tát Ma-ha-tát. (3 lần) O

TÁN PHẬT

Dung nhan Phật tốt lạ lùng

Hào quang soi sáng khắp cùng mười phương

Từ bi oai đức khôn lường

Ra đời tế độ sáu đường chúng sanh

Được thấy tướng lại nghe danh

Cũng nhờ phước đức căn lành trồng sâu

Thế tôn đủ tướng nhiệm mầu

Làm cho muôn loại cúi đầu quy y.O

ĐẢNH LỄ TAM BẢO

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả đức Phật ba đời thường trú trong mười phương. (1 lạy) O

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả tôn Pháp ba đời thường trú trong mười phương. (1 lạy) O

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả hiền thánh Tăng ba đời thường trú trong mười phương. (1 lạy) O

Người hướng dẫn: Cung thỉnh chư Tôn đức Tăng (Ni) an toạ tại bàn chứng minh và mời tất cả mọi người ngồi xuống. Sau đó, giới thiệu lý do, chương trình buổi lễ và thành phần tham dự.

TUYÊN BỐ LÝ DO

- Nam mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

- Kính bạch chư Tôn đức Tăng (Ni) chứng minh.

- Thưa gia đình hai họ, quý quan khách và cô dâu, chú rể thân mến!

Nhận thức được ý nghĩa tổ chức lễ cưới tại chùa là tạo điều kiện cho cô dâu, chú rể quay về nương tựa ba ngôi báu cũng như được sự chứng minh của chư Tôn đức Tăng (Ni). Hôm nay, ngày ..... tháng ..... năm ..... Hai gia đình Phật tử đã đến chùa .................... xin tổ chức lễ hằng thuận cho chú rể .......... Pháp danh .........., cô dâu .......... Pháp danh .......... Đó là lý do của buổi lễ hôm nay.

Người hướng dẫn: Xin đại chúng cho một tràng pháo tay chúc mừng.

CHƯƠNG TRÌNH BUỔI LỄ

- Nam mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

- Kính bạch chư Tôn đức Tăng (Ni) chứng minh.

- Thưa gia đình hai họ, quý quan khách và cô dâu, chú rể thân mến!

Sau đây chúng tôi xin được phép thông qua chương trình buổi lễ như sau:

1. Cung nghinh chư Tôn đức Tăng (Ni) quang lâm.

2. Niêm hương, bạch Phật.

3. Tuyên bố lý do, thông qua chương trình.

4. Giới thiệu thành phần tham dự.

5. Đại diện gia đình hai họ tác bạch thỉnh sư.

6. Nghi thức lễ bái.

7. Tuyên đọc ý nghĩa chiếc nhẫn.

8. Nghi thức trao nhẫn cưới.

9. Chư Tôn đức Tăng (Ni) ban đạo từ và tặng quà.

10. Cô dâu, chú rể tác bạch cảm tạ

11. Hồi hướng.

Người hướng dẫn: Tiếp theo chương trình chúng tôi xin giới thiệu thành phần tham dự buổi lễ hằng thuận hôm nay.

GIỚI THIỆU THÀNH PHẦN THAM DỰ

- Chúng con xin cung kính giới thiệu: (Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức, ...) và chư Tôn đức Tăng (Ni) chứng minh.

- Chúng tôi xin giới thiệu: Chú rể .......... Pháp danh .......... sẽ sánh duyên cùng cô dâu .......... Pháp danh ..........

- Và cuối cùng xin giới thiệu hai họ nhà trai, nhà gái và quý quan khách có mặt ngày hôm nay.

Người hướng dẫn: Xin cho một tràng pháo tay thật lớn để chúc mừng.

Người hướng dẫn: Mời đại diện gia đình hai họ, dâng lời tác bạch thỉnh sư. Mời cô dâu chú rể đồng đứng lên làm lễ.

ĐẠI DIỆN GIA ĐÌNH HAI HỌ DÂNG LỜI TÁC BẠCH

- Nam mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

- Kính bạch trên chư Tôn đức Tăng (Ni) chứng minh.

Hôm nay gia đình hai họ chúng con có duyên sự xin đầu thành đảnh lễ tác bạch. (1 lạy)

Quỳ xuống đọc:

Kính bạch chư Tôn đức Tăng (Ni)! Thời gian thấm thoát trôi, kể từ khi chúng con được may mắn tiếp xúc với giáo lý Phật đà, đã hiểu và thực hành những lời dạy của Phật, chúng con đã có được lợi ích, an lạc trong cuộc sống hiện tại. Là một người Phật tử, chúng con xin học theo hạnh của đức Phật, muốn cho nhiều người được diễm phúc như chúng con, tìm về chánh đạo, nhất là con cháu của mình.

Hôm nay, nhân dịp hai cháu của chúng con kết hôn, cũng như muốn cho hôn lễ được kiết tường, hai họ sum vầy, vợ chồng được trăm năm hạnh phúc, chúng con xin cúi đầu đảnh lễ, cung thỉnh quý Ngài hoan hỷ tác pháp, cử hành lễ hằng thuận cho hai cháu được ân triêm công đức.

Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ-tát Ma-ha-tát.

HỨA KHẢ CỦA CHƯ TÔN ĐỨC TĂNG (NI) CHỨNG MINH

- Nam mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

Hôm nay, quý vị đã về chùa .................... cung thỉnh chư Tôn đức Tăng (Ni) làm lễ hằng thuận cho các cháu. Thầy thay mặt chư Tôn đức Tăng (Ni) hiện diện hoan hỷ hứa khả. Vậy, quý vị y như pháp lễ hiền thánh Tăng chứng minh cho.

Đại diện hai họ: Trên chư Tôn đức Tăng (Ni) đã từ bi hứa khả cho rồi, chúng con xin thành tâm đảnh lễ tri ân tam bái.

Người hướng dẫn: Xin mời cô dâu và chú rể đứng dậy thực hiện nghi thức lễ bái.

NGHI THỨC LỄ BÁI

Người hướng dẫn: Để tưởng nhớ thâm ân của chư Phật, ơn dạy dỗ của thầy tổ, công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ và thể hiện sự tương kính, tôn trọng nhau của cô dâu và chú rể. Giờ này, xin mời cô dâu và chú rể chỉnh trang y phục chuẩn bị lễ bái.

Người hướng dẫn: Xin mời cô dâu, chú rể thành tâm hướng về Tam Bảo chuẩn bị lễ bái.

Kính lạy Phật từ bi cứu thế

Đem đạo lành phổ tế chúng sanh

Trần gian biết nẻo tu hành

Nhờ đèn trí tuệ quang minh soi đường.

- Nhất bái: Lễ kính chư Phật.

Người hướng dẫn: Xin mời cô dâu, chú rể hướng về cha mẹ chuẩn bị lễ bái.

Ơn cha lành cao như núi Thái

Đức mẹ hiền sâu tợ biển khơi

Dù cho dâng trọn cuộc đời

Cũng không trả hết ân người sinh ta.

- Nhị bái: Tri ân phụ mẫu.

Người hướng dẫn: Xin mời cô dâu, chú rể đối mặt với nhau chuẩn bị lễ bái.

Hai ta nên vợ thành chồng

Keo sơn gắn bó một lòng thuỷ chung

Ngọt bùi chia sẻ nhau cùng

Đắp xây hạnh phúc tình nồng điểm tô.

- Tam bái: Phu thê tương kính.

Người hướng dẫn: Mời cô dâu và chú rể ngồi xuống, sau đó mời (Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức, ...) đại diện cho chư Tôn đức Tăng (Ni) đọc ý nghĩa đôi nhẫn cưới.

Người hướng dẫn:

- Nam mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

- Kính bạch chư Tôn đức Tăng (Ni) chứng minh.

- Thưa gia đình hai họ, quý quan khách và cô dâu, chú rể thân mến!

Chiếc nhẫn là tín vật không thể thiếu trong ngày cưới, nó mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hạnh phúc của lứa đôi trong cuộc sống hiện tại cũng như về sau. Vậy, giờ phút này đây chúng con cung thỉnh (Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức, ...) đại diện cho chư Tôn đức Tăng (Ni) đọc ý nghĩa đôi nhẫn cưới.

Ý NGHĨA ĐÔI NHẪN CƯỚI

- Nam mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

- Kính bạch chư Tôn đức Tăng (Ni) chứng minh.

- Thưa gia đình hai họ, quý quan khách và cô dâu, chú rể!

Hôm nay trong ngày lễ thành hôn, các con đã dâng hương hoa, lễ vật cúng dường lên Tam Bảo và cung thỉnh chư Tôn đức Tăng (Ni) làm lễ hằng thuận. Giờ này thầy xin thay mặt chư Tôn đức Tăng (Ni) đọc ý nghĩa đôi nhẫn cưới, để lát nữa các con trao tặng cho nhau trước Tam Bảo, cha mẹ, gia đình hai bên, và phát nguyện kết tóc se tơ, nên duyên chồng vợ.

