Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Như thế nào là An trú trong hiện tại?

Tác giả Tâm Tịnh
07:27 | 26/05/2023 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Xin hân hoan chia sẻ bài kết tập Chánh Pháp về Niệm Lực, Ức Niệm: Niệm Tuệ Tối Thắng từ những lời Phật dạy trong Tạng Kinh Pali (Nikàya) và Thánh Điển của Phật Giáo Nam Truyền trợ duyên lành để quý Pháp hữu (bất bộ phái) có cái nhìn chánh kiến, chân thật về một khía cạnh (góc nhìn đúng đắn) Như thế nào là An trú trong hiện tại?

Một người làm việc lành nhỏ nhưng tâm lại hoan hỉ, thỏa thích; suốt ngày, suốt tháng

the nao la an trong hien tai.pngan vui, mát mẻ với chút ít việc lành ấy thì phước quả của nó chắc chắn là to lớn lắm, tâu đại vương! (Kinh Mi_Tiên Vấn Đáp_Thánh Ngữ Miến)

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử đầy đủ niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng, ức nhớ, tùy niệm những điều làm đã lâu, nói đã lâu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là niệm lực. (Tăng Chi Bộ, Chương 7: Bảy Pháp, I. Phẩm Tài Sản)

78. Điều lành nhỏ, phước quả lớn; Điều ác lớn, tội báo nhỏ

(Một người làm việc lành nhỏ nhưng tâm lại hoan hỉ, thỏa thích; suốt ngày, suốt tháng an vui, mát mẻ với chút ít việc lành ấy thì phước quả của nó chắc chắn là to lớn lắm, tâu đại vương!)

Vua hỏi:

- Có trường hợp nào mà một người

làm việc ác lớn, tội báo lại nhỏ; còn một người làm việc lành nhỏ, phước quả lại lớn không, đại đức?

- Có chứ, và chuyện ấy cũng

thường thường xảy ra.

- Vậy là không đúng với luật nhân

quả chăng? Luật nhân quả bảo rằng gieo hạt mè nhỏ thì được hạt mè nhỏ, gieo hạt bí to thì được quả bí to?

- Đúng là thế. Nhưng nếu hạt mè

kia nhiều phân, có nước, nhổ cỏ dại, chăm cào xới, nhổ tỉa cây dày thì hạt sẽ lớn hơn một tí chứ?

- Đúng thế.

- Còn hạt bí to kia gieo nơi đất

sỏi đá khô cằn, chẳng phân nước, chẳng chăm sóc thì quả bí chắc hẳn sẽ còn tí teo như quả cà?

- Đúng vậy.

- Cũng vậy là gieo nhân, nhưng còn trợ duyên, thuận duyên, nghịch duyên hay chướng duyên góp phần vào nhân ấy mới quyết định quả được. Một người làm việc dữ nhưng suốt ngày đêm ăn năn, hối hận, luôn luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt... nên nguyện từ rày về sau không dám làm việc ác nữa.

Chính nhờ tâm người ấy ăn năn hối cải nên cái quả báo, tội báo sẽ nhẹ đi, nhỏ đi. Đấy là trường hợp nhân việc ác lớn mà quả tội báo lại nhỏ.

Một người làm việc lành nhỏ nhưng tâm lại hoan hỉ, thỏa thích; suốt ngày, suốt tháng an vui, mát mẻ với chút ít việc lành ấy thì phước quả của nó chắc chắn là to lớn lắm, tâu đại vương! (Kinh Mi_Tiên Vấn Đáp_Thánh Ngữ Miến)

Trích từ phim cuộc đời Đức Phật_ Phật giáo Thái (Phật giáo Nguyên Thủy). Lời dạy của Đức Phật về Ức Niệm, Niệm Tuệ tối thắng ở gần cuối đoạn trích dẫn.

Thế Tôn dạy cho Angulimàla (Vô Não)"...Các nghiệp tội lúc xưa, nếu ai nghĩ tưởng đến, thời họ sẽ bị buồn đau. Các phước đức lúc xưa, nếu ai nghĩ tưởng đến, thời họ sẽ cảm thấy an vui và hạnh phúc"

Một đoạn kinh văn từ Tăng Chi Bộ về niệm thí (bản dịch khác nói rõ về công đức bố thí, cúng dường đã từng thực hành, và để tâm chánh trực ức niệm về việc bố thí đã từng thực hiện)

"Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử tự mình niệm Thí của mình: "Thật là được lợi cho ta! Thật là khéo được lợi cho ta, vì rằng với quần chúng bị cấu uế xan tham chi phối, ta sống trong gia đình, với tâm không bị cấu uế của xan tham chi phối, bố thí rộng rãi với bàn tay sạch sẽ, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, ưa thích phân phát vật bố thí".

Này Mahànàma, trong khi vị Thánh đệ tử tùy niệm bố thí, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào Thí. Và này Mahànama, Thánh đệ tử với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến Thí. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh.

Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này, được nói như sau: "Với quần chúng không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với quần chúng có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Thí". (Tăng Chi Bộ. Chương Sáu Pháp. I. Phẩm Ðáng Ðược Cung Kính. (X) (10) Mahànàma)

Ngày lễ khánh thành tinh xá (1000 phòng), khi bóng chiều ngả dài, Tỳ-xá-khư đi vòng quanh tòa nhà cùng với con, cháu và chắt. Thấy ước nguyện thời xa xưa nay đã thành tựu, nàng cất cao tiếng thanh cao ngâm năm câu kệ (Hoan hỷ với công đức lành-xây tinh xá, lời nguyện năm xưa đã thành tựu_ức niệm về lời nguyện và công đức đã thành tựu này)

Khi nào ta dâng cúng

Ngôi nhà ở tiện nghi

Trét tô hồ, vữa thì

Ấy là lúc viên mãn

Lời ta thệ nguyện xưa

Khi nào ta dâng cúng

Mọi thiết bị, tiện nghi

Ghế, giường, thảm và gối

Lúc đó lòng ta mới

Vui vì thỏa nguyện xưa

Khi nào ta dâng cúng

Vật thực theo phiếu phân

Nêm nếm ngon bội phần

Bằng xúp thịt tinh khiết

Ấy là lúc ta biết

Ðã toại lời nguyện dâng

Khi nào ta dâng cúng

Vải y Ba-la-nại

Vải mịn, vải sợi bông

Ước nguyện hằng bao kiếp

Khi nào ta dâng cúng

Ðồ bổ dưỡng, thuốc men

Bơ lỏng, bơ đặc, mật

Dầu ăn cùng đường thô

Thế là ta hoàn tất

Viên mãn lời nguyện xưa.

Các Tỳ-kheo nghe được cho rằng hoặc mật nàng rối loạn, hoặc loạn trí, nên thưa với Phật. Thế Tôn đáp:

- Này các Tỳ-kheo! Ðệ tử Ta không phải đang hát. Vì ước nguyện được thành tựu, lòng nàng vui mừng mới cất tiếng như thế để long trọng nói lời thệ nguyện.

Các Tỳ-kheo hỏi tiếp:

- Nàng đã ước nguyện lúc nào, thưa Thế Tôn?

Và Thế Tôn kể:

Chuyện quá khứ

8A. Lời Nguyện Của Tỳ-Xá-Khư

(Tích truyện Kinh Pháp Cú. 4b. Đám Cưới nữ cư sĩ Visàkhà_ Tỳ Xá Khư)

Nói về ngũ lực trong 37 phẩm trợ đạo trong đó có Niệm Lực, ức niệm thành thục, tức là niệm tuệ tối thắng vậy (Xuất hiện vài lần về niệm lực, niệm tuệ tối thắng trong vài đoạn kinh khác nhau trong Tạng Kinh Nikàya này).

Như vậy, An trú trong hiện tại không phải quên đi qua khứ mà phải luôn chánh niệm tỉnh giác (hơn 7 thanh tịnh tâm trong chánh niệm tỉnh giác, tùy mức độ tu tập và pháp môn tu tập), trước hết phải đoạn trừ ác pháp, bất thiện pháp, tức là an trú vào thiện pháp (ức niệm là để niệm an trú vào thiện pháp đã làm cho đến thành thục thì thành tựu Niệm Tuệ Tối Thắng, Niệm Lực thù thắng, thiện pháp sung mãn)

Tâm Tịnh cẩn tập

Nguyện đem công đức này

Hướng về chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sanh miền cực lạc!

an trú trong hiện tại là gì như thế nào là an trú trong hiện tại Chánh Pháp niệm lực niệm tuệ tỳ xá khư tạng kinh nikàya nữ cư sĩ visàkhà mahànama điều lành nhỏ mi tiên vấn đáp

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Tại sao Đức Phật không dùng chữ để viết kinh?

Tại sao Đức Phật không dùng chữ để viết kinh?

Nữ giới và khẩu nghiệp

Nữ giới và khẩu nghiệp

Hạnh phúc chân thật là gì?

Hạnh phúc chân thật là gì?

Lời di huấn của Đức Phật và sự tồn vong của giáo huấn Phật giáo

Lời di huấn của Đức Phật và sự tồn vong của giáo huấn Phật giáo

Năm pháp khiến Chánh pháp không diệt ở thời mạt pháp

Năm pháp khiến Chánh pháp không diệt ở thời mạt pháp

Thức - trong giáo lý ngũ uẩn đạo Phật

Thức - trong giáo lý ngũ uẩn đạo Phật

Luật nhân quả hay nghiệp quả báo ứng

Luật nhân quả hay nghiệp quả báo ứng

Người Phật tử sống trong đại trí và đại bi*

Người Phật tử sống trong đại trí và đại bi*

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

Góc nhìn về hộ niệm

Góc nhìn về hộ niệm

Tâm ý thức

Tâm ý thức

Có nên cúng sao giải hạn ?

Có nên cúng sao giải hạn ?

Bài viết xem nhiều

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Tổ chức UNESCO có thể công nhận ‘sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể’?

Tổ chức UNESCO có thể công nhận ‘sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể’?

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Nhiều thông tin, hiện vật liên quan Phật giáo truyền vào Việt Nam qua vùng đất Hà Tĩnh

Nhiều thông tin, hiện vật liên quan Phật giáo truyền vào Việt Nam qua vùng đất Hà Tĩnh

Hà Tĩnh: Lễ rước Phật, khai mạc mùa Phật đản 2023, khánh thành chùa Triều Sơn

Hà Tĩnh: Lễ rước Phật, khai mạc mùa Phật đản 2023, khánh thành chùa Triều Sơn

Chùm ảnh trang trí mừng lễ Phật đản tại Tập đoàn bất động sản TLM

Chùm ảnh trang trí mừng lễ Phật đản tại Tập đoàn bất động sản TLM

Nhà sư đến sân cổ động bóng đá, nên hay không?

Nhà sư đến sân cổ động bóng đá, nên hay không?

Tại sao Đức Phật không dùng chữ để viết kinh?

Tại sao Đức Phật không dùng chữ để viết kinh?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN