;
MỤC LỤC Thay lời tựa. |
THAY LỜI TỰA
Đức Phật Thích Ca đã giáng sanh tại thành Ca Tỳ La Vệ, xứ trung Ấn Độ (trước Tây lịch 563 năm). Thời bấy giờ đã có đến 94 thứ Đạo, thế mà Đức Phật còn ra đời làm gì nữa?
Chẳng qua các Đạo ấy tuy nhiều mà chưa được toàn: CHƠN, THIỆN, MỸ. Đức Phật mới ứng thân thị hiện để dạy cho chúng sanh chuyển Mê thành Ngộ, thấy Tánh tỏ Tâm, vượt Sống khỏi Chết, lìa Khổ được Vui, hầu chứng Đạo quả VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC.
Trước khi Đạo Phật từ Ấn Độ được truyền sang Trung Hoa (đời Đông Hán Vĩnh Bình năm thứ 10, Tây lịch năm 67), nước này đã có sẵn Nho giáo và Lão giáo nên các Tổ Trung Hoa dùng phương tiện châm chước hai Đạo sẵn có trên thành Nghi lễ của Phật giáo, làm pháp môn hoằng hóa , hướng dẫn những kẻ sơ cơ nhập Đạo một cách rất đắc lực. Phần đông dân số nước ta là tín đồ Phật giáo (chiếm hết 80 %). Đạo Phật là Đạo chí hiếu, cho nên hầu hết nhà nào có đốt hương thờ ông bà đều có thể gọi là tín đồ Phật giáo.
Người ta theo Đạo Phật chính nhờ tổ tiên truyền lại hoặc do tình cảm với thân quyến và nhất là Đạo Phật đã đi sâu vào quần chúng để chia xẻ những nỗi buồn vui trong lúc gia đình họ có người đau hay kẻ chết, hoặc trong những thời thạnh suy của đất nước. Nhờ vậy mà đa số dân tộc Việt Nam đã phát tâm quy y, ngưỡng mộ Đạo Phật.
Vậy, Nghi lễ là một pháp môn hoằng Đạo rất đắc lực. Do pháp môn này nhiên hậu chúng ta lần lượt đưa con người vào chỗ hiểu đúng giá trị cao siêu và lợi ích rộng lớn của Đạo Phật.
Tài liệu Nghi lễ này ra đời bởi những nguyên do:
_ Quý Thầy trong Ban Thường Vụ Phật học viện Hải Đức đã nhiều lần yêu cầu tôi soạn Nghi lễ để chỉ bày anh em học Tăng trong nội bộ.
_ Anh em cũng đã hiểu nhu cầu của đại đa số tín đồ Phật giáo ở hiện tại cũng như tương lai, phần nhiều chú trọng về Nghi lễ.
Muốn đáp ứng nhu cầu nói trên, cần phải có một tài liệu Nghi lễ để học tập.
Riêng tôi tự nghĩ, tài sơ trí kém, chưa đủ khả năng làm việc này, lại nữa, mỗi địa phương mỗi khác, thay đổi tùy thời đại.v.v…Cho nên soạn Nghi lễ là một việc khó. Nhưng vì mang trách nhiệm Trưởng ban Nghi lễ, nếu cứ do dự mãi rồi suốt đời cũng chẳng làm được việc gì. Tôi biết rằng khó tránh khỏi sự phê phán: dư, thiếu.v.v…Song vẫn cố gắng thi thố khả năng, nếu chỗ nào khiếm khuyết, nhờ các bậc tài đức sửa chửa lại cho.
Nghĩ thế, tôi liền mạnh dạn soạn tập Nghi lễ này để chỉ bày cho anh em trong nội bộ hàng xuất gia thực tập. Nhưng phải nhờ sự “truyền khẩu thay vì truyền thơ”, hầu mong đem lại lợi ích chung, phần nào hay phần nấy.
Xin thưa quý vị hành giả, Nghi lễ là vấn đề không cố định, nên tuy soạn thế này, nhưng quý vị cũng tùy thời, tùy xứ mà linh động, phải hợp chiếu các Nghi thức hiện hữu, khéo châm chước việc hành lễ cho hợp thời nghi, làm sao đầy đủ mà không kém phần trang nghiêm là được.
Soạn giả cẩn chí.
THÍCH DIỆU TÁNH
Ý NGHĨA NGHI LỄ
Khi nói đến Nghi lễ chúng ta cần phải hiểu qua ý nghĩa của nó. Hai chữ nghi lễ có nhiều ý nghĩa:
Nghi: Nghi thức, lễ nghi, lễ phép, khuôn phép, oai nghi.v.v..
Lễ: Lễ giáo, lễ nhạc, (điều hòa), lễ bái, cúng tế, tôn thờ, cung kính.v.v…
Nói tóm, Nghi lễ là chỉ chung cho nghi thức tụng niệm hành lễ, sinh hoạt, trong phạm vi tín ngưỡng thờ phụng của một tôn giáo.
Bất cứ một tôn giáo nào đều phải có những hình thức nghi lễ để tiêu biểu tinh thần đạo vị của mình. Mặc dầu trên thể thức và âm điệu của mỗi đạo giáo có phần sai khác nhưng mục đích vẫn là chí thành cầu nguyện, tán thán công đức vị Giáo chủ mà mình đã quy ngưỡng tôn thờ.
Đạo Phật không phải là một tôn giáo chỉ chú trọng về phương diện nghi lễ, nhưng nhờ có sinh hoạt nghi lễ mà đưa người vào đạo Phật một cách dễ dàng. Ví dụ: cầu an cho người bệnh hoạn, tai nạn…, cầu siêu bạt độ cho kẻ lâm chung.v.v…Đó là những phương tiện thực tế để điều hòa lý trí, gieo rắc tình cảm của con người, an ủi tinh thần cho người còn cũng như kẻ mất. Vì thế, nghi lễ cũng là vấn đề quan trọng và có nhiều lợi lạc trong đạo Phật.
Vậy kẻ hành giả cần phải học tập và hiểu rõ ý nghĩa những vấn đề thuộc về nghi lễ trước khi hành lễ.
Mỗi khi hành lễ, muốn được điều hòa âm thanh nhịp nhàng, trầm bỗng để tăng phần trang nghiêm và linh cảm cần phải có những pháp khí để làm phương tiện hộ tương trong những khóa lễ như sau:
Đây là bài kệ: chuông trống bát nhã (song hành) Bát nhã hội (3lần) Thỉnh Phật thượng đường (1 lần) Đại chúng đồng văn (1 lần) Bát nhã âm (1 lần) Phổ nguyện pháp giới (1 lần) Đẳng hửu tình (1 lần) Nhập Bát Nhã (1 lần) Ba La Mật Môn (5, 10 lần)
Trước hết câu từ 3 hồi chung bản qua chuông trống, phải đổ một hồi ngắn, kế đánh 3 hồi chính thức dài y đúng bài kệ trên, sau cùng dứt 4 tiếng.
Lễ thường đánh 3 hồi dài, lễ lớn đánh 9 hồi dài.
Ý NGHĨA ĐÁNH CHUÔNG MÕ
– Tiên khởi tam (trước đánh 3 tiếng)
– Thứ lôi thất (tiếp nhịp 7 tiếng)
– Tịnh đã tam (và đánh 3 tiếng)
– Chung đã thành (giữa đánh 10 tiếng)
– Hậu diệt tứ (sau dứt 4 tiếng)
– Trước đánh 3 tiếng: Ý nói là chúng sanh đều do 3 nghiệp (thân, khẩu, ý) tạo ác, sau đọa 3 đường khổ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Cũng có nghĩa trừ tam độc (tham, sân, si), để chứng tam đức (pháp thân, bát nhã, giải thoát).
– Tiếp nhịp 7 tiếng: Là tiêu biểu thất chi tội (thân tam: sát, đạo, dâm. Khẩu tứ: vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu). Để chứng thất giác chi (trạch pháp, tinh tấn, hỷ, trừ, xả, định, niệm).
– Và đánh 3 tiếng: Nghĩa là hay tu tam học (giới, định, huệ). Quyết chứng tam thừa (Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát).
– Giữa đánh 10 tiếng: Là để tiêu trừ 10 điều ác (thất chi tội, cộng thêm ý có 3 thành 10 điều ác), để chứng 10 thân (bồ đề thân, nguyện thân, hóa thân, lực thân, trang nghiêm thân, oai thế thân, ý sanh thân, phước thân, pháp thân, trí huệ thân).
– Sau dứt 4 tiếng: Là tiêu trừ 4 tướng (sanh, lão bệnh, tử) để chuyển thành tứ trí:
. Hành sở tác trí (tiền ngũ thức).
. Diệu quang sát trí (đệ lục ý thức).
. Bình đẳng tánh trí (đệ thất mạc na thức).
. Đại viên cảnh trí (đệ bát a lại gia thức).
Ý NGHĨA TÁN SÁM TỤNG NIỆM
Tán sám: Là khen ngợi tướng tốt và thâm ân của Tam Bảo.
Tụng: Đọc tụng kinh, chú của Phật dạy.
Niệm: Tưởng niệm danh hiệu và tướng tốt của Đức Phật.
Nếu nói rõ, tụng niệm là mục đích để làm cho tâm và miệng được hợp nhất vào câu Kinh tiếng Pháp của Phật.
Tụng niệm để giữ 3 nghiệp cho được thanh tịnh, trang nghiêm và huân tập những điều hay tốt, đồng thời ôn lại những lời Phật dạy để làm phương châm đời sống hằng ngày và huân tập giống Bồ đề giải thoát tâm thức cho mình cùng người.
Tụng niệm để làm cho Pháp âm lưu chuyển trong nhân gian, cảm hòa mọi người cải tà qui chánh và khuyến khích nhắc nhở mình cùng người trên đường làm lành học Đạo.
Nói tóm, người tu hành luôn luôn phải tụng niệm để sám hối tội lỗi cầu mong sớm đạt được mục đích giải thoát và giác ngộ. Lại nữa, tụng niệm để cầu an cho người bệnh hoạn và cầu siêu cho kẻ lâm chung chóng thoát luân hồi, siêu sanh Tịnh Độ.
Vậy, là Phật tử bất luận tại gia hay xuất gia, ai ai cũng cần phải học và hiểu ý nghĩa Nghi lễ để tụng niệm.
TỤNG NIỆM ĐỂ CẦU AN VÀ CẦU SIÊU
Ý nghĩa cầu an: Cầu an là mục đích sám hối tội lỗi, dứt trừ nghiệp chướng, tránh mọi bệnh hoạn, tai họa và nghiệp báo, để được thân tâm an lạc, phước huệ trang nghiêm, đạo tâm kiên cố, bồ đề tăng trưởng.
Nếu nói rõ, cầu an là cầu nguyện trong những trường hợp tai họa, ốm đau do nguyên nhân tội lỗi gây ra. Lúc bấy giờ ta vận hết lòng thành, tắm gội thân tâm, tập trung tất cả điện lực bằng cách tụng kinh, niệm Phật, trì chú, Bái sám hồng danh.v.v…đối trước Tam Bảo. Chính nhờ sức mạnh của tinh thần cầu nguyện này, mà giao cảm đến Chư Phật, Bồ tát sẽ phóng quang đến gia hộ cho chúng ta sớm đạt được như ý và hợp với chánh đạo.
Vì rằng Phật thương chúng sanh như mẹ thương con, chúng sanh nhớ Phật như con nhớ mẹ, vậy mỗi lúc cầu nguyện chúng ta cần phải thành khẩn và đầy đủ đức tin, mới có sự cảm ứng và gia hộ của Chư Phật và Bồ Tát.
Ý nghĩa cầu siêu: Cầu siêu là mục đích sám hối tội lỗi cho người quá vãng, hầu chuyển nghiệp nhân xấu của người, khiến họ xa lìa quả báo đau khổ, rời khỏi cảnh giiới tối tăm đọa đày, cầu cho thần thức người được nhẹ nhàng thảnh thơi, siêu sanh về nơi thế giới tịnh lạc, chóng thoát luân hồi.
Nếu nói rõ, cầu siêu là cầu nguyện cho người sau khi lâm chung, thời gian 49 ngày, cứ mỗi thất làm tuần, hoặc ngày giáp năm hay húy kỵ.v.v..Trong thời gian này, gia quyến cần đặt vấn đề cầu nguyện và hiếu sự lên trên hết, nên tránh tất cả sự sát hại sinh linh và bao nhiêu việc làm khác có tính cánh gây tội lỗi, cần nhất là người cầu nguyện phải trai giới thanh tịnh, vận hết lòng thành tập trung vào việc tụng Kinh, niệm phật, sám hối để cầu nguyện. Thân nhân của người quá vãng cần làm thêm những việc từ thiện: Phóng sanh, bố thí, cúng dường, ấn tống Kinh điển.v.v…
Trong Kinh Phật dạy:
Tụng niệm và làm các việc phước, đem công đức ấy hồi hướng cho vong linh, cũng như gởi lương hướng cho người đi xa vậy. Người đã siêu rồi mau được Phật thọ ký; người ở cõi trên mau lên các địa vị cao hơn, hào quang càng sáng tỏ. Người đang sa đọa trong 3 đường ác thì cũng nhờ các công đức ấy mà siêu sanh Tịnh Độ hay thoát khổ lên làm Trời, làm người v.v…Đó là ý nghĩa cầu siêu và việc cần làm của người còn đối với kẻ mất vậy.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI HÀNH LỄ:
Những lễ cầu an, cầu siêu hay cúng ngọ Phật tại chốn Già lam Tịnh xá hoặc tư gia Phật tử, nếu đứng trước bàn Tam Bảo, trước khi hành lễ phải tán một bài gì có ý nghĩa cúng hương, cuối bài ấy phải có câu: Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát (3 lần). Rồi kế đó mới được tán những bài khác, ngoài ý nghĩa nói trên.