Các con thân mến! Đây là món trang sức quý giá biểu thị đạo lý hôn nhân, tên là nhẫn, đeo ở ngón tay, để các con luôn nhìn thấy, nhằm nhắc nhở những điều như sau:

Thứ nhất: Nhẫn còn có nghĩa là nhường nhịn. Muốn trong nhà vui vẻ đầm ấm hạnh phúc, trước phải biết nhường nhịn lẫn nhau, không nên hơn thua, lời qua tiếng lại. Chiếc nhẫn lại được đeo vào ngón tay, để các con dễ nhìn thấy, để tự nhắc mình về sự nhẫn nhịn.

Thứ hai: Chiếc nhẫn hình tròn tiêu biểu cho phước báu và tiền của đầy đủ, nhà đất thịnh vượng. Muốn được như thế, vợ chồng phải siêng năng làm việc, dành dụm tiền bạc, chi tiêu chừng mực, không được phung phí. Ngoài ra phải biết san sẻ cứu giúp cho người nghèo, được vậy mới hưởng phước báu lâu dài.

Thứ ba: Chiếc nhẫn này được làm bằng chất vàng, vàng có đặc tính là “tuỳ duyên bất biến”, nghĩa là hình dạng tuy có thay đổi, nhưng tính chất vẫn nguyên vẹn. Hay nói rõ hơn, dù ai có vo tròn bóp méo, kéo dài cán mỏng đi nữa, hình dạng tuy đã thay đổi, nhưng tính chất giá trị của vàng vẫn nguyên vẹn. Đạo vợ chồng cũng thế! Các con chung sống bên nhau, dù gặp hoàn cảnh nào đi nữa, cũng phải giữ vẹn lòng chung thuỷ trước sau như một. Cổ nhân có dạy: “Ngọc càng dồi c

nghi thức làm lễ hằng thuận lễ hằng thuận cuộc sống gia đình hôn nhân phật giáo phật dạy các cặp vợ chồng vợ chồng lễ cưới tại chùa hằng thuận bát chánh đạo

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Mẫu lời dẫn chương trình Đại lễ Phật đản

Mẫu lời dẫn chương trình Đại lễ Phật đản

Cách tụng kinh, trì chú, niệm Phật trong nghi lễ Phật giáo

Cách tụng kinh, trì chú, niệm Phật trong nghi lễ Phật giáo

Sớ vị siêu tiến các hương linh tử nạn vì Covid-19

Sớ vị siêu tiến các hương linh tử nạn vì Covid-19

Cúng Thánh thần tại các Đền, Đình..

Cúng Thánh thần tại các Đền, Đình..

Chương trình tổ chức Đại lễ Phật đản PL 2565

Chương trình tổ chức Đại lễ Phật đản PL 2565

Bài tác bạch cúng dường trai tăng chung thất trai tuần

Bài tác bạch cúng dường trai tăng chung thất trai tuần

Nghi thức lễ Phật đản

Nghi thức lễ Phật đản

Chuông mõ để bên nào của bàn thờ

Chuông mõ để bên nào của bàn thờ

Suy nghĩ chung quanh chiếc bàn thờ

Suy nghĩ chung quanh chiếc bàn thờ

Nghi thức lễ thành đạo

Nghi thức lễ thành đạo

MC Thảo Vân chia sẻ những kỹ năng cơ bản của người dẫn chương trình Phật giáo

MC Thảo Vân chia sẻ những kỹ năng cơ bản của người dẫn chương trình Phật giáo

 Sám văn thỉnh hương hồn chẩn tế

Sám văn thỉnh hương hồn chẩn tế

Bài viết xem nhiều

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Một gia đình Phật tử ở Hà Tĩnh thiết lễ tắm Phật tại gia

Một gia đình Phật tử ở Hà Tĩnh thiết lễ tắm Phật tại gia

Ý nghĩa của bảy bước sen

Ý nghĩa của bảy bước sen

Thông tin về trang tin Người Phật tử

Thông tin về trang tin Người Phật tử

Hạ thủy 7 đóa sen hồng trên dòng sông Hương

Hạ thủy 7 đóa sen hồng trên dòng sông Hương

Không kiểm tra, không bài về nhà, không hình phạt, giáo dục Phần Lan vẫn dẫn đầu cả thế giới, tại sao lại như vậy?

Không kiểm tra, không bài về nhà, không hình phạt, giáo dục Phần Lan vẫn dẫn đầu cả thế giới, tại sao lại như vậy?

Chùm ảnh lễ tắm Phật tư gia ở Bình Định

Chùm ảnh lễ tắm Phật tư gia ở Bình Định

Ý ngĩa về câu Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn

Ý ngĩa về câu Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN