;
Đính kèm trong 108 bài hát, chạy dài theo cuộc đời sống âm thầm, tận tụy cống hiến cho Đạo Pháp là một ít tư liệu điểm xuyết . Tuy không nói nhiều về đời mình như vốn bản tính khiêm nhường xưa nay nhưng người đọc cũng có thể nhìn qua một vài khe nắng trần gian ấy, để thấy cuộc đời thanh cao của nhạc sĩ, lặng lẽ đi trên từng nốt nhạc trầm bỗng thế cuộc và đọng lại trong tuyễn tập này.
Đó cũng chính là cái gia tài to lớn, ý nghĩa nhất nhạc sĩ để lại cho các con, làm niềm tự hào, làm vốn sống đạo với tha nhân trên đường đời mai sau.
Vì vậy, thật cảm động biết bao khi lời đề tựa cho tuyển tập của một người nhạc sĩ lừng lẫy nhất nhì của âm nhạc PGVN này không là của một nhân vật quan yếu nào đó như thường tình hay câu nệ, mà là lời trần tình của đứa con gái của nhạc sĩ, Nguyên Hà Thu Hằng. Xin đọc một đoạn như sau :
Ba kính yêu!
Ngày con vu quy, Ba ôm đàn hát “Gia Tài Của Ba” trong tiệc cưới, của hồi môn Ba cho con là: Niềm tự Tin, Hạnh Đại Thừa. Má lo lắng dặn dò con phải biết”nhập gia tùy tục”vì con lấy chồng ở xa…với “vốn liếng” ba má cho con, con đã tự tin vượt qua những gian nan lẽ thường của cuộc sống.
Con còn nhớ năm 1975, lịch sử đất nước lật qua những trang mới:Thống Nhất- Độc Lập. Cùng những được mất, chung riêng của đất nước, của mỗi gia đình; nhà mình cũng vậy; Dịp đó Ba đi Sài gòn, ở nhà khi chiến sự xảy ra, cũng như mọi người, để tránh bom đạn; Mà và chị em con đi dòng người tản cư trong Quốc lộ 7. Khi đi má cẩn thận đem những tác phẩm thơ ca, nhạc kịch của Ba nhưng toàn bộ đã thất lạc,Má than thở: Tội nghiệp Ba mi, sự nghiệp cả đời của ông…
Ba ơi!
Tôi được hân hạnh tiếp nhận tuyển tập này với lời đề tặng rất ưu ái của nhạc sĩ Hằng Vang “Thân tặng soạn giả Như tâm-Giác Đạo Dương Kinh Thành, người bạn, người em phương Nam thân thiết .”.
Trong giới văn Nghệ sĩ PG hiện nay xem nhạc sĩ Hằng Vang là cây đại thụ âm nhạc PG, là người anh cả còn hiện hữu bên cạnh. Vốn quý mà anh chúng tôi thường hay bảo nhau là phải biết trân trọng và giữ gìn.
Với 80 tuổi đời là cũng ngần ấy gian nan trần thế nhạc sĩ Hằng Vang phải trã vay. Nhưng ngược lại có một điều duy nhất ; với chừng ấy tuổi đời nhạc sĩ Hằng vang vẫn luôn là một người nhạc sĩ Phật giáo gương mẩu, trường chay tịnh giới nghiêm nhặt và luôn cống hiến cho âm nhạc Phật giáo những tác phẫm để đời.
Bài hát ÁNH ĐẠO VÀNG đã trở thành bài hát bất hủ nhiểu chục năm nay; nó đi lên trên những giải thưởng, những danh hiệu mà nhạc sĩ có được. Bài hát thuộc thể loại trình diễn. Ngay từ buổi ban đầu ra đời, trong các buổi trình diễn văn nghệ Gia Đình Phật Tử, bài hát nhanh chóng được yêu thích và gần như trở thành “tập quán” khi có văn nghệ GĐPT, không có bài Ánh Đạo Vàng là không phải văn nghệ Phật giáo!
Một điều cảm động nhưng rất thú vị nữa là bức ảnh nhạc sĩ Hằng Vang trên nền bài hát ÁNH ĐẠO VÀNG do chính người con của nhạc sĩ thực hiện và Photographer:Quốc Văn.
Thật đúng là GIA TÀI CỦA BA để lại cho các con. Một rương đầy ắp tác phẩm thơ ca nhạc kịch Phật giáo mà nhạc sĩ đã miệt mài âm thầm chắt chiu từng sợi tơ vàng kết tụ. Nó không phải là của cải vật chất vì tự thân gia đình không dư giã gì; mà chỉ là giá trị tinh thần to lớn, đang được ngày đêm ngân vang khắp chốn tòng lâm Phật tự. Những người con của nhạc sĩ hiện rất tự hào về điều này.
Và với tư cách một người bạn-một người em phương Nam trước tiên tôi xin được chia sẻ niềm tự hào này, kế nữa là lòng biết ơn sâu sắc đối với bài hát ÁNH ĐẠO VÀNG đã giúp đưa lối tôi đi vào nẻo đạo từ lúc còn là một cậu bé Oanh Vũ tung tăng, thong dong cho tới hôm nay.
Tôi luôn choáng ngợp với GIA TÀI này và xin có đôi dòng mạo muội giới thiệu đến quý vị, làm món quà đón mừng ngày Đức Phật Thích ca đản sanh 2556 (2012).