Ví dụ tán bài: giới hương, lư hương hay hương vân hoặc tâm diên và hương tài…(tùy ý chọn một bài).
Trái lại những lễ như: Trị quan, Trị huyệt hoặc An vị Phật hay Khánh thành…bắt đầu khởi lễ phải tán một bài gì thuộc về ý nghĩa “Cam lồ sái tịnh” thì được, cuối bài phải có câu: Nam Mô Cam Lồ Vương Bồ Tát, hay câu: Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát (3 lần)
Ví dụ tán bài: Tào khê thủy hay Hải chấn hoặc Dương chi… (tùy ý chọn), kế đó trong buổi lễ mới được tán bài khác, ngoài ý nghĩa nói trên. Những lễ đứng trước bàn Tam Bảo như: Cầu an, cúng ngọ, khánh thành, an vị hoặc cầu siêu. Đầu buổi lễ lúc nào cũng tụng Chú Đại Bi, cuối buỗi lễ phải tụng Bát nhã và sau phần hồi hướng: Tam tự quy, nguyện dĩ thử…
NGHI AN VỊ PHẬT
Lễ an vị Phật tại tư gia, bàn thờ Phật phải đặt chính giữa nhà, bàn thờ linh phải đặt hai bên hoặc sau lưng Phật, nếu nhà lầu, thì Phật thờ tầng trên. Trước khi thờ Phật trong nhà phải trang hoàng sạch sẽ, trưng dụng hương hoa tinh khiết, đèn đài chuông mõ đầy đủ, Tất cả trong gia đình phải tắm gội thân tâm, trì trai giữ giới và nhất là phải thỉnh Tăng già chứng minh hành lễ cùng thiện hữu tri thức hộ niệm, cần phải đơn giản nhưng không kém phần trang nghiêm và thanh tịnh.
PHẦN HÀNH LỄ:
Chủ lễ niệm hương bạch Phật (chấp tay thầm niệm):
Tịnh pháp giới chơn ngôn: Án lam tóa ha (3 lần)
Tịnh tam nghiệp chơn ngôn: Án ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ bà phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám (3 lần)
Đảnh lễ Phật 1 lạy, tiếp quỳ gối cầm 3 cây hương đưa lên trán thầm niệm bài:
Thử nhất biện hương, bất tùng thiên gián, phi thuộc địa sanh, lưỡng nghi vị phán chi tiên, căn nguyên sung tắc tam giới, nhất khí tài phân chi hậu, chi diệp biến mãn thập phương, siêu nhật nguyệt chi quang hoa, hàm sơn xuyên chi tú lệ, tức giới, tức định, tức tuệ, phi mộc, phi hỏa, phi yên, thâu lai tại nhất vi trần, tán khứ phổ châu sa giới, ngã kim nhiệt hướng kim lô, đoan thân cúng dường thập phương thường trụ Tam Bảo, sát hải vạn linh, tất trượng chơn hương, đồng quy chơn tế.
Tư hữu đệ tử…………..đồng gia đẳng, phụng Phật, hiến cúng thỉnh Phật an vị kỳ an tập phước sự. Kim tắc cung bạch Phật tiền duy nguyện phủ thùy minh chứng.
(Xá 3 xá đứng dậy, đưa hương cắm lên lư).
Chủ lễ xướng Lễ Phật:
Thế Tôn sắc tướng như kim thân,
Diệc như thiên nhật chiếu thế gian.
Năng bạt nhất thế chư khổ não;
Ngã kim khê thủ đại pháp vương.
Pháp vương vô thượng tôn
Tam giới vô luân thất.
Thiên nhơn chi đạo sư.
Tứ sanh chi từ phụ.
Đệ tử chúng đẳng…………..từ nhất niệm quy y, năng diệt tam kỳ nghiệp, xưng dương nhược tán thán,ức kiếp mạc năng tận.
1/ Nhất tâm đảnh lễ:
Nam Mô Tận Hư Không, Biến Pháp Giới, Vi Trần Sát Độ Trung, Quá Hiện Vị Lai, Chư Phật, Tôn pháp, Hiền Thánh Tăng, Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo (1 lạy).
2/ Nhất tâm đảnh lễ:
Nam Mô Hiện Tọa Đạo Tràng, Liên Hoa Đài Thượng, Ta Bà Giáo Chủ Trung Thiên Điều Ngự, Thiên Bách Ức Hóa Thân Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Long Hoa Giáo chủ Đường Lai Từ Thị Di Lặc Tôn Phật. Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lạy).
3/ Nhất tâm đảnh lễ:
Nam Mô Tây Phương Giáo Chủ Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật. Nam Mô Đông Phương Giáo Chủ Mãn Nguyệt Từ Dung, Tịnh Lưu Ly Thế Giới Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát. Biến Pháp Giới Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát (1lạy)
Bắt đầu khởi chuông mõ và tán:
Nói hoặc tán bài: Dương chi tịnh thủy, Biến sái tam thiên, tánh không bát đức lợi nhơn thiên, pháp giới quảng tăng nhiên, diệt tội tiêu khiên, hỏa diệm hóa hồng liên.
Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát (3 lần)
Và tiếp bài:
Hải chấn triều âm thuyết Phổ môn.
Cửu liên hoa Lý hiện đồng chơn.
Dương chi nhất đích chơn cam lồ.
Tán tác sơn hà đại địa xuân.
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát (3 lần)
CAM LỒ SÁI TỊNH:
(Bây giờ chủ lễ tay trái bưng chén nước cam lồ có cành hoa để sẵn trên chén, tay phải dùng ngón vô danh nhúng vào chén nước quyết ấn cam lồ viết hai chữ Án Lam vào chén nước búng 3 cái, miệng đọc bài pháp ngữ):
Phù thử thủy giả, bát công đức thủy tự thiên chơn, tiên tẩy chúng sanh nghiệp cấu trần, biến nhập tỳ lô hoa tạng giới, cá trung vô xứ bất siêu luân, thủy bất tẩy thủy, diệu cực pháp thân, trần bất nhiễm trần, phản tác tự kỷ, nguyên trừ nội ngoại, đản địch đàn tràng, sái khô mộc nhi tác dương xuân, khiết uế ban nhi thành tịnh độ, sở vị đạo, nội ngoại trung gian vô trược uế, thánh phàm u hiển tổng thanh lương.
Kế tiếp nhịp tang mõ đều đều, chủ lễ thán bài:
Bồ tát liễu đầu cam lồ thủy.
Năng linh nhất đích biến thập phương,
Tinh chuyên cấu uế tận quyên trừ.
Phổ sái pháp diên tất thanh tịnh.
(Giáo hữu Đại bi chơn ngôn cẩn đương trì tụng)
(Miệng vừa thán bài trên, tay cầm cành hoa sẵn có trong chén cam lồ, đưa lên giữa không trước Phật đài viết hai chữ Án Lam, 3 phen viết 3 phen rẩy. Khi thán hết 4 câu trên, tiếp đọc)
Giáo hữu Đại bi chơn ngôn cẩn đương trì tụng:
(Đồng thanh tụng Chú Đại Bi (1 biến) trong lúc chúng tụng chú, thì chủ lễ cầm hoa trên chén nước viết vá sái cam lồ tịnh thủy khắp 6 phương).
Nam Mô Cam Lồ Vương Bồ Tát (3 lần)
1/ Chúng hòa: Hương hoa thỉnh, hương hoa thỉnh
Chủ lễ thỉnh: Nam mô nhất tâm phụng thỉnh, thiên hoa đài thượng, bách bảo quang trung, tam thập nhị tướng chi năng nhơn, bát thập chưởng hảo chi đại giác quá hiện vị lai vô lượng Phật đà gia. Duy nguyện: thiên thùy bảo cái, địa dõng kim liên, quang gián đạo tràng chứng minh công đức.
2/ Chúng hòa: Hương hoa thỉnh, hương hoa thỉnh.
Chủ lễ thỉnh: Nam mô nhất tâm phụng thỉnh, tây thiên trúc quốc, bạch mã đà lai, tu đà la liễu nghĩa thượng thừa, thập nhị bộ chơn Kinh bí điển, quá hiện vị lai vô lượng đạt ma gia. Duy ngưyện: Tường quang vạn đạo, thoại khí thiên diệu, quang gián đạo tràng chứng minh công đức.
3/Chúng hòa: Hương hoa thỉnh, hương hoa thỉnh.
Chủ lễ thỉnh: Nam mô nhất tâm phụng thỉnh, tam minh (1), bát giải (2), ngũ quả (3), lục thông (4), phân thân ư thử độ tha phương, thuyết pháp ư nhơn gian thiên thượng quá hiện vị lai vô lượng tăng già gia. Duy ngưyện: Trần gian nguyệt ấn, không cốc truyền thanh, quang gián đạo tràng chứng minh công đức.(trên đây là thỉnh Tam Bảo, còn tùy thờ tượng Đức Phật nào mà thỉnh).
Đồng thanh: Nam Mô Đăng Bảo Tọa Bồ Tát (3 lần)
( Chủ lễ tiếp lạy tam bái và quỳ gối xướng sớ, nếu có)
Tánh hải bích ba trần trạm trạm.
Giác viên tâm ấn thể như như.
Đại thừa Bồ Tát khai phương tiện.
Nhất điểm linh quang chiếu thái hư.
Thế tôn, đức tướng nan tận tán dương, kim thời đệ tử….chúng đẳng, thỉnh Phật an vị kỳ an tập phước sự, cụ hữu sớ chương, cung bạch Phật tiền, duy nguyện từ bi phủ thùy minh chứng. (đọc sớ)
Đồng thanh:
Thiên thượng thiên hạ vô như Phật.
Thập phương thế giới diệt vô tỷ.
Thế gian sở hữu ngã tận kiến,
Nhất thế vô hữu như Phật giả.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Đồng niệm Hồng danh các Đức Phật và Bồ Tát, tùy tượng thờ Phật nào mà niệm (niệm nhiều niệm ít tùy ý)
Đồng tụng: Nguyện trú cát tường dạ cát tường.v.v..
Tiếp tụng bài: Đệ tử chúng đẳng...hoặc bài: Đệ tử kính lạy.v.v…
Bát nhã (1 biến). tiêu tai (3 biến).
Tán: Bồ đề diệu pháp….hay: Quan Âm linh cảm phó đạo tràng….
Tam tự quy. Nguyện tiêu. Nguyện dĩ thử công đức.
LỄ TẤT
CƯỚC CHÚ CÁC PHẨM SỐ TRONG NGHI THỈNH TAM BẢO:
1/ Tam minh: Thiên nhãn, túc mạng, và lậu tận minh
2/ Bát giải: 1. Nội hữu sắc quán ngoại giải thoát
3/ Ngũ quả: Tức là tứ quả Thanh Văn, cộng thêm một quả vị Bích Chi Phật thành Ngũ quả.
4/ Lục thông: Thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, thần túc, túc mạng và lậu tận thông.
LỄ YỄM TÂM AN VỊ PHẬT
Lễ yễm tâm này chỉ áp dụng cho trường hợp thờ Phật bằng đồng, gỗ hoặc đất, nếu có để chỗ yễm tâm. Trước khi hành lễ nên sắm chỉ ngũ sắc, vật bảy báu nước đại dương, nếu có.
Nhớ viết sẵn bài chú Đại bi và bài Bát nhã, đến khi hành lễ, lúc tụng đại bi, tiếp tụng Bát nhã, vừa tụng vừa để kinh chú và vật báu vào trong lòng tượng Phật. Phần hành lễ, từ đầu đến cuối lễ, đều y như nghi an vị trước, chỉ thay đổi trong khi niệm hương lời bạch Phật:
Phụng Phật tu hương hiến cúng yễm tâm Phật tượng, ký an tăng phước huệ sự, đến phần thỉnh Tam Bảo nên sơ lược thôi.
NGHI THỨC CẦU AN (1 LỄ THƯỜNG)
Chủ lễ niệm hương bạch Phật: (đứng chắp tay thầm niệm)
– Tịnh pháp giới chơn ngôn: Án lam tóa ha
– Tịnh tam nghiệp chơn ngôn: Án ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ bà phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám (3 lần)
(Đảnh lễ Phật 1 lạy, tiếp quỳ gối cầm 3 cây hương đưa lên trán đọc):
Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo tác đại chứng minh.
Nguyện thử diệu hương vân,
Biến mãn thập phương giới.
Cúng dường nhất thiết Phật,
Tôn pháp chư Bồ tát.
Vô biên Thanh văn chúng,
Cập nhất thiết Thánh Hiền
Duyên khởi quang minh đài,
Xứng tánh tác Phật sự.
Phổ huân chư chúng sanh,
Giải phát Bồ Đề tâm
Viễn ly chư vọng nghiệp,
Viên thành vô thượng đạo
Tư thời đệ tử………đồng gia đẳng, phụng Phật tu hương phúng kinh (sám hối hay đảo bệnh hoặc bạt nghiệp) kỳ an nghinh tường tập phước sự. Kim tắc, cung bạch tam bảo đài tiền, duy nguyện phủ thùy minh chứng.
(Xá 3 xá đứng dậy đưa hương cắm lên lư)
Xướng đảnh lễ:
Năng lễ sở lễ, tánh không tịch.
Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
Ngã thử đạo tràng như đế châu
Thập phương Chư Phật ảnh hiện trung
Ngã thân ảnh hiện Chư Phật tiền.
Đầu diện tiếp túc quy mạng lễ.
1/- Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Tận Hư Không, Biến Pháp Giới, Quá Hiện Vị Lai, Chư Phật, Tôn pháp, Hiền Thánh Tăng, Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo (1 lạy).
2/- Nhất tâm đảnh lễ:
Nam Mô Hiện Tọa Đạo Tràng, Liên Hoa Đài Thượng, Ta Bà Giáo Chủ Trung Thiên Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đông Phương Giáo Chủ Mãn Nguyệt Từ Dung, Tịnh Lưu Ly Thế Giới Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.
Nam Mô Ngũ Đài Sơn Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Nam Mô Nga Mi Sơn Đại Hạnh Phổ Hiền Vương Bồ Tát
Nam Mô Phổ Đà Sơn Đại Bi Quan Thế Âm Bố Tát
Nam Mô Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lạy)
3/ Nhất tâm đảnh lễ:
Nam Mô Tây Phương Giáo Chủ Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Pháp Giới Tàng Thân A Di Đà Phật.
Nam Mô Vị Đăng Bổ Xứ, Hiện Trú Đâu Suất Thiên Cung, Phật Kế Thích Tôn, Đương Sanh Diêm Phù Thế Giới Long Hoa Giáo chủ Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.
Nam Mô Đại Hùng Đại Lực Đắc Đại Thế Chí Bồ Tát
Nam Mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề Vương Bồ Tát
Nam Mô Hư Không Tạng Bồ Tát, Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lạy)
( Bắt đầu khởi chuông mõ, cử tán hay tụng đều do chủ lễ, toàn chúng chỉ được phép hòa mà thôi)
Cử tán: Hương vân nhi bố, thánh đức chiêu chương, bồ đề tâm quảng mạc năng lường, xúc xứ phóng hào quang vi thoại vi tường, ngưỡng khởi pháp trung vương,
Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát (3 lần)
Tụng: Chú Đại Bi (1 biến)
Tán: Trí huệ hoằng thâm đại biện tài.
Đoan cư ba thượng tuyệt trần ai.
Tường quang thước phá thiên sanh bịnh.
Cam lồ năng trừ vạn kiếp tai.
Túy liễu phất khai kim thế giới.
Hồng liên dõng xuất ngọc lâu đài.
Ngã kim khê thử phần hương tán.
Nguyện hướng nhơn gian ứng hiện lai.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần)
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo (3 lần)
CHỦ LỄ LẠY PHẬT VÀ QUỲ XUỐNG SỚ: (nếu có)
Huỳnh kim mãn nguyệt tướng , Tam giới độc xưng tôn .Hàng phục nhất thế ma , Chư thiên giai củng thủ .Như lai ,đức tướng nan tận tán dương , kim hữu đệ tử ……phụng Phật tu hương phúng kinh (sám hối hay đảo bệnh hoặc bạt nghiệp) kỳ an tập phước sự. Kim tắc, cẩn cụ sớ văn, cung bạch Phật tiền, duy nguyện hào tướng quang trung phủ thùy minh chứng.
(Nếu không sớ thì đổi lời bạch từ chữ): Kim tắc, cung bạch Phật tiền, duy nguyện từ bi gia hộ đệ tử……….chúng đẳng, nghuyệp chướng tiêu trừ, thân tâm an lạc.
Thật lại Phật ân, chứng minh cẩn bạch.
Tụng:
Nguyện trú cát tường dạ cát tường.
Trú dạ lục thời hằng cát tường.
Nhất thế thời trung cát tường giả.
Duy nguyện từ bi thùy gia hộ.(3 biến)
Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật (54 – 108 biến)
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần)
Nam Mô Chuẩn Đề Vương Bồ Tát (10 biến)
Nam Mô Hư Không Tạng Bồ Tát (10 biến)
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (10 biến)
Và tụng:
Chuẩn đề công đức tụ.
Tịnh tịch tâm thường tụng.
Nhất thiết chư đại nạn.
Vô năng xâm thị nhơn.
Thiên thượng cập nhơn gian.
Hưởng phước như Phật đẳng.
Ngô thử như ý châu.
Định họach vô đẳng đẳng.
Nam Mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề Vương Bồ Tát.
Bộ lam, án lam án xỉ lam, án ma ni bát nạp minh hồng. án chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha (108 biến)
Tiếp theo:
Ngã kim trì tụng đại chuẩn đề.
Tất phát bồ đề quảng đại nguyện.
Nguyện ngã công đức giai thành tựu.
Nguyện ngã thắng phước biến trang nghiêm.
Nguyện cộng chúng sanh thành Phật đạo.
Ngã tích sợ tạo chứ vọng nghiệp.
Giai do vô thỉ tham sân si.
Tùng thân ngữ ý chi sở sanh.
Nhất thế ngã kim giai sám hối.
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát (3lần)
Kế tụng Thập chú: Từ bài: Như ý bảo luân vương đà la ni cho đến hết bài Bát nhã tâm kinh (đốt sớ)
Hồi hướng bài: Đệ tử chúng đẳng hay Thiên A To La Dược xoa đẳng, hoặc: Đệ tử kính lạy..….(tùy ý)
Tán: Quan Âm linh cảm phú đạo tràng , trừ tam tai miễn bát nạn, hộ quốc nhơn dân gián cát tường (trung vĩ) Tam tự quy, Nguyện tiêu, Nguyện dĩ thử công đức….
NGHI KHAI KINH CẦU AN (TỤNG KINH BỘ)
Tất cả nghi tiết: niệm hương bạch Phật, đảnh lễ, tán tụng cho đến phần xướng sớ đều tương tợ nghi kỳ an thường ở trước, chỉ khác, sau khi đọc sớ nếu có xong, kế tiếp tụng kinh bộ tùy sự phát nguyện tụng kinh gì đều nên ngồi và theo nghi này:
Bắt đầu vào kinh:
Tụng:
Tịnh khẩu nghiệp chơn ngôn: Tu ly, tu ly, ma ha tu ly, tu tu ly tác bà ha (3 biến)
Tịnh tam nghiệp chơn ngôn: Án ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ đạt mạ ta phạ bà phạ thuật độ hám (3 biến)
Án thổ địa chơn ngôn: Nam mô tam mãn đà mẫu đà nẩm án độ rô độ rô địa vĩ tác bà ha (3 biến)
Hư không tạng bồ tát, phổ cung dường chơn ngôn: Án nga nga nẳng tam bà phạ phiệt nhật ra hộc (3 biến)
Khể thủ tam giới tôn
Qui mạng thập phương Phật
Ngã kim phát hoằng nguyện
Trì tụng………………..kinh.
Thượng báo tứ trọng ân
Hạ tế tam đồ khổ
Nhược hữu kiến văn giả
Tất phát bồ đề tâm
Tận thử nhất báo thân
Đồng sanh cực lạc quốc
Nam Mô bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3lần)
Khai kinh kệ:
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa
(Bây giờ, phát nguyện tụng kinh gì thì tiếp tục tụng kế vào luôn, sau khi tụng xong , phải tụng Bát Nhã, niệm Phật và những bài hồi hướng nào có ý nghĩa sám hối kỳ an, và chú tiêu tai, tam tự quy, nguyện tiêu, nguyện dĩ thử….)
Đến phần hồi hướng tùy sự linh động của chủ lễ.
NHỮNG NGHI CÚNG LINH
Hộ niệm khi sắp lâm chung
Nhà có thờ Phật nếu không có phải tạm thiết, lúc thân nhân lâm bệnh hoặc già yếu, sau khi tụng kinh bái sám, mà bệnh nhân quá yếu sắp lâm chung, nên tụng kinh Di Đà và niệm Phật. Đến khi sắp tắt thở, ta chỉ nên đồng thanh chí thành niệm: Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật cho đến khi tắt thở, tiếp niệm : Nguyện sanh Tây Phương Tịnh Độ trung……..(nghỉ)
Nên lưu ý: Nếu đàn bà lâm chung, ta hãy đứng phía trên đầu, đàn ông thì đứng phía dưới chân để hộ niệm. Bảo gia quyến không được khóc, nên đồng thanh niệm Phật tiếp dẫn là tốt hơn hết. Ít nhất từ khi tắt thở cho đến giờ nhập liệm, phải cách 4 tiếng đồng hồ mới đụng vào thi thể.
LỄ TRỊ QUAN VÀ NHẬP LIỆM
Sau khi chọn ngày giờ tẩn liệm, vong gia tắm rửa xong, thay đồ mới, nhớ để cái phái quy y đã ép cháy, lên ngực và đắp mền Quang Minh lên thi hài (nếu có), sửa soạn đất cát trang bị quan tài và đồ liệm xong Chư Tăng mặc áo lễ chỉnh tề, đứng tôn nghiêm phía trên đầu quan tài, xông một lò trầm để vào quan tài, bắt đầu lễ trị quan.
TRỊ QUAN
Chủ lễ tán hay pháp ngữ bài: Dương chi tịnh thủy….
Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát (3 lần)
Tụng chú: Đại Bi và Thập chú, 10 bài chú xem y trong khóa tụng sáng, sau cuối bài Bát Nhã, tiếp tụng:
Nguyện chú cát tường dạ cát tường…v.v…
Vạn loại hữu tình đăng thập địa.
Nam Mô Siêu Thập Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)
NHẬP LIỆM
Bây giờ bảo người hộ liệm võng thi hài vào quan tài. Chủ lễ đứng giữa đầu quan tài, nói bài pháp ngữ:
Hữu sanh hữu tử hữu luân hồi.
Vô sanh vô tử vô khứ lai.
Sanh tử khứ lai đô thị mộng
Tốc phao trần thế thượng liên đài.
Ngưỡng bạch Di Đà từ tôn tiếp độ hương hồn:
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật (niệm luôn đến khi liệm gần xong, tiếp niệm):
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát, Thế Chí, Địa Tạng, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (mỗi vị đều 3 biến).
(Nếu có liệm mền Quang Minh thì tụng 2 bài mật chú):
1/ Tỳ Lô Quán Đảnh Chơn Ngôn (từ 21, 108 biến)
2/ Đại Bảo Quán Bát Lâu Cát Hiện Trụ Bí Mật Đà La Ni (21 biến)
Nguyện sanh Tây phương………..
Nguyện dĩ thử công đức…………
-Lễ tất-
Ý NGHĨA THẦN CHÚ MỀN QUANG MINH
Thần chú này Đức Phật dạy rõ trong kinh:“Bất không quyền tác tỳ lô giá na Phật đại quán đảnh quang minh chơn ngôn”. Thần chú là thuộc về mật giáo, nên Đức Phật dạy gia trì nguyện lực tụng chú này có rất nhiều công năng lợi ích, để cứu bạt cho người khi lâm chung vậy.
Vì rằng, tất cả chúng ta từ vô thỉ kiếp đến nay đã gây vô lượng tội lỗi nghiệp chướng, khi lâm chung nghiệp báo ấy hiển hiện như bóng theo hình, hành hạ thân xác người sắp chết, và chết rồi phải đọa vào 3 đường ác. Trong kinh Phật dạy nên lấy chơn ngôn này mà gia trì vào đất hoặc cát cho đựoc 108 biến, rồi rãi trên hài cốt của vong giả hoặc nơi rừng chôn tử thi.
Nhờ oai lực của thần chú này và sức gia trì chú nguyện vào đất cát kia mà cảm được hào quang của Chư Phật chiếu đến nơi thân vong giả, vong giả liền xả trừ được các nghiệp báo khổ não, sanh về Tây phương Cực Lạc thế giới. Trong kinh này cũng có dạy nên lấy lụa, vải viết bài chơn ngôn này đắp lên thi hài hoặc xương cốt của vong giả, vong giả hưởng được nhiều lợi ích, lìa khổ được vui.
Sau đây là 2 bài nguyên văn chữ Phạn, nay phiên âm Hán văn ra quốc văn để cho dễ đọc tụng:
Bài đầu nguyên văn có mấy chữ đọc là:
Tỳ lô quán đản chơn ngôn: Án a mộ già vi lô tả nặng, ma ha mẩu nại ra, ma nị bát nạp mạ, nhập phạ lã, bát ra mạ đá dạ hồng (108 biến)
Bài thứ 2 có nhiều chữ đọc là:
Đại bảo quản bát, lâu cát thiện chủ bí mật đà la ni:
Nẳng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẩm án vỉ bổ lã, nghiệt bệ mạ nỉ, tô bát ra bệ vỉ mạ lê, bà nghiệt ra tỉ lệ, hồng hồng nhập phạ lã, nhập phạ lã, một đà vỉ lô chỉ đế, hồng hê dạ địa sắc sí, đa nghiệt bệ ta bà ha (21, 108 biến).
Hai bài thần chú này công năng xa rộng, ý nghĩa rất sâu sắc, không thể nào kể hết được. Nay đây chỉ sơ lược về phần chính yếu để phổ biến ý nghĩa và hiệu lực của nó trong khi dùng mền Quang Minh.
BÀI KỆ:
– Chơn ngôn phạm tự xúc thi cốt,
– Vong giả tức sanh tịnh độ trung
– Kiến Phật văn pháp thân thọ ký,
– Tốc chứng vô thượng đại Bồ Đề
NGHI THỈNH LINH PHỤC HỒN
Nghi này sau khi nhập liệm xong, Chư Tăng nghỉ một chút, đợi thiết bàn thờ Phật và linh sàn (tiền Phật hậu linh). Nên thờ tượng Đức Phật Di Đà, hoặc Quan Âm hay Địa Tạng, còn bàn linh thì thiết bài vị cố phụ hay cố mẫu…hình ảnh và lễ phẩm. v.v…Thiết xong tang gia tề tựu trước linh cữu, lễ phục hồn bắt đầu:
PHẦN HÀNH LỄ:
Chủ lễ xướng: Hiếu quyết tự lập bình thân quỳ, phần hương, thượng hương (hoặc xướng tựu vị)
Tả chức: Lễ nhị bái. Hữu chức: Bình thân quỳ.
Chủ lễ cử tán: Kim nhật (dạ) đạo tràng pháp diên khai, hội diên lai, triệu thỉnh hương hồn lai phú hội.
Hương hồn (a) bất muội, bất muội diêu văn tri. Hương hồn (a) bất muội, bất muội thỉnh lai lâm.
Tả chức: Chuyên thân triệu thỉnh, cung vọng lai lâm, thử nhật (dạ) kim thời, thuyền tăng (sám chủ) thượng hương cẩn đương triệu thỉnh.
1/ Đồng thanh: Hương vân thỉnh, hương vân thỉnh
Chủ lễ cầm hương: Nam mô nhất tâm phụng thỉnh, thế tôn tam giới chủ, đại hiếu Thích Ca văn, trần sát báo thân ân, tích nhơn thành chánh giác, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, nguyện thùy từ lực, ứng tiếp quần cơ, kim vị tang chủ…………….linh tiền phủ thủ. Thống vị cố phụ (hay cố mẫu hoặc thế tử, lương phu, hiền thê…..) chi linh cửu.
Tả chức: Duy nguyện, hồn như tại nhựt, phách nhược sanh thời, văn triệu thỉnh dĩ lai lâm, ứng linh thanh nhi phú hội, văn kim sơ thỉnh, thỉnh đáo linh sàn, thính diệu pháp âm, y vị thỉnh tọa.
2/ Đồng thanh: Hương vân thỉnh, hương vân thỉnh
Chủ lễ thỉnh: Nam mô nhất tâm phụng thỉnh, lạc bang giáo chủ, y chánh trang nghiêm, tứ thập bát nguyện độ chúng sanh, cữu phẩm liên đài mông thát hóa, tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật, nguyện thùy từ lực, tiếp độ……..chi linh cữu.
Tả chức: Duy nguyện, chơn linh bất muội, giác tánh thường minh, văn ngọc kệ dĩ ưu du, thính kim kinh nhi giải thoát. Văn kim tái thỉnh, nguyện phú linh diên, thính pháp văn kinh, tiềm hình pháp vị.
3/ Đồng thanh: Hương vân thỉnh, hương vân thỉnh
Chủ lễ thỉnh: Nam mô nhất tâm phụng thỉnh, thủ kình phan cái, thân quải hoa mang, đạo chúng sanh qui cực lạc chi ban, tiếp hương hồn phú đạo tràng chi hội, đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, đại nguyện Địa Tang Vương Bồ Tát, bất vi bổn thể, lân mẫn hữu tình, tiếp độ Phật tử………chi linh cữu.
Tả chức: Duy nguyện, thần đăng an dưỡng, tạ nghiệp trần lao, liễu xanh tử chi mê đồ, chứng niết bàn chi diệu cảnh. Văn kim tam thỉnh, nguyện phú linh diên, thừa tư pháp vị.
Đồng thanh:
Tam thỉnh hương hồn dĩ lai lâm, thọ thử hương hoa phổ cúng dường, y nhiên thỉnh tọa thỉnh kinh văn, diễn kinh văn bồ tát ma ha tát (1lần).
Tả chức: Điểm trà. Hữu chức: lễ nhị bái.
Chủ lễ thán:
Sơn trung tự hữu thiên niên thọ,
Thế thượng nan lưu bách tuế nhơn.
(Bây giờ đến đây có thể tùy thời xứ, làm lễ thành phục chung với lễ này, phần hành lễ thành phục xem nghi sau, nếu không cũng tiếp tục):
Biến thực, biến thủy, phổ cúng dường chơn ngôn:
Nam mô tát phạ…(3 biến). Nam mô tô rô….(3 biến)
Án nga nga nẵng….(3 biến)
Cử tán:
Gia trì chú thực diệu dà đà,
Biến thiểu thành đa giai bảo mãn.
Nam mô mỹ hương trai bồ tát (3 lần)
Tả chức: Hiến trà. Hữu chức: lễ nhị bái.
Chủ lễ: Gia trì lực Bồ Tát ma ha tát (3 biến)
Đồng tụng: Thập phương hay nhứt tâm (tùy ý).
Chủ lễ: Phục vị. Lễ nhị bái.
Đồng thanh:
Nam kha nhứt mộng đoạn,
Tây vực cữu liên khai.
Phiên thân quy tịnh độ,
Hiệp chưỡng lễ Như Lai
Pháp ngữ:
Nhứt cú Di Đà vô biệt niệm
Bất lao đòn chỉ đáo Tây phương.
Đồng niệm: Nam Mô A Di Đà Phật (1 lần)
NGHI THÀNH PHỤC (ĐỂ TANG)
Lễ này, nếu đúng ra thì từ khi chết cho đến ngày thứ tư mới thọ phục, nhưng bây giờ có thể châm chế, nghĩa là sau khi liệm và phục hồn xong, gia quyến sắm đồ tang phục đầy đủ và định ngày giờ thuận tiện, tất cả tề tụu trước linh sàn để thọ phục.
PHẦN HÀNH LỄ:
Chủ lễ: Tự lập phần hương.
Tả chức: Bình thân quỳ (chủ tang niệm hương).
Chủ lễ thán:
Bành tổ cao niên (800 tuổi) kim hà tại,
Nhan hồi thọ yểu (33 tuổi ) diệc quy không.
Kham thán lão thiểu bất đồng đồ,
Sanh tử đáo đầu quy nhất lộ.
Hữu chức: Thượng hương, lễ nhị bái, bình thân quỳ (đọc 4 câu trên xong, bảo tang chủ cắm hương lên lư).
Chủ lễ xướng: Âm dương vô nhị lý, sanh tử hữu thù đồ. Phát phục thiếp nhất thông, đối linh tiền minh thị (nếu có).
Xướng thọ phục: Ngũ phục chi nhơn, cát phục kỳ phục
(Bây giờ tang gia mặc tang phục thọ lễ trước linh sàn)
Chủ lễ pháp ngữ:
Hải đức thâm nan báo,
Sơn công đại mạc thù.
Linh tiền phi tố phục,
Ức niệm kỷ thời hưu.
Cù lao đức trọng, cúc dục ân thâm,
Thập nguyệt hoài thai , tam niên nhủ bố.
Thử ân thử đức, phấn cốt nan thù.
Liên đới bạch dĩ biểu châu lý,
Tự lưu hồng nhi thành huyết lệ.
Linh tiền phủ thủ, ô hô ai tai.
Tả chức: Điểm trà, gia trì lực bồ tát ma ha tát.
Đồng niệm: A Di Đà Phật và Tứ Thánh (tùy ý)
Hữu chức: Thượng lai văn điệp , độc tại linh tiền, dĩ cựu phu tuyến, trượng bằng phần hóa.
Đồng thanh: Ma ha bát nhã (1biến), Vãng sanh (3)
Sám: Mạt đạo tây phương viển, tây phương tại mục tiền.Thủy lưu ly quy đại hải, nguyệt lạc bất ly tiên,
Tả chức:Phục vị. Hữu chức: Lễ nhị bái.
Chủ lễ pháp ngữ:
Kiến văn như huyển ế,
Tam giới nhược không hoa.
Văn phục ế căn trừ,
Trần tiêu giác viên tịnh.
Đồng thanh: Nam Mô A Di Đà Phật
PHỤ LỤC NGHI THÀNH PHỤC:
Nghi này là để tang cho ông bà, cha mẹ đều y vậy. Chỉ có trường hợp để tang cho vợ chồng và con cháu thì đổi một bài chữ nho cho hợp ý nghĩa.
Dẫn bài: Hải đức thâm nan báo ( 4câu)
Nay đổi:
Phụ (mẫu) tình thâm chung hữu biệt,
Phu thê nghĩa trọng giả phân ly.
Càn khôn số tận tình nan tận,
Gian hán lưu càn lụy bất càn.
PHẦN CHÚ THÍCH: Ngủ phục:
Để tang cho người quá vãng có 5 bậc:
1/ Trảm thôi (vải thô nhất) để 3 năm (con trai và đích tôn thừa trọng).
2/ Cơ niên: để 1 năm (cháu nội, con gái có chồng, anh em ruột, chú bác.v.v…)
3/ Đại công: để 9 tháng.
4/ Tiểu công: để 5 tháng.
5/ Tỳ ma: để 3 tháng.
NGHI KHAI KINH (ĐÁM TANG)
Nghi khai kinh này được áp dụng sau khi lễ phục hồn xong. Nghĩa là tùy thời xứ, chỗ nào có đám để 3 ngày hoặc 1 tuần trở lên…thì mới có lễ khai kinh để tụng kinh bộ. Tang chủ thành tâm tiếp hương để khấn nguyện, lễ này được làm trước bàn Tam bảo.
PHẦN HÀNH LỄ:
Chủ lễ niệm hương bạch Phật, nghi tiết niệm hương đảnh lễ đều y theo như các nghi khai kinh khác, chỉ có thay đổi lời bạch Phật cho hợp ý nghĩa buổi lễ.
Tán: Giới hương, định hương dữ huệ hương…(4 câu)
Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát (3 lần)
Tụng: Chú Đại Bi (1 biến)
Tán hoặc tụng bài:
Phật thân thanh tịnh tợ lưu ly.
Phật diện do như mãn nguyệt huy.
Phật tại thế gian thường cứu khổ.
Phật tâm vô xứ bất từ bi.
Nam mô thập phương thường trú tam bảo (3 lần)
Chủ lễ quỳ xướng sớ (nếu có) bạch Phật:
Vọng niệm thành sanh diệt.
Chơn như bất biến thiên.
Tổng trì nan tư nghì.
Vô trú đối không tuyên.
Đại viên mãn giáp, ứng tích tây càng, tâm bao thái hư, lượng châu sa giới, ngưỡng khởi hồng từ, phủ thùy minh chứng:
Tư hữu tang chủ………..đẳng phụng Phật phúng kính “Thiên cửu quy sơn, an phần tịnh độ” kỳ siêu sự. Kim tắc cẩn cụ sớ văn cung bạch Phật tiền duy nguyện phủ thùy minh chứng: (đọc sớ xong, tiếp khai kinh, nếu không sớ thì thay đổi lời bạch từ chữ Kim tắc): Kim tắc, cung bạch Phật tiền duy nguyện phủ thùy tiếp độ. Kim vị Phật tử………….chi linh cửu. Nguyện mạng sanh vu……….niên……….nguyệt………..nhật thọ………..tuế. Chi vu………niên…………nguyệt………nhật………thời mạng chung, Nguyện thừa Phật lực chi Hồng ân, đa lại kinh công nhi siêu thoát. Thật lại Phật ân chứng minh cẩn bạch.
KHAI KINH
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Khai kinh kệ:
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp .
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ.
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì.
Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa.
(Bây giờ đến đây, nếu chưa tụng kinh thì nên tụng “Thất Phật diệt tội” 3 biến và hồi hướng sơ lược để ra nghỉ. Nếu trường hợp tụng kinh Di Đà hay Địa Tạng hoặc Thủy sám.v.v…, tùy ý định và thời gian, thì cứ tiếp tục vào luôn. Sau khi tụng một thời kinh hay một bộ xong, hoặc một thời gian tụng kinh hoàn tất, đều phải có phần hồi hướng).
PHẦN HỒI HƯỚNG:
Niệm Phật và các vị Bồ tát.
Tụng: Thập phương hoặc Nhất tâm và Bát Nhã tâm Kinh (1 biến), chú Vãng sanh (3 biến).
Pháp ngữ hoặc tán: Phiêu phiêu tế độ thuyền,
Từ tôn quá hải biên.
Tiếp dẫn hương hồn khổ,
Đồng đăng Cực Lạc thiên
Hoặc tán: Địa Tạng năng nhơn khởi ai lân
Kiết án tiêu danh nạp thiện duyên.
Hương kinh tu trượng Như Lai giáo,
Trượng bằng Phật lực vãng ây phương.
Nam Mô Siêu Lạc Độ Bồ Tát (3 lần).
Tam tự quy, Nguyện sanh, Nguyện dĩ thử công đức…
LỄ TRIỀU TỔ (CÁO TỪ ĐƯỜNG)
Lễ này chỉ áp dụng tùy địa phương, chỗ nào đám để 3 ngày, hoặc một tuần, ví dụ ngày mai an táng thì hôm nay hành lễ. Nếu đám để chung nhà thờ ông bà thì tiện, hoặc nhà thờ họ ở nơi xa mà có thể đến được, nên áp dụng nghi này bằng cách: Thỉnh hình ảnh, lư hương, chân đèn, lễ phẩm sơ lược, tùy phương tiện địa phương, chư Tăng đi trước, tang chủ rước linh đi sau. Đến ngay trước bàn thờ tổ đường, để linh vị trên một cái ghế án nhỏ phía tây, hướng về phía đông. Nam để gậy xuống, nữ cất mũ mấn, tang chủ đại diện hương hồn để lễ bái tổ đường.
PHẦN HÀNH LỄ:
Chủ lễ xướng: Tự lập, phần hương, thượng hương.
Tả chức: Lễ tứ bái. Hữu chức: Bình thân quỳ.
Chủ lễ pháp ngữ: Quyền tẩn ư kim dĩ cáo khai, hội diên lai, triệu thỉnh hương hồn lai từ tổ. Ngạn thừa thử, thừa thử thượng liên đài, hộ ngạn tất chi tất tả nẳng duệ hê duệ hê, tác trị quan , mẫu đà nẩm đề tóa ha.
Nam Mô Tiến Vãng Sanh Bồ Tát (3 lần).
(bây giờ, bảo bưng xây bàn linh mới đối diện tổ đường)
Chủ lễ pháp ngữ: Cái văn, âm dương động tịnh ngưng nhứt khí nhi thành hình. Ly khảm điền giao cảm nhị tinh nhi hữu tượng. Nhơn bẩm âm dương nhi thành chất hữu chất tất nan miễn sanh tử. Sanh thận trung, tử diệt thận trung, lễ xuất phản, thỉ trung nhi vô gián.
Kim vị tang chủ….đẳng. Thống duy: cố phụ (cố mẫu)….yểm khí dương trần, tương hoàn u trạch, thỉng yết từ đường, đặt thân kiền cáo.
Tả chức: Hiến trà. Hữu chức: Lễ nhị bái.
Chủ lễ: Diễn linh văn bồ tát ma ha tát (3 lần)
Yết tổ diệp nhứt phong, đối án tiền minh thị (nếu có).
Tụng: Tác phạ, tô rô.v.v…
Chủ lễ vịnh:
Nguyện thủy phản chung dịch diệp trường,
Chiêu chiêu mục mục thế châu thường.
Nhất chiêu thiên cổ âm dương tuyệt,
Phủ tạ từ đườngbiệt cữu dương.
Tả chức: Lễ tạ tứ bái.
Chủ lễ: Thỉnh linh vị thăng xa (nếu có).
(Chư Tăng hộ niệm đi trước, linh vị kế theo, tang quyến đi sau, về an trí tại linh cữu như cũ)
Xướng: Lễ nhị bái.
Linh An Tọa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)
Nam Mô A Di Đà Phật.
ĐẠI LỄ KỲ SIÊU (THAY LỄ NHIỄU QUAN)
Ví dụ sáng mai đưa đám, tức tối nay hành lễ. Chư tăng y phục chỉnh tề trước Phật đài, gia quyến đều mặc tang phục tề tựu trứoc linh cữu.
PHẦN HÀNH LỄ:
Chủ lễ niệm hương bạch Phật và đảnh lễ:
Cử tán:
Địa Tạng năng nhơn khởi ai lân,
Kiềt án tiêu danh nạp thiện duyên.
Hương linh tu trượng như lai giáo,
Nguyện bằng Phật lực vãng Tây phương,
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 lần)
( Nếu không sái tịnh thì đến nơi quan tài nòi bài Cái văn trong nghi này, tiếp xướng thỉnh linh: Thỉnh linh yết Phật tiền, linh tựu Phật tiền đảnh lễ tam bái, hồ quỳ hiệp chưởng: Chủ lễ quy y linh và cầu siêu theo nghi lễ thường, còn đây là trường hợp có sái tịnh):
Tán: Dương chi tịnh thủy………
Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát (3 lần)
Chủ lễ tiếp bưng chén nước cam lồ và cành hoa nói bài pháp ngữ sái tịnh và thán 4câu kệ y như nghi an vị Phật ở trước kia, kế tiếp đồng thanh tụng Chú Đại Bi 1 biến, vừa tụng chủ lễ vừa đến sái cam lồ trên quan tài.
Nam Mô Cam Lồ Vương Bồ Tát (3 lần)
QUY Y LINH:
Tiếp xướng: Thỉnh linh yết Phật tiền.
Linh tựu Phật tiền đảnh lễ tam bái, hồ quỳ (tức tang chủ bưng linh vị đại diện hương linh, quỳ trước Phật để quy y).
Chủ lễ: Hương linh quy y Phật ….
(Theo nghi quy y linh thường, sau cùng có câu):
Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát (3 lần)
(Chủ lễ tiếp đến quan tài, cầm nhành hoa vỗ nhẹ trên quan tài và nói bài cái văn
để thức tỉnh hương linh):
_ Cái văn: Giác tánh viên minh, trùng lai trạm tịch, bổn vô nhơn ngã chi huyển tướng, hà hữu hà sanh tử chi giả danh. Nhơn tối sơ nhất niệm sai thù, tùng mộng tưởng hữu tư sanh diệt. Tuy nhiên, diệt nhi bất diệt, như Đạt Mạ chích lý tây quy, sanh nhi bất sanh, nải thích tôn song lâm thị tịch, nhược phi nhất chơn hiểu liểu, nan miễn tứ đại tướng man, cố nhơn thiên thượng hữu luân hồi, khởi phạm thứ đắc vô sanh tử.
Kim vị………….chi hương hồn.
Thống duy hương hồn, quyên tam xích chi xu, nhập cửu tuyền chi lộ, lâm thời hoảng hốt phách tán hồn phiêu. Tuy vân: Sanh viết ký nhi tử viết quy, bất xuất tứ sanh chi nội, nải nhược thăng vu thiên, nhi gián vu địa, tổng quy lục đạo chi trung, u quan ảm đạm minh tiền đồ, triền nghiệp lực na năng giải thoát, tuyền giới bàn hoàng sầu dị lộ, trượng Phật lực nhi toại tiêu diêu. Ngưỡng lao đại chúng, từ bi tề thanh hộ niệm:
(Tụng: Kinh Di Đà và niệm Phật, hoặc chỉ niệm Phật và Tứ Thánh tùy ý).
Tụng: Bát Nhã và Vãng sanh (3 biến)
Tán: Tây phương Tịnh độ bạch liên khai,
Hươnglinh thừa thử bộ kim giai.
Nhất niệm hoa khai thân kiến Phật
Vĩnh vô bát nạn cập tam đồ.
Nam Mô Siêu Lạc Độ Bồ Tát (3 lần)
Tam tự quy, Nguyện sanh, Nguyện dĩ thử công đức….
NGHI KHIỂN ĐIỆN (TRƯỚC GIỜ DI QUAN)
Khiển điện là lễ cúng linh trước khi thiên cửu tống táng, gồm có lễ phẩm trai phạn đủ, tang gia tề tựu trước linh cữu, chư Tăng bắt đầu hành lễ.
PHẦN HÀNH LỄ:
Chủ lễ: Tự lập
Tả chức: Lễ nhị bái. Hữu chức: Bình thân quỳ.
Chủ lễ cử tán:
Nhất khứ vĩnh vô quy.
Thương tâm vô kỷ thời.
Kim triều trần khiển lễ,
Minh nhật toấng linh di.
Nam Mô Tiếp Vãng Sanh Bồ Tát (3 lần)
Chủ lễ tiếp thán:
Sầu vấn đối hộ (tỵ) lảnh.
Cô nguyệt chiếu tuyền đài.
Nhất tịch liên tương tiển,
Trường đình thập lý khai.
Tả chức: Điểm trà. Hữu chức: Lễ nhị bái
Chủ lễ: Âm dương vô dị lý, sanh tử hữu thù đồ. Khiển lễ điệp nhất thông, đối án tiền minh thị (nếu có)
Chủ lễ vịnh: Ái hà lãng hượt, khổ hải nhi thâm,Dục đáo bồ đề chi bỉ ngạn, tiên tùng phiền não kiếp trung lai. Nhược bất thính pháp văn kinh hà nải siêu sanh thoát tử.
– Cẩn y tam thừa giáo. Xướng tụng thất như lai. Hươnghồn thừa Phật lực. Thác hóa bảo liên đài.
Đồng thanh: Nam Mô Đa Bảo Như Lai.v.v …(7 vị)
Tác phạ, tô rô, án nga nga ……(mỗi câu 3 biến)
Tả chức: Điểm trà. Gia trì lực bồ tát ma ha tát (3 lần)
Sám: Vô biên phiền não đoạn…
Xướng phần hóa: Cẩn phụng điệp văn độc dĩ, trượng bằng thiêu hóa.
Tụng: Vãng sanh (3 biến)
Xướng: Phục vị, lễ nhị bái.
Tụng:
Tiêu chơn thế giới,
Khoái lạc bảo liên trung.
Hiệp chưởng Thế tôn tiền,
Như Lai chơn thọ ký.
—-LỄ THÀNH—-
Chủ lễ xướng:
Quy khứ lai hề quy khứ lai,
Tây phương tịnh độ bạch liên khai.
Nhất trận hương phong xuy hốt đáo,
Hương linh thừa thử bộ kim giai.
Ngưỡng bạch Di Đà từ tôn tiếp dẫn hương hồn.
Đồng niệm: Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
(Chờ đợi sự sắp xếp thứ tự xong. Chư Tăng có thể đi bộ hoặc xe, tùy phương tiện. Im lặng niệm Phật hay lớn tiếng tùy ý, đi thẳng đến huyệt, Chư Tăng và các ban hộ niệm đồng làm lễ trị huyệt hoàn toàn tán tụng đều y như nghi trị quan không khác. Khi trị huyệt xong, vị chủ lễ quyết ấn cam lồ và viết 2 chữ ÁN LAM vào giữa lòng huyệt 3 phen tiếp đọc bài):
Nhược nhơn dục liễu tri…….(4 câu)
Án già ra đế gia tóa ha (3lần)
(Nếu chủ lễ có tích trượng, thì cầm tích trượng viết vào lòng huyệt 3 chữ ÁN DẠ HỒNG tiếp đọc):
Địa Tạng đại từ tôn. Lân mẫn cứu hữu tình.
Tích trượng chấn u quan, hương hồn mong giải thoát.
Án già ra đế gia tóa ha (3 lần).
(Câu chú phá địa ngục này, 3 phen đọc và hổ tích trượng vào lòng huyệt. Niệm Phật tiếp dẫn từ đó đến khi quan tài xuống huyệt , tang gia bỏ đất, tiếp tụng bài):
Nguyện sanh Tây Phương………..(4 câu)
Nguyện dị thử công đức…………..(4 câu)
NGHI AN LINH (AN SÀNG PHẢN KHỐC)
Lễ này sau khi hạ huyệt xong, thỉnh linh về nhà tôn trí chỗ thờ, sắp đặt trai phạn lễ phẩm để cúng lễ an linh. Gia quyến mặc tang phục tề tựu trước linh án bắt đầu hành lễ.
PHẦN HÀNH LỄ:
Chủ lễ: Tựu vị
Tả chức: Lễ tứ bái. Hữu chức: Bình thân quỳ.
Chủ lễ: Thu võ ngô đồng điệp lạc thời, dạ thê thê, triệu thỉnh hương linh lai phú hội. Hương linh (a) văn triệu, văn triệu thỉnh lai lâm.
1/ Đồng thanh: Hương vân thỉnh, hương vân thỉnh.
Chủ lễ thỉnh:
Nam mô nhất tâm phụng thỉnh:
Chúng đức nghiêm thân phi số lượng,
Quang minh biến chiếu hoá thập phương.
Tam thế Như Lai vô dữ đẳng,
Hằng thí chúng sanh đại từ hàng.
Nam mô Lạc Bang Giáo Chủ Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật tại Tây phương, thủ trì liên hoa phóng hào quang. Nguyện thừa hào quang nhi tiếp dẫn, nguyện thừa tiếp triệu phụng vị… chi hương linh. Văn kim sơ thỉnh, nguyện đáo linh diên thính pháp văn kinh, tiềm hình sắc vị.
2/ Đồng thanh: Hương vân thỉnh, hương vân thỉnh.
Nam mô nhất tâm phụng thỉnh:
Bảo quan đảnh Phật nhân đới quả,
Quá khứ pháp minh thiên nhơn sư.
Bi nguyện vận vi thiên thủ nhãn,
Chiếu hộ quần sanh bất thất thời.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát tại Phổ Đà Sơn thủ trì dương liễu phóng hào quang, nguyện thừa hào quang nhi tiếp dẫn, tiếp triệu phụng vị… chi linh, văn kim tái thỉnh, nguyện đáo linh diên, thính diệu pháp âm, thọ cam lồ vị.
3/ Đồng thanh: Hương vân thỉnh, hương vân thỉnh.
Chủ lễ:
Nam mô nhất tâm phụng thỉnh:
Bi nguyện sở tùng cứu thân khổ,
Phân thân biến độ thục nan lường.
Địa ngục vị không bất thành Phật,
Ngã kim khể thủ đại thệ vương.
Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát tại Thiết Vi Sơn, thủ trì tích trượng phóng hào quang, nguyện thừa hào quang nhi tiếp dẫn, tiếp độ phụng vị… chi linh, văn kim tam thỉnh, thỉnh đáo gia đường, thính pháp văn kinh, tiêu diêu tự tại.
Đồng thanh: Tam thỉnh hương linh dĩ lai tâm, thọ thử hương hoa phổ cúng dường, y nhiên thỉnh tọa thính văn kinh, diện kinh văn Bồ Tát Ma Ha Tát.
Tả chức: Hiến trà. Hữu chức: Lễ nhị bái.
Chủ lễ thán:
Yểu yểu huỳnh tuyền lộ,
Minh minh địa phủ quan.
Chỉ kiến đa nhơn khứ,
Bất kiến nhất nhơn hồi.
Tả chức: Sở hữu điệp thỉnh, linh tiền tuyên đọc
Đồng thanh: Tác phạ, tô rô… (mỗi câu 3 biến)
Chủ lễ cử tán:
Sắc hương mỹ vị biến linh diên,
Phổ nguyện hương linh giai bảo mãn.
Nam mô Mỹ hương trai Bồ Tát (3 lần)
Hữu chức: Điểm trà, Gia trì lực Bồ Tát Ma Ha Tát.
Đồng niệm: Phật Di Đà và Tứ thánh.
Và tụng: Thập phương hay Nhất tâm tùy ý.
Tả chức: Thượng lai văn diệp, dĩ cụ phu tuyên, phụng phú lư tiền, trượng bằng phần hóa.
Tiếp tụng: Bát Nhã và Vãng Sanh.
Tán trạo: Hiếu tử hiền tôn, nghĩa dõng trung lương sĩ, liệt nữ trinh thê, thị tử như quy khứ. Trượng tiết vong xu, thiên cổ lưu anh khí, ánh ánh linh hồn lai thọ cam lồ vị.
– A Di Đà Phật, túc hữu vô biên thệ, quán kiến mê đồ, khổ hải thường phiêu nịch. Thùy thủ ân cần, đặt giá từ hàng tế, phổ tải chúng sanh, đồng phú liên trì hội.
– Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát (3 lần)
Tả chức: Phục vị. Hữu chức: Lễ tứ bái.
Đồng thanh: Linh Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát.
Chủ lễ:
Nhất cú Di Đà vô biệt niệm
Bất lao đờn chỉ đáo Tây phương.
Chúng Hòa: Nam Mô A Di Đà Phật.
LỄ TẤT
Phụ lục lễ an linh: Nếu không có điệp thì thỉnh theo cách thức này để thay thế điệp linh.
Đồng thanh: Hương vân thỉnh, hương vân thỉnh.
Chủ lễ: Ư kim… niên… nguyệt… nhật. Tư hữu Việt Nam quốc… tỉnh… quận… xã… thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh “Thiên cửu quy sơn, an phần tịnh độ”, tư thời thỉnh linh an sàng kỳ siêu (báo ân) độ sự. Kim tang chủ… đồng tang môn quyến đẳng, cẩn dĩ hương hoa trai bàn thứ phẩm chi nghi, ngưỡng trượng Tăng già chuyên thân phụng thỉnh. Nam mô nhất tâm phụng thỉnh (đều y ở trước).
Nếu thời gian đám để có khai kinh thì lễ này xong. Tiếp đến đốt sớ hoàn kinh (sơ lược).
NGHI KHAI KINH (LÀM THẤT TỤNG KINH BỘ)
Nghi này thông dụng cho tất cả các lễ khai kinh như: Thất thất trai tuần, bách nhật hoặc tiểu tường, đại tường hay húy kỵ…
Bắt đầu vào lễ, nghi tiết đều y như nghi niệm hương An vị và Kỳ an ở trước, chỉ thay đổi lời bạch cho hợp ý nghĩ buổi lễ.
PHẦN HÀNH LỄ
Chủ lễ niệm hương bạch Phật và đảnh lễ
Tán: Tâm nhiên ngũ phận (6 câu)
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát (3 lần)
Tụng: Chú Đại Bi (1 biến)
Tán: Phật nhiếp kim liên hạ thứu phong… (4 câu)
Nam mô Tận hư không, biến pháp giới, hóa hiện vị lai, Phật pháp tăng Tam bảo (câu này tán (3 lần)
Chủ lễ quỳ bạch Phật xướng sớ (nếu có):
Tánh hải bích ba trừng trạm trạm,
Giác viên tâm ấn thể như như.
Đại thừa Bồ Tát khai phương tiện,
Nhất điểm linh quang chiếu thái hư.
Thế Tôn đức tướng nan tận… (nghi bạch này đều y như nghi bạch kỳ siêu ở trước, đọc sớ xong, tiếp khai kinh)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni (3 lần)
Khai kinh kệ
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chơn thiện nghĩa.
(Đến đây, nếu chưa tụng kinh, nên tụng chú Vãng Sanh (3 biến) và hồi hướng sơ lược. Tiếp đến bài thỉnh linh, tuyên điệp, cúng cơm rồi ra nghỉ. Giờ sau sẽ tiếp tục tụng kinh trước bàn Tam bảo, tùy sự phát nguyện tụng kinh: Di Đà hay Địa Tạng hoặc Thủy Sám…
Mỗi khi vào kinh đều y theo nghi khai kinh Kỳ An ở trước, và sau mỗi thời tụng kinh, đều phải có phần hồi hướng)
NGHI TIẾN LINH (THẤT THẤT TRAI TUẦN)
Nghi này tiếp theo nghi khai kinh tụng kinh bộ kỳ siêu. Nghi cúng linh này có thể thông dụng cho các nghi Tiến Linh khác.
PHẦN HÀNH LỄ
Chủ lễ: Tựu vị.
Tả chức: Lễ tứ bái. Hữu chức: Bình thân quỳ.
Chủ lễ cử: Dĩ thử chân ngôn thân triệu thỉnh. Hương linh bất muội diêu văn tri, thượng thừa Tam bảo lực gia trì, thử nhật kim thời giai phú hội. Hương linh (a) văn triệu văn triệu thỉnh lai lâm (2 lần)
Tả chức: Chuyên thân triệu thỉnh, cung vọng quan lâm, thử nhật kim thời, quyền tăng (sám chủ) thượng hương, cẩn đơn triệu thỉnh.
I/ Đồng thanh: Hương vân thỉnh, hương vân thỉnh.
Chủ lễ thỉnh: Kim ô tợ tiễn, ngọc thố như thoan, tưởng cốt dục dĩ phân ly, đổ anh hùng nhi hà tại. Sơ nhiệt danh hương, sơ thân triệu thỉnh.
Nam mô nhất tâm phụng thỉnh: Lạc ban Giáo chủ, y chánh trang nghiêm, tứ thập bát nguyện độ chúng sanh, cửu phẩm hàm linh mông thát hóa. Đại từ đại bi Tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật, nguyện thùy tiếp độ phụng vị… chi linh thỉnh đáo gia đường, thính pháp văn kinh, y vị thỉnh tọa .
2/Đồng thanh: Hương vân thỉnh, hương vân thỉnh.
Chủ lễ: Viển quan sơn hữu sắc, cận thính thủy vô thanh. Xuân khứ hoa trường tại, nhơn lai điểu bất kinh. Tái nhiệt danh hương tái thân triệu thỉnh: Nam mô nhất tâm phụng thỉnh: Phổ Đà Lạc Gia thường nhập định, tùy duyên phú cảm mỵ bất châu. Tầm thanh cứu khổ độ quần mê, thị tắc danh vi Quán Tự Tại. Đại từ Đại bi Quan Thế Âm Bồ Tát, nguyện thùy tiếp độ phụng vị… chi hương linh, lai đáo linh diên, thính diệu pháp âm tiềm hình sắc vị.
3/ Đồng thanh: Hương vân thỉnh, hương vân thỉnh.
Chủ lễ:
Khổ hải thao thao nghiệp tự chiêu,
Mê nhơn bất tỉnh bán phân hào.
Kim sanh bất bả Di Đà niệm,
Uổng tại nhơn gian tẩu nhất tao.
Tam nhiệt danh hương, tam thân triệu thỉnh.
Nam mô nhất tâm phụng thỉnh:
Chúng sanh độ tận, phương chứng Bồ đề
Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật.
Cứu bạt minh đồ đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát nguyện thùy tiếp độ phụng vị… chi linh, thỉnh đáo linh diên, thính diệu pháp âm, tiêu diêu tự tại.
Đồng thanh: Tam thỉnh hương linh dĩ lai lâm, thọ thử hương hoa phổ cúng dường, y nhiên thỉnh tọa thính kinh văn, diễn kinh văn Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lần)
Tả chức: Điểm trà, lễ nhị bái.
Hữu chức: Bình thân quỳ.
Chủ lễ: Sở hữu điệp tiến hương linh, án tiền tuyên đọc (nếu có).
Tả chức: Lễ nhị bái.
Tán hay thán:
Cân y tam thừa giáo,
Xướng tụng thất Như Lai.
Hương linh thừa Phật lực,
Thát hóa bảo liên đài.
Đồng thanh: Tác phạ, tô rô án nga nga nẵng (mỗi câu ba biến).
Tán: Hoa nghiêm bảo điển, lâu cát môn khai. Chung tiến hòa la phạn. Hương linh quy y Như Lai.
Tả chức: Điểm trà.
Hữu chức: Gia trì lực Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)
Tụng: Tùy ý chủ lễ (y lệ thường).
Xướng: Cẩn phụng điệp văn, trượng bàng phần hóa.
(nếu có một lễ tất hay hoàn kinh)
Tụng: Bát Nhã và Vãng Sanh (3 biến).
Nói hoặc tán:
Mạc đạo Tây phương cận,
Lâm hành thập vạn trình.
Di Đà thùy tiếp dẫn,
Vô diệt diệc vô sanh.
Tả chức: Phục vị. Hữu chức: Lễ tứ bái.
Chủ lễ:
Từ bi nhị tự diệt thiên khiên,
Niệm Phật nhất tâm tiêu vạn tội.
Đồng niệm: Nam Mô A Di Đà Phật (1 lần).
LỄ TẤT
NGHI KỲ SIÊU (một lễ thường)
Nghi kỳ siêu này áp dụng cho những trường hợp: Tiểu tường, đại tường hay húy nhật… Nếu có cúng linh đọc điệp, thì lúc hành lễ đến đoạn sau khi bạch Phật đọc sớ (nếu có) xong, tiếp hướng về bàn linh thỉnh và cúng cơm, đến câu: Gia trì lực Bồ Tát (xong) trở về bàn Phật y theo trong nghi này để quy y linh cầu siêu. Đây là trường hợp thờ tiền Phật hậu linh, nếu muốn thâu gọn thì giờ là phải vậy.
PHẦN HÀNH LỄ
Chủ lễ niệm hương bạch Phật:
Nghi tiết đều y như nghi An vị Kỳ an ở trước, chỉ thay đổi lời bạch cho phù hợp ý nghĩa buổi lễ thôi.
Tán: Lư hương sạ nhiệt…
Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát (3 biến)
Tụng: Chú Đại Bi (1 biến).
Tán:
Khể thủ Tây phương An Lạc quốc,
Tiếp dẫn chúng sanh Đại đạo sư.
Ngã kim phát nguyện nguyện vãng sanh,
Duy nguyện từ bi ai nạp thọ.
Nam mô Tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật.
Nam mô Đại bi Quan Thế Âm Bồ Tát.
Nam mô Cứu bạt minh đồ Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát.
(3 vị trên đều tán rơi)
Nam mô Thập phương Thường trú Tam bảo (3 biến).
Chủ lễ quỳ bạch Phật xướng sớ
Tứ bát đoan nghiêm vi diệu tướng,
Tăng kỳ tam đại kiếp tu lai.
Diện như mãn nguyệt mục như liên,
Thiên thượng nhơn gian hàm cung kỉnh.
Thế Tôn (Như Lai) đức tướng nan tận tán dương, kim hữu đệ tử… phụng Phật tu hương phúng kinh (trai tuần, bách nhật, tiểu tường, đại tường hay húy kỵ) kỳ siêu độ sự. Kim tắc (I) thượng khởi sớ chương, cung bạch Phật tiền, duy nguyện hào tướng quang trung, phủ thùy minh chứng (đọc sớ).
