;
Những trở ngại là chướng duyên hay thắng duyên
Hôm nay sau khi đọc Kinh Đại Bát Niết Bàn tới đoạn:Trích như sau: Tôn Giả Tu-Bồ-Đề là vị khéo nói nghĩa không. Một hôm đang ngồi yên trong rừng. Bổng thấy rất nhiều chư Thiên rãi hoa cúng dường giữa hư không, những bông hoa to lớn, ngũ sắc rực rỡ rơi đầy bên mình…
- Thấy vậy Tôn Giả hỏi:
- Ai đang rãi hoa thế?
- Thưa Tôn Giả. Tôi là trời Đế Thích (vị mà chúng ta hay gọi là “Ngọc Hoàng”chính là vua cõi trời). Vì ngài khéo nói lý Bát Nhã
Nên tôi mang hoa đến cúng dường.
- Tôn giả Tu-Bồ-Đề đáp:
- Tôi vẫn ngồi yên vốn không có nói,
- Ngài đã không nói - tôi cũng không nghe.
- Thế sao rãi hoa cúng dường.
- Không nói, không nghe mới là Bát Nhã chân thật….
Nếu đọc đến đây người không có trí tuệ sẽ thấy vô lý. Vì sao không nói mà được cúng dường, điều này thật vô lý, thật khó hiểu. Nếu hôm này các vị gặp một vị Hòa Thượng cứ ngồi thiền trên Pháp tòa mà không thuyết (không nói) thì quý vị thấy khó chịu và cũng không chịu cúng dường, nếu có cúng dường quý vị cúng thấy hối tiếc, bực tức…Tại sao vậy? tại vì chúng ta bị điên đảo tưởng chi phối, bởi tâm chúng ta luôn bị tán loạn, không an tịnh, bị thương yêu, vui buồn, mừng giận, hờn ghét, ưa muốn, cầu mong làm cho đảo điên nên chỉ thấy tướng mà không thấy được tâm, thấy sự mà không thấy được lý, thấy cái bề ngoài mà không thấy được chân tâm bên trong, thích cái giả dối nên không thấy được cái chân thật. Nên bị tư tưởng chủ quan đánh lừa, làm cho gặp nhiều sai lầm trong ứng xử, trong thấy biết, trong tu tập nên tu mãi mà cũng không có kết quả, đi chùa nhiều năm biết nhiều mà thực ra chỉ biết mơ màng không cần thiết nên tu mãi mà cũng không tiến được. Những việc, những sự giả dối, không chân thật thì chúng ta tin và nghe theo, làm theo dẫn đến những kết quả không mong muốn…Đôi khi làm cho mình ân hận suốt cả cuộc đời bởi những việc làm sai trái, tội lỗi do nhận thức sai lầm hoặc do mình nghe không chính xác dẫn đến hành động sai lầm, để lại nhiều phiền lụy cho người khác, làm hại người khác…Cũng có đôi khi do mong cầu, rong ruỗi ước muốn những điều quá cao xa không thực tế, nhận những cái khổ làm vui rồi chấp lấy tưởng là thật, khư khư giữ lấy đến lúc sắp mạng chung (sắp chết) Thấy tướng ba đường ác đạo ( Địa Ngục – Ngạ Quỷ - Súc Sanh) hiển hiện trước mắt làm cho sợ hãi vô cùng. Các việc xấu ác, tội lỗi được che dấu kín đến đâu, dù không ai biết, dù không ai hay thì nay cũng hiện ra trước mặt như thể vừa làm xong được nhà quay phim quay lại kỹ càng không sót một chi tiết nào cả, cuốn phim đó từ từ chiếu đi chiếu lại cho ta xem, và thấy kẻ thù hay người bị mình hại đang chờ mình chết xuống để đòi nợ máu, do nghiệp nhân đến nên thấy luôn cảnh hậu trường mình phải trả giá cho tội lỗi của mình, thấy sự trả nợ của mình nặng hơn nhiều lần khi mình vay của người, tội báo ngày càng hiện hữu dai dẳng và liên tục để tạo chủng tử trả báo. Do bị bức bách quá độ nên người có tội lúc còn sống, nên giờ đây hay bị gật mình sợ hãi, khóc la bất chợt, nống