Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Người Phật tử phải giữ gìn giới hạnh trang nghiêm

Tác giả Thích Đạt Ma Phổ Giác
02:44 | 12/06/2022 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Người cư sĩ tại gia sau khi phát tâm quy y Tam bảo nương tựa Phật pháp Tăng, phát nguyện dứt ác làm lành và gìn giữ năm điều đạo đức, như thế gọi là người Phật tử có giới hạnh trang nghiêm.

Người Phật tử chân chính được gọi là trang nghiêm về giới hạnh thì cần phải hoàn thiện những phẩm chất sau đây: không sát sanh hại vật để làm mình người đau khổ, không gian tham trộm cướp hay lừa đảo lường gạt của người khác, sống chung thuỷ một vợ một chồng để bảo đảm hạnh phúc gia đình mình và người, không nói dối hại người, không uống rượu mạnh hoặc uống quá say và sử dụng các loại xì ke ma tuý hoặc các chất độc hại khác.

Đây là năm nguyên tắc sống để làm một người tốt, là phẩm hạnh cao quý cần có của một người cư sĩ tại gia, để được làm người có nhân cách đạo đức trong hiện tại và mai sau.

Việc giữ giới cũng là một nghệ thuật sống, là hạnh nguyện của bậc Bồ tát đi vào cuộc đời, để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh không biết mệt mỏi, nhàm chán.

Giới là chiếc bè quý báu đưa tất cả mọi người đến được bờ giác ngộ giải thoát. Giới như ngọn đèn sáng đưa mọi người ra khỏi chỗ tối tăm mờ mịt.

Giới như áo giáp kiên cố giúp ta tránh được những lằn tên mũi đạn ba độc tham sân si, bởi tiền tài, sắc đẹp, danh tiếng, ăn ngon, mặc đẹp, ngủ nhiều. Giới luật chính là những phương tiện thiện xão, bảo vệ mỗi hành giả trên bước đường tu tập giác ngộ, giải thoát.

Trước khi thọ trì giới pháp mọi người phải thành tâm sám hối để cho ba nghiệp được thanh tịnh rồi mới bắt đầu nhận lãnh giới pháp. Khi nhận lãnh giới pháp, chúng ta phải phát nguyện trọn đời gìn giữ giới luật như chúng ta giữ mạng sống của chính mình. Bởi Phật dạy: “Giới luật còn là Phật pháp còn”.

Giới chính là phương tiện giúp mọi hành giả được mau chóng đến bờ giác ngộ, giải thoát. Rất nhiều người cũng đã thọ tam quy và trân trọng giữ giới như giữ tròng mắt của chính mình, họ xem giới luật rất thiêng liêng cao quý, vì giới giúp ta không bị sa đọa vào chỗ xấu ác.

Giới luật như hàng rào che chắn không để những ác ma bên ngoài xâm nhập vào làm tỗn hại thân tâm mình. Nhưng nếu chúng ta cứ một bề cố chấp, dính mắc vào giới cứng nhắc thì sẽ tự làm khổ mình, mà sinh bệnh khinh lờn người khác.

Giới luật tuy rất đa dạng, nhưng chính là nền tảng cơ bản để người Phật tử tại gia giữ gìn nhằm không bị sa đọa vào việc xấu ác. Việc giữ giới cũng là một nghệ thuật sống, là hạnh nguyện của bậc Bồ-tát đi vào cuộc đời làm lợi ích cho tất cả chúng sinh.

Đức Phật dạy: Giới là chiếc bè quý báu đưa lữ hành qua biển khổ sông mê, giới là ngọn đèn sáng đưa người ra khỏi chỗ tăm tối, giới là áo giáp kiên cố che chắn giúp chúng ta,không bị sa đọa vào chỗ xấu ác. Giới luật chính là phương tiện để bảo vệ người Phật tử, thăng tiến trên bước đường tu tập giác ngộ, giải thoát được an toàn.

Cho nên việc thọ trì giới luật đúng nghĩa, người Phật tử tại gia phải biết ứng dụng một cách linh hoạt nhằm giữ thân tâm mình được sáng suốt trong sạch. Khi người tại gia biết cách giữ giới trọn vẹn, rồi thời gian sẽ quen dần với nếp sống oai nghi, thân, miệng, ý đều thanh tịnh.

Người tại gia khi mới thọ giới phải nương giới mà tu tập, khi đã an nhiên tự tại với mọi oai nghi trong đi đứng nằm ngồi đã thuần thục rồi, tâm lúc đó đã an tịnh thì coi như giới pháp đã thành tựu.

Các bậc Bồ-tát phát nguyện giữ giới để đi vào đời, đem lợi ích và an lạc đến cho chúng sinh. Người hành trì giới luật cũng chính là phát triển tâm hạnh từ bi của mình ngày càng rộng lớn.

Từ ở đây chính là ban vui, đem niềm vui đến cho muôn loài và sẵn sàng cứu khổ chúng sinh trong mọi trường hợp thì gọi là bi.

Bồ-tát khi vào đời cứu độ chúng sinh, nhìn thấy người an vui hạnh phúc, ngay khi đó giới luật chính là nghệ thuật sống, để giúp cho mọi người vượt qua biển khô sông mê. Trước hết chúng ta cần xác định mình giữ giới là vì lợi ích của bản thân, và rộng hơn nữa giúp cho người khác cùng sống tốt như mình.

Nếu một tập thể cùng sống chung mà không tuân thủ giới luật thì tập thể ấy sẽ không còn hòa hợp và nhanh chóng tan rã. Thứ nữa ta giữ giới là vì những người thân, đồng đạo, bà con Phật tử gần xa… hay nói rộng hơn là một cộng đồng xã hội.

Không những thế, ngoài việc thọ trì gìn giữ giới trọn vẹn trong thực tế đời sống, người cư sĩ tại gia cần phải phát huy thêm những đức tính khác như: khiêm tốn, biết hổ thẹn, sống trung thực, kiên định, không phóng dật, nhẫn nhục, biết ơn, buông xả, dấn thân và đạo đức.

Người cư sĩ tại gia ngoài việc lo tròn trách nhiệm bổn phận cho gia đình, phục vụ tốt xã hội và còn có nhiệm vụ quan trọng, là hộ trì Tam bảo để được trường tồn lâu dài ở thế gian này.

Nói tóm lại, ý thức được sự khổ đau do nhân sát sinh hại vật, gian tham trộm cướp lường gạt của người khác bằng nhiều hình thức, sống tà dâm, nói dối hại người và tác hại của các chất gây say, nghiện như rượu, xì ke ma túy, hóa chất độc hại….

Chúng con, những người Phật tử chân chính xin nguyện tránh xa những điều xấu ác, giữ gìn giới pháp trang nghiêm để ngày càng sống tốt hơn, bằng trái tim thương yêu và hiểu biết.

chùa từ xuyên vía đức phật adi đà người cư sĩ tại gia Người Phật tử giới hạnh trang nghiêm năm nguyên tắc sống giữ giới Lời Phật dạy ngũ giới phật tử tại gia cư sĩ

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Người Phật tử biết chịu thiệt là cách để tạo phước báo

Người Phật tử biết chịu thiệt là cách để tạo phước báo

Chấp nhận số phận và thay đổi số phận

Chấp nhận số phận và thay đổi số phận

Giới luật của người Phật tử tại gia

Giới luật của người Phật tử tại gia

Cách hóa giải nghiệp tội qua bài Kinh

Cách hóa giải nghiệp tội qua bài Kinh

Pháp tu 'dừng lại một phút'

Pháp tu 'dừng lại một phút'

Về chùa tu Phật thất

Về chùa tu Phật thất

Chết rồi đi về đâu ?

Chết rồi đi về đâu ?

Tôi xuất gia gieo duyên

Tôi xuất gia gieo duyên

Hãy suy nghĩ giống như Tôn giả Phú Lâu Na

Hãy suy nghĩ giống như Tôn giả Phú Lâu Na

Vì sao không nên sát sanh

Vì sao không nên sát sanh

Giữ đúng mình khi bị đối xử sai

Giữ đúng mình khi bị đối xử sai

Người Phật tử cư xử với người xấu như thế nào?

Người Phật tử cư xử với người xấu như thế nào?

Bài viết xem nhiều

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,0937197 s