Nếu không có sớ, bạch đến chữ “kim tắc”, đổi: (I). Kim tắc: cung bạch Phật tiền duy nguyện từ bi phủ thùy tiếp độ: phụng vị… chi hương linh, nguyện thừa Phật lực dĩ siêu thăng, toàn lai kinh văn nhi giải thoát.
Khuôn phò đệ tử dĩ bình an
Tỷ hộ toàn gia nhi khương thái
Thiệt lai Phật ân, chứng minh cẩn bạch.
Quy y linh:
Hương linh quy y Phật.
Hương linh quy y Pháp.
Hương linh quy y Tăng.
Hương linh quy y Phật, lưỡng túc tôn.
Hương linh quy y Pháp, ly dục tôn.
Hương linh quy y, chúng trung tôn.
Hương linh quy y Phật, bất đọa địa ngục.
Hương linh quy y Pháp, bất đọa ngạ quỷ.
Hương linh quy y Tăng, bất đọa bàn sanh.
Hương linh quy y Phật cánh.
Hương linh quy y Pháp cánh.
Hương linh quy y Tăng cánh.
Hương linh sở tạo chư vọng nghiệp,
Giai do vô thỉ tham sân si.
Tùng thân ngữ ý chư sở sanh,
Nhất thiết hương linh giai sám hối.
Chủ lễ nguyện: Nam mô Cầu sám hối Bồ Tát Ma Ha Tát.
I/ Nguyện: Nam mô Tận hư không, biến pháp giới, quá hiện vị lai, chư Phật, tôn pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trú Tam bảo, nguyện thùy tiếp độ: phụng vị… chư hương linh.
Chúng hòa: Vãng sanh Cực Lạc quốc.
Đồng thanh: Hương linh sở tạo chư vọng nghiệp.
……………… (4 câu)
Chủ lễ nguyện: Nam mô Cầu sám hối Bồ tát Ma Ha Tát.
2/ Nguyện
Nam mô Ta Bà Giáo chủ Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Đương lai Hạ sanh Di Lặc Tôn Phật,
Nam mô Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát,
Nam mô Linh Sơn Hội thượng Phật Bồ Tát,
Đồng thùy tiếp độ: phụng vị… chi linh.
Chúng hòa: Vãng sanh Cực Lạc quốc.
Đồng thanh: Hương linh sở tạo chư vọng nghiệp.
…………… (4 câu).
Chủ lễ nguyện: Nam mô Cầu sám hối Bồ Tát Ma Ha Tát.
3/ Nguyện:
Nam mô Tây phương Giáo chủ Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi Tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật,
Nam mô Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát,
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát,
Nam mô Liên trì Hải hội thượng Phật Bồ Tát,
Đồng thùy tiếp độ: phụng vị… chi hương linh.
Chúng hòa: Vãng sanh Cực Lạc quốc.
Chủ lễ:
Tội tùng tâm khởi tương tâm sám,
Tâm nhược diệt thời tội diệt vong.
Tội vong tâm diệt lưỡng câu không,
Thị tắc danh vi chơn sám hối.
Nam mô Cầu sám hối Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Nguyện chư hương linh vô lượng, vô lượng kiếp kiếp lai
Chúng hòa: Tội tiêu diệt.
Niệm:
Nam mô A Di Đà Phật (108 biến).
Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát (3 biến).
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát (3 biến).
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 biến).
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (3 biến).
Hồi hướng bài: Nhất tâm quy mạng, hoặc Thập phương Tam thế… (chọn một bài).
Tụng: Bát Nhã (1 biến), Vãng Sanh (3 biến).
Tán: Liên trì hải hội… hay: Phật thùy kim thủ phóng hào quang… (chọn 1 bài).
a/ Nếu tán bài: Liên trì hải hội, cuối bài phải có câu: Nam mô Tịnh độ phẩm Bồ Tát (3 lần).
b/ Tán: Phật thùy kim thủ phóng hào quang, tiếp dẫn vãng Tây phương. Phật thùy kim thủ phóng hào quang, đồng nguyện vãng sanh Tây phương.
Tam tự quy, Nguyện sanh Tây phương, Nguyện dĩ thử công đức.
LỄ TẤT
NGHI CÚNG CÔ HỒN (cúng cháo)
Nghi cúng cháo này đươc áp dụng trong những trường hợp sau khi tụng kinh cầu an hay cầu siêu đã hoàn mãn. Lễ này được đặt bàn cúng giữa cửa chính, hướng mặt vào nhà, tín chủ lạy hướng ra cửa, cách thức cúng lạy đều như nghi cúng linh.
PHẦN HÀNH LỄ
Chủ lễ: Tựu vị.
Tả chức: Lễ tứ bái.
Chủ lễ cử tán: Cát tường hội khởi, cam lồ môn khai, cô hồn Phật tử gián lai lâm lai, văn pháp phú hương trai, vĩnh thoát luân hồi, u ám nhất thời khai.
Nam mô Vân Lai Tập Bồ Tát (3 lần).
Tụng:
Phổ Đà lạc già thường nhập định
Tùy duyên phú cảm mỵ bất châu
Tầm thanh cứu khổ độ quần mê
Thị tắc danh vi Quán Tự Tại.
Nam mô Diện Diên Vương Bồ tát (tán 3 lần).
Tán: Hộ ngạn bộ bộ đế rị, già rị (a) đa rị, đát tha nga đa gia.
Cô hồn (a) văn triệu, văn triệu thỉnh lai lâm (3 lần).
Tả chức: Chuyên thân triệu thỉnh, cung vọng quan lâm, sám chủ thượng hương, cẩn đương triệu thỉnh.
Chủ lễ thỉnh: Nam mô Nhất tâm phụng thỉnh
Thủ kình phan cái, thân quải hoa mang, đạo chúng sanh quy Cực Lạc chi ban, dẫn cô hồn phú đạo tràng chi hội. U minh lộ thượng dẫn hồn vương Bồ Tát Ma Ha Tát. Duy nguyện bất vi bổn thệ, lân mẫn hữu tình, thử dạ kim thời, quang lâm pháp hội.
Sơ tái tam thỉnh, nhất tâm phụng thỉnh:
Nam mô Tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật,
Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát,
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát,
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát,
Nam mô khởi giáo A Na Đà tôn giả,
Nam mô ốc tiêu sơn hạ Diên Diên, đại sĩ Diêm khẩu quỷ vương, tả hữu đầu, hữu mã diện, nhị vị đại tướng quân thỉnh quang gián đạo tràng, chứng minh tiếp độ.
Phụng vị, Pháp giới lục đạo, tam thập lục bộ, hà sa nam nữ, đa sanh phụ mẫu, tự tha tiên vong, gia thân quyến thuộc, viễn cập tha phương, cận ư thử xứ, nội gia viên trạch, ngoại gia viên cư, mê linh khô cốt, châm chợ mọi rợ man di, ly mỵ vọng lượng, trệ phách cô hồn, oan hồn uổng tử, nam nữ thương vong, tướng soái du hồn, trận vong binh tốt, khách thương cái giả, hình lục tù nhơn, thị tỉnh giang hồ, lộ đồ tán mạng, quân dân sĩ tốt, phủ huyện đồn dinh, hoặc bị đao thương, hoặc tao cơ tuế, hoặc ngộ xà thương nhi thất mạng, hoặc hổ giảo dĩ tán thân, thương vong hoạnh tử chi lưu, cơ khát cô hồn chi chúng, thượng tự vương hầu tướng tướng, hạ chí nông công thương, tôn ty nam nữ, hoặc u tù lỉnh ngộ, hoặc bộ hảm sa trường, hoặc nịch hà đọa trảm, trúng than trúng dược, tự vận tự ải, sản nạn chung thân, ôn hoàn yểu thệ, hoặc thiên lôi chấn kích, vương pháp gia hình, trú trớ vong thân, như tư đẳng loại, hà sa vô tự âm linh cô hồn đẳng chúng.
Phổ cập Việt Nam quá khứ, đương thời chiến tranh nạn vong binh sĩ nhân dân, nam phụ lão ấu, oan hồn uổng tử cô mộ hoang mộ, âm hồn liệt vị.
Thiết niệm, chúng sanh nghiệp cảm, nhất thiết trầm luân, hành thủy lục trung, bắc khứ đông trì vân ám ám, tận hư không giới, hàng lai thử vãng nhật du du. Túng phi giáo điển chơn thừa, na đắc hồn quy Cực Lạc. Kim tiêu hạnh ngộ, cam lồ môn khai, thừa Tam bảo lực, triệu đáo đàn diên, thính diệu pháp âm, thọ cam lồ vị, tỷ đắc viên minh trạm tịch, chơn như diệu lý cơ quan, một linh tri thanh tịnh, đại giác Thế Tôn chi chánh giáo, bất sanh bất diệt, vô khứ vô lai, trường y bát nhã chi hương, cọng chứng bồ đề chi quả, khuôn phò tín chủ dĩ bình an, tỷ hộ hoàn gia chi cát khánh.
Đồng thanh: Triệu thỉnh cô hồn dĩ lai lâm, thọ thử hoa hương phổ cúng dường, y nhiên thỉnh tọa thính kinh văn, diễn kinh văn Bồ Tá Ma Ha Tát (3 lần).
Tả chức: Điểm trà. Hữu chức: Lễ nhị bái, bình thân quỳ.
Chủ lễ: Diễn linh văn Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Tả chức xướng điệp: (nếu có) Sở hữu điệp tiến cô hồn, cẩn y tuyên độc.
Tụng tiểu mông sơn: Nam mô Diện Diên Vương Bồ Tát (3 lần)…
Đến hết câu: Án ngan nga nẳng, tam bà phạ phiệt nhật ra hộc (3 lần).
Tán:
Gia trì chú thực diệu già đà
Biến thiểu thành đa giai bảo mãn.
Nam mô Xả Xang Tham Bồ Tát (3 lần)
Đồng niệm: A Di Đà Phật và Tứ thánh.
Hồi hướng: Nhất tâm hay thập phương (tùy ý).
Đốt điệp: Thượng lai điệp tiến cô hồn, trượng bằng phần hóa.
Tụng: Bát Nhã và Vãng Sanh (3 biến).
Án ta ma ra… vạn loại hữu tình đăng Thập địa.
Nam mô Siêu Thập địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Tán trạo: Tu thiết trai diên, A Nan nhơn duyên khởi, cứu khổ Quan Âm, thị hiện tiêu diện quỷ, niệm Phật tuyên dương, bí mật công đức lực, bạt tế cô hồn, lai thọ cam lồ vị. A Di Đà Phật, túc hữu vô biên thệ, quán kiến mê đồ, khổ hải thường phiêu nịch, thùy thủ ân cần đặt giá từ bàn tế, phổ tải chúng sanh, đồng phú liên trì hội.
Nam mô Liên trì Hải hội Phật Bồ Tát (3 lần).
Pháp ngữ:
Thí thực công đức thù thắng hạnh
Vô biên thắng phước giai hồi hướng
Phổ nguyện pháp giới đa sanh phụ mẫu, lụy thế oan thân tùng tư nhập thánh siêu phàm. Nhất thế Phật tử, hữu tình, cô hồn tự thử thừa ân giải thoát.
Nguyện sanh Tây phương…
Tả chức: Phục vị. Hữu chức: Lễ tạ tứ bái.
Chủ lễ:
Nam Kha nhất mộng đoạn
Tây Vức cửu liên khai
Phiên thân quy Tịnh độ
Hiệp chưởng lễ Như Lai.
Đồng thanh: Nam mô A Di Đà Phật (1 lần).
HẾT
PHỤ LỤC NGHI CÚNG THÍ: Phần thỉnh trên này là áp dụng cho trường hợp có đọc điệp tiến. Nếu không có điệp thì thỉnh theo cách thức sau đây để thay thế cho điệp cô hồn:
Dẫn đầu: Hương vân thỉnh (2 lần).
Chủ lễ thỉnh: Ư kim… niên… nguyệt… nhật. Tư hữu Việt Nam quốc… tỉnh… quận… xã… thôn. Gia cư phụng Phật phúng kinh kỳ an (hoặc kỳ siêu ) sự dĩ hoàn long, tịnh thiết cúng thí thực cô hồn nhất diên, vị minh dương kỳ phước sự. Kim tín chủ… đẳng, cẩn dĩ hương hoa trai bàn thứ phẩm chi nghi, ngưỡng trượng Tăng già, chuyên thân phụng thỉnh…
Nam mô Nhất tâm phụng thỉnh (đều y theo nghi trên).
Ý nghĩa lễ cúng thí này rất quan trọng. Nguyên do chính nhờ ngài A Nan khởi giáo bạch Phật, sau Phật bảo đức Quan Âm thị hiện tiêu diện quỷ, để thống lãnh phát chẩn cho cô hồn.
Cách thức: Nếu là đại trai đàn thì có lễ chẩn tế gồm có 8 kinh sư, một vị chủ sám, hành trì theo khoa du già. Trần thiết bản giác ba, ngũ châu Phật, bàn Địa Tạng (hộc thực) và bàn tiêu diện, trước trai đàn có dương phan, phướng. Nếu cúng một lễ nhỏ thì theo nghi này, cúng theo tiểu mông sơn. Đây là việc làm phước rất lớn về vấn đề bố thí cho kẻ âm.