nảy, đau khổ triên miên, ăn nói nhảm nhí, ử rụ rầu rĩ, hay lú lẫn, lúc nhớ lúc quên, đau ốm bệnh tật triền miên, hay tinh thần điên loạn…Những hiện tượng ấy chính là nghiệp quả chín muồi lúc sắp chết trỗi dậy. Chắc chắn sẽ bị đọa xuốngđịa ngục, bởi những hiện tướng của địa ngục hiện hình, sẽ chịu khổ vô cùng. Còn nặng nề hơn thì lúc đứng tuổi thỉnh thoảng hoặc lúc nào cũng mơ thấy kẻ thù rượt đuổi mình, đòi giết mình,, hành hạ mình, nỗi lo sợ ngày một tăng có khi dẫn đến điên loạn hoặc mắc bệnh trầm kha rất sợ cái chết…khi chết chắc chắn phải đọa vào địa ngục chịu khổ khó có ngày ra được, vô cùng,vô tận trên trần gian trải qua ngàn kiếp cũng khó thoát được sự khổ muôn vàn. Vì vậy nếu có tội ắt phải biết sám hối, biết làm những việc phúc thiện, phải biết tu và tu đúng cách mới có thể hạn chế và chấm dứt được sự khổ đau. Biết cách tu thì không những tiêu tan tội nghiệp mà hiện tại cũng có được an vui, không còn sợ chết, tương lai khi chết xuống sẽ tái sinh vô cảnh giới an lành mỹ mãn…
Muốn được an vui như vậy các vị hãy đọc kỹ tôi sẽ chỉ cho các vị đường đi, còn đi hay không thì tùy ở các vị…Khi có lỗi tất phải sám hối (xin lỗi-xin tha thứ) bằng cách thành tâm, chân thành, biết bù đắp lại lỗi lầm của mình, phát thệ dứt chừa không tái phạm, sau đó phải để tâm xem xét mình là ai, mình đang ở đâu? Căn cơ của mình bậc nào? Kiến thức Phật Pháp mình có được bao nhiêu? Pháp môn nào mình có thể tu tốt và thích hợp với bản thân mình.v.v. Tôi xin đưa ra ít phương pháp quý vị có thể tham khảo, lựa chon cho phù hợp để tu đạt kết quả: Nếu mình cư sĩ tại gia còn nhiều công việc bận rộn thì hãy tu tập hít thở bởi phương pháp này làm cho tâm tán loạn nhanh chóng trở về an tịnh, giải độc, thoát mô hôi, lưu thông kinh mạch, sang khoái tinh thần, sống lâu, ít bệnh tật, ngăn ngừa stress rất tốt, nó phù hợp với người ít có thời gian tới nơi tu tập, thường xuyên làm việc trong môi trường bận rộn và chịu nhiều áp lực công việc, đơn giản, mỗi lần tu tập khoảng 10 phút. Kết quả rất khả quan. ( Ngồi, đứng nằm đều làm được, chỗ thoáng mát, không khí trong lành, yên tĩnh, trong khi tập không bị người khác quấy rầy; uống khoảng 3 ngụm nước hơi ấm, vận động chân tay và thân thể cho giản cơ sau đó hai bàn tay nắm chặt vào nhau, dừng mọi suy nghĩ, tập trung tinh thần,và dùng hết sức mình thở ra, khi cảm nhận đã ép hết không khí trong người ra, thì ngừng đến lúc không thể ngừng nữa thì bắt đầu thở vô từ từ cho đầy buồng phổi dùng sức và tư tưởng đưa khí xuống “Đan Điền” cách rún một đót tay và bắt đầu nín cho đên khi không nín được thì bắt đầu từ từ dồn khi ra, nhíu lỗ đít lại không cho thông âm khí dưới lên, cứ như vậy làm tăng dần. Lưu ý: Mắt phải nhắm hoặc nhìn xuống chóp mũi. Không được ngồi trực tiếp lên sàn xi măng, trên đá, mà phải ngồi có bồ đoàn, nếu đứng phải đi dép hay trên ván gỗ,nằm trên chiếu hay gỗ. làm lần đầu tiên không qua 5 lần và không dưới 3 lần, thời gian tốt nhất trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, trong khi thở ra thì tư tưởng luôn nghĩ thở ra những ô nhiễm, độc hại nhưng thứ xấu xa ra hết, khi hít vô thì nghĩ đó là tinh khí trời đất, trong lành, mát ngọt và tốt đẹp) Đây là căn bản cho bất kỳ tu pháp môn nào! Dù tu niệm Phật, trì chú, quán niệm hơi thở, hạnh giải, trì luật, trì kinh.v.v. Đều phải bắt đầu từ phương pháp này nên gọi là căn bản của sự tu tập. Sau đó tu tập môn nào cũng được miễn là thấy phù hợp với mình thì tu. Nhưng sau khi tu một thời gian phải giảm được (Tham muốn – giận hờn, nóng nảy – mê muội) Nếu càng tu càng sân hận, càng tham muốn nhiều,cầu cạnh nhiều,ai nói gì cũng tin, thiếu minh mẫn, hay đau bệnh, tinh thần mệt mỏi, lo âu, phiền muộn là tu sai rồi, cần phải từ bỏ,tìm thầy lành bạn tốt hỏi cho rõ để họ giúp mình tháo gỡ các băn khoăn. Trong sự tu tập cũng như trong cuộc sống mỗi người đều phải có một người thầy hay một người bạn để nương tựa, nhưng phải tìm cho được người có trí tuệ, có đạo đức, có tâm hỉ xã thì mới an toàn và tiến tu trong đạo và thành công trong cuộc sống được, còn gặp phải thầy tà, bán si thì vốn khổ lại càn khốn đốn hơn, họ sẽ dắt dẫn mình đi lạc lầm và tạo nhiều tội lỗi hiện tại đau khổ tương lai càng đau khổ hơn…Đó là tôi nhắc lại căn bản của sự tu để các vị tham khảo thêm.
Giờ quay lại vấn đề đoạn kinh: Thiên chủ cõi trời (Đế Thích) mà ta hay gọi“ Ngọc Hoàng thượng đế” Nói thật tướng của Bát Nhã là tánh không. Thì ta phải hiểu rằng lời nói ít mang lại lợi ích mà chỉ có sự hành trì, tu tập mới có thể mang lại lợi ích mà thôi. Cũng vậy tôi nói nhưng tu hay không là ở quý vị, cũng ví như thấy người ta dọn thức ăn mà mình không được dự phần sao no được, đừng có nói tôi đây là Phật tử, tôi làm cư sĩ lâu năm, tôi tu lâu, tôi trụ trì chùa này, tôi trụ trì chùa kia, chẳng ích gì cả. Tất cả đều gọi chung là “Phật Tử” nếu chỉ nói suông mà không tu thì không phải “Phật Tử” tu không đúng Chánh Pháp thì còn bị kêu là ngoại đạo huống hồ chỉ nói suông không tu. Cũng vậy vì Trời Đế Thích thấy ngài Tu-Bồ-Đề tu nên mới cúng dường, chứ nếu không thì ai cúng: Tới đây cho chúng ta thấy một điều Đế Thích thuộc vào hạng đại căn cơ nên nhìn sự là biết được lý không cần nghe, còn hạng căn cơ bậc trung thì thấy một cử chỉ, hay một việc làm là họ hiểu không cần phải nói, con hạng sơ cơ thì phải nói và làm thì họ mới hiểu và làm theo, còn hạng si mê thì nghe rồi, thấy rồi vẫn còn nghi ngờ, rồi không phân biệt được nên dễ bị lầm lỗi, suốt đời theo đuổi những việc không tưởng nên thường bị thất vọng, đâm ra chán nản và bỏ dơ mọi sự....
Tu thì mục đích là để thoát khỏi sự rằng buộc, sự khổ để đạt được an vui, nên tu phải có thứ tự, tu đúng mực, trúng Pháp, kiên trì kết hợp giữa học hành và tu tập theo đúng lộ độ, nhận thức đúng trong sự tu, nghiêm giữ giới luật thì trở thành người thông thái, mọi sự mọi việc không cầu mà cũng thành đạt, mọi việc sẽ diễn ra như ý, thành tựu mỹ mãn, cũng gọi là sở đắc...cũng được gọi là người đang đi trên con đường đến an lạc của niết bàn hay gọi là người đang uống Pháp Nhũ.