CÁC BÀI TÁN
* Hương vân nhi bố, thánh đức chiêu chương, bồ đề tâm quảng mạc năng lường, xúc xứ phóng hào quang, vi thoại vi tường, ngưỡng khởi pháp trung vương.
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát (3 lần).
* Tâm nhiên ngũ phận, phổ biến thập phương, hương yên đồng tử ngộ chơn thường, tỷ quán thiệt nan lường, thoại ái tường quang, kham hiến pháp trung vương.
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát (3 lần).
* Lư hương sạ nhiệt, pháp giới mông huân, tùy xứ kiết tường vân, thành ý phương ân, chư Phật hiện toàn thân.
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát (3 lần).
* Chiên đàn hải ngạn, lư nhiệt danh hương, Gia Du tử mẫu lưỡng vô ương, hỏa nội đắc thanh lương, chí tâm kim tương, nhất chú biến thập phương.
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát (3 lần).
* Diêu thiên nguộc lộ, giác hải kim ba, đại thiên sa giới sái phân đà, tam muội địch trầm kha, thiểu thủy thành đa, nhất đích tịnh sơn hà.
Nam mô Cam Lồ Vương Bồ Tát (3 lần).
* Dương chi tịnh thủy, biến sái tam thiên, tánh không bát đức lợi nhân thiên, pháp giới quảng tăng diên, diệt tôi tiêu khiên, hỏa diệm hóa hồng liên.
Nam mô Thanh Lương Địa Bồ Tát (3 lần).
* Kiết tường hội khởi, cam lồ môn khai, cô hồn Phật tử giáng lâm lai, văn pháp phú hương trai, vĩnh thoát luân hồi, u ám nhất thời khai.
Nam mô Vân Lai Tập Bồ tát (3 lần).
A Di Đà Phật, vô thượng y vương,
Nguy nguy kim tướng phóng hào quang
Khổ hải tác châu hàn, cửu phẩm liên bang
Đồng nguyện vãng Tây phương.
Nam mô Tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật (3 lần).
Phật từ quảng đại, cảm ứng vô sai,
Tịch quang tam muội biến hà sa,
Nguyện bất ly già gia, gián phước trai gia.
Kim đại dõng liên ba.
Nam mô Đăng Vân Lộ Bồ Tát (3 lần).
Thần thông du hý, hóa đạo vô duyên,
Từ bi phổ tế bạt thân uyên.
Giác để quản hoằng tuyên
Diệu dụng chiêu nhiên, đốn chứng lễ kim tiên.
Quang minh chính đại, cảm ứng đạo giao.
Thần tư minh phước nghiệp băng tiêu
Phật nhật vĩnh chiêu chiêu, lợi ích phong nhiêu,
Tán thán quả cao siêu.
Tứ hoằng phổ bị, vạn đức công viên
Cao siêu Thập địa viết Tam hiền,
Quả hải nghịch lưu truyền bi nguyện di kiên,
Tiếp vật lợi nhơn thiên.
* Liên trì hải hội, Di Đà Như Lai
Quan Âm Thế Chí tọa liên đài
Tiếp dẫn thượng kim lai, đại thệ hoằng khai.
Phổ nguyện ly trần ai.
Đoan nghi sanh tín, tuyệt tướng siêu tôn.
Đốn vong nhơn pháp giải chơn không,
Bát nhã vị trùng trùng,
Tứ cú dung thông, phước đức thán vô cùng.
Nam mô Bát nhã Hội thượng Phật Bồ Tát (3 lần).
Thập nhị dược xoa,
Trợ Phật tuyên hoằng, ngũ sắc thể lũ kết kỳ danh
Tùy nguyện tất viên thành, oan nghiệp băng thanh.
Phước thọ vĩnh khương ninh.
Nam mô Dược Sư Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần).
Vũ lộng khổng tước thiệt châu trà,
Thanh thủy hương tuyền hổ phách ba.
Phân khí nguộc bôi phương phúc úc,
Cúng dường Hiền Thánh hỷ thiện đa.
Nam mô Phổ cúng dường BồTát (3 lần).
* Trí huệ hoằng thâm đại biện tài,
Đoan cư bà thượng tuyệt trần ai.
Tường quang thước phá thiên sanh bệnh,
Cam lồ năng trừ vạn kiếp tai.
Túy liễu phất khai kim thế giới,
Hồng liên dõng xuất nguộc lâu dài.
Ngã kim khể thủ phần hương tán,
Nguyện hướng nhân gian ứng hiện lai.
Nam mô Đại bi Quan Thế Âm Bồ Tát (3 lần).
Địa Tạng thập vương khỉ ai lân,
Kết án tiêu danh nạp thiện duyên.
Hương linh tu trượng Như Lai giáo,
Nguyện bằng Phật lực vãng Tây phương.
Nam mô Siêu Lạc Độ Bồ Tát (3 lần).
Lục niên khổ hạnh Thích Ca tôn,
Ca Diếp A Nan vạn lý chơn.
Trung thử giang sơn đàng bỉ ngạn,
Nhứt chi ngũ diệp lợi nhơn thiên.
Nam mô Độ nhơn sư Bồ Tát (3 lần).
Trầm nhũ chiên đàn giá mạt luân,
Hương yên tài nhiệt phúng tường vân.
Nhơn ôn biến triệt tam thiên giới,
Vi thoại vi tường đạt Thế Tôn.
Nam mô Hương cúng dường Bồ Tát (3 lần).
Phật thân thanh tịnh tợ lưu ly,
Phật điện do như mãn nguyệt huy.
Phật tại thế gian thường cứu khổ,
Phật tâm vô xứ bất từ bi.
Nam mô Thập phương thường trú Tam bảo (3 lần).
Giới hương, định hương dữ huệ hương,
Giải thoát giải thoát tri kiến hương.
Quang minh vân đài biến pháp giới,
Cúng dường thập phương vô thượng tôn.
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát (3 lần).
Phật điện do như tịnh mãn nguyệt,
Diệc như thiên nhựt phóng quang minh.
Viên quang phổ chiếu ư thập phương,
Hỷ xả từ bi giai cụ túc.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần).
Phật nhiếp kim liên hạ thứu phong,
Thiện Tài tham lễ giác thành đông.
Liên Hoa Tạng giới phi vô lộ,
Đâu Suất Đà thiên biệt hữu cung.
Nam mô Thập phương thường trú Tam bảo (3 lần).
Khể thủ Tây phương an lạc quốc,
Tiếp dẫn chúng sanh đại đạo sư.
Ngã kim phát nguyện nguyện vãng sanh,
Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ.
Nam mô Liên Trì hội thượng Phật Bồ Tát (3 lần).
Phật nhiếp kim liên hạ thứu phong,
Pháp khai bảo tạng ly long cung.
Tăng tùng nội uyển biệt thuyền định,
Tam bảo lâm đàn pháp hội đồng.
Nam mô Thập phương thường trú Tam bảo (3 lần).
Ngã kim phụng hiến cam lồ vị,
Lương đẳng Tu Di vô quá thượng.
Sắc hương mỹ vị biến hư không,
Duy nguyện từ bi ai nạp thọ.
Nam mô Thuyền Duyệt Tạng Bồ Tát (3 lần).
Bồ Tát liễu đầu cam lồ thủy,
Năng linh nhất đích biến thập phương.
Tinh chuyên cấu uế tận quyên trừ,
Phổ sái pháp diên tất thanh tịnh.
Nam mô Cam lồ vương Bồ Tát (3 lần)
Bồ đề diệu pháp biến trang nghiêm,
Tùy sở trú xứ thường an lạc.
Lục tự Di Đà vô biệt niệm,
Bất lao đàn chỉ đáo Tây phương.
Mộng đoạn sơn đầu vân yểu yểu,
Tư thù hải hượt thủy tu du.
Bạch ngọc giai tiền văn diệu pháp,
Huỳnh kim điện thượng, lễ Như Lai.
Sơn trung tợ hữu thiên niên thọ,
Thế thượng nan lưu bách tuế nhơn.
Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt,
Vạn lý vô vân vạn lý thiên.
Mật trúc bất phòng lưu thủy quá,
Sơn cao vô ngại bạch vân phi.
Đông phương A Súc Phật,
Nam phương Bảo Tướng Phật,
Tây phương Di Đà Phật,
Bắc phương Thành Tựu Phật,
Trung phương Tỳ Lô Giá Na Phật.
Viễn quang sơn hữu sắc, cận thính thủy vô thanh.
Xuân khứ hoa trường tại, nhơn lai điểu bất kinh.
Ái hà thiên xích lãng, khổ hải vạn trùng ba.
Dục thoát luân hồi khổ, tảo cấp niệm Di Đà.
Dương Tử Giang tâm thủy, Mông Sơn đảnh thượng trà.
Hương linh tam ẩm liễu, tảo sanh pháp vương gia.
Cẩy tam thừa giáo, xướng tụng thất Như Lai.
Hương linh thừa Phật lực, thát hóa bảo liên đài.
Kiến văn như huyễn ế, tam giới nhược không hoa.
Văn phục ế căn trừ, trần tiêu giác viên tịnh.
Hoa Nghiêm bảo diễn, lâu các môn khai.
Chung tiến Triệu Châu trà, hương linh quy khứ lai.
Sơ chước Tào Khê thủy, tam huỳnh Triệu Châu trà.
Nguyện tiềm hinh pháp vị, quy khứ pháp vương gia.
Hương tài nhiệt, lư phần bảo đĩnh trung, chiên đàn trầm dụ chơn kham cúng, hương yên liêu nhiễu liên hoa động, chư Phật Bồ Tát hạ thiên cung, Thiên Thai sơn La Hán, lai thọ nhơn gian cúng. Thiên Thai sơn La Hán, nạp thọ nhơn gian cúng.
Nam mô Hương cúng dường Bồ Tát (3 lần).
Tào Khê thủy, nhứt phái hướng đông lưu, Quan Âm bình nội trừ tai cựu, đề hồ quán đảnh địch trần cấu, dương chi sái xứ nhuận tiêu khô, yếu hầu trung cam lộ, tự hữu huỳnh tương thấu.
Nam mô Cam lồ vương Bồ Tát (3 lần).
Nhơn duyên tự tánh sở xuất sanh (a) sở hữu chưởng chưởng vi diệu, hoa hương đăng đồ quả nhạc, phụng hiến thượng sư Tam bảo tôn (a) duy nguyện từ bi ai nạp thọ.
Nam mô Thuyền Duyệt Tạng Bồ Tát (3 lần).
Nam mô Tận hư không biến pháp giới hóa hiện vị lai Phật pháp tăng Tam bảo (3 lần).
(Thế bài Liên trì).
Đại từ Di Đà Phật
Đại bi Bồ tát Tăng
Tiếp dẫn vãng sanh
Thượng phẩm thượng sanh
Nguyện sanh… vi phụ mẫu.
Cấo Cô trưởng giả Xá Kỳ Viên
Bố mãn kim tiền
Thiện Tài đồng tử ngũ thập tam tham
Siêu sanh tử độ cô hồn (linh hồn)
Tảo vãng Tây phương
Nhược nhơn nhược nhơn
Quy y Phật, Pháp, Tăng, Tam bảo
Bất đọa tam đồ
Chứng Minh Sư Bồ Tát (Siêu Lạc Độ Bồ Tát).
Án nga nga… ra hồng
Hoa Nghiêm bảo điện
Lâu các môn khai
Chúng tiến Triệu Châu trà
Hương linh quy khứ lai.
hoặc:
Dương Tử Giang tâm thủy
Mông Sơn đảnh thượng trà
Hương linh tam cẩn liễu
Tảo sanh Pháp vương gia.
– Bái sám công đức vong giả sanh đao tội, pháp bảo linh văn du vong cầu sám hối, Thập điện minh vương xả trừ vô biên tội, Hoan Hỷ Địa Bồ Tát dẫn nhập Long Hoa hội, Long Hoa tam hội nguyện tương phùng (3 lần).
– Hoa Nghiêm bảo địa, lâu các môn khai, chung tiến Triệu Châu trà…
– Phiêu phiêu tế độ thiền từ tôn quá hải biên, tiếp dẫn hương hồn khổ, đàn chỉ đáo Tây phương.
– Phước đẳng hà sa vô lượng thọ
Hồi đầu vọng bái tạ Phật tiền (2 lần).
Ngã kim y giáo kiến lập mạng hoa tai
Lượng đẳng hư không kim cang vi bảo địa
Tự tự mật ngôn chí tâm duy sở thanh
Tu Di nhật nguyệt thất bảo tự thiên hạ
Y phục tán cái kỳ nhạo tràng phan vân
Bảo tọa trân tu lâu các tinh cung điện
Trĩ chiểu viên lâm danh hoa phổ biến bố
Phụng hiến thượng sư Tam bảo hộ thân đẳng
Duy nguyện từ bi nạp thọ sanh hoan duyệt
Bình trừ ma ngoại tập phước thí an ninh
Kim triêu thí chủ sở cầu giai như ý
Tận vị lai tế cát tường vô gián đoạn (tối thượng thừa)
Thuyền Duyệt Tạng Bồ Tát.