Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Nữ giới và khẩu nghiệp

06:37 | 24/07/2014 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Sẽ không nói những gì gây đau khổ phiền não cho người và cho mình và đã lỡ nói rồi thì đừng nói nữa là cách tốt nhất để không nói bất chánh.

Có 3 loại nghiệp ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta không chỉ ở đời này mà còn ở nhiều đời sau là: Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ýnghiệp.

Trong 3 loại nghiệp đó có lẽ khẩu nghiệp là dễ bị nhất vì hầu như không ai có thể tránh được giao tiếp với người xung quanh, từ gia đình cho đến xã hội. Trong các giới thì giới nữ lại càng dễ bị khẩu nghiệp nhất. Với bài viết này, chúng tôi mong quý Phật tử nữ (Ưu

khau_nghiep.jpgBà Di) nên thận trọng hơn khi dùng lời nói của mình.

Sau đây là một câu chuyện trong quốc văn giáo khoa thư. Một hôm ông phú hộ ra lệnh cho người làm giết heo và chọn phần quí nhất của con heo làm cho ông một món ăn. Người làm vâng lời và sau đó dâng cho ông một món ăn mà phần quí nhất là cái lưỡi heo. Ông phú hộ hỏi tại sao thì người làm trả lời rằng cái lưỡi là bộ phận quí nhất, vì nhờ cái lưỡi mà con người có thể diễn đạt những tình cảm chân thành, những ý tưởng cao siêu, ích nước lợi dân và có ích cho nhân loại.

Ít lâu sau, ông phú hộ lại ra lệnh cho người làm giết heo và chọn một bộ phận xấu xa nhất làm cho ông một món ăn. Người làm vâng lời và sau đó dâng cho ông phú hộ một dĩa đồ ăn mà bộ phận xấu xa nhất lại cũng là cái lưỡi heo.

Ông phú hộ hỏi tại sao, người làm bèn trả lời rằng vì cái lưỡi có thể nói lên những lời nói xấu xa nhất tàn ác nhất làm tan nát gia đình xã hội và có thể khuynh đảo nước nhà ngay cả làm hại cho nhân loại. Ông phú hộ vô cùng ngợi khen sự thông minh của người làm. Thật là cái lưỡi không xương nhiều đường lắc léo.

Câu chuyện khác: Có một vị ni sư lớn tuổi tại vùng núi Cửu Hoa Trung quốc, đến năm 136 tuổi, thân thể vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Từ khi xuất gia đến nay, Ni sư không bao giờ bàn tán chuyện nhảm, mở miệng, ngậm miệng cũng chỉ một câu “A Di Đà Phật”. Trong trường hợp, nếu có ai muốn hỏi Ni Sư về vấn đề có liên quan đến việc tu hành thì Ni Sư khai thị vài câu; ngược lại Ni Sư chỉ nhắm mắt mà không trả lời. Sinh hoạt của Ni Sư rất đơn giản, cơm ngày 3 bữa, ăn ở hoàn toàn tự chính mình lo liệu lấy, không bao giờ chiụ nhờ một ai khác.

Đức hạnh của Ni Sư được đồn khắp xóm làng. Nếu như có ai mang bịnh, Y dược không chữa hết, đều đến cầu xin Ni Sư gia trì. Ni Sư chỉ cần để bàn tay lên đầu vổ ba lần, bịnh liền tiêu hết. Đây là năng lực của công đức Niệm Phật tam muội. Đức tu và danh tiếng của Ni Sư đã khiến cho nhiều đài truyền hình Trung quốc tranh nhau đến xin phỏng vấn. Trước ống kính của Đài truyền hình, Lão Ni sư vẫn nhất tâm niệm Phật, thái độ vẫn an nhiên bất động, mặc cho những ký giả cứ liên tiếp phỏng vấn mà không hề trả lời.

Hòa thượng Tịnh Không từng nói: “Nữ chúng dù là tại gia hay xuất gia tu hành, nếu giữ gìn được khẩu nghiệp, thì đã thành Phật một nữa”.

Tại sao Ni Sư lại kín miệng như vậy? Dưới đây là 8 lý do khiến Ni Sư kín miệng:

1. Khẩu nghiệp: là nghiệp lực khó khắc phục nhất cho việc tu hành của Nữ chúng.

2. Khẩu nghiệp: là lực cản trở lớn nhất cho việc tu hành chứng đạo của Nữ chúng.

3. Khẩu nghiệp: là sức mạnh sát hại sinh mạng lớn nhất cho việc tu hành của Nữ chúng.

4. Khẩu nghiệp: là nghiệp lực chính yếu đưa nữ chúng đọa xuống ác đạo.

5. Khẩu nghiệp: là sức mạnh ngăn trở lớn nhất cho việc vãng sanh của nữ chúng.

6. Khẩu nghiệp: Khiến cho đạo tràng không được thanh tịnh, thị phi không ngừng.

7. Khẩu nghiệp: Khiến cho tăng đoàn không hòa hợp, đạo pháp không hưng thịnh.

8. Khẩu nghiệp: Khiến chúng sanh thoái mất đạo tâm, đoạn mất thiện căn làm người.

Làm thế nào để giữ gìn khẩu nghiệp? Dưới đây là một vài phương pháp giữ gìn khẩu nghiệp:

- Một lời nói mà qua đó có ý tốt nhằm xây dựng người khác, hay một lời nói mà có ý thức động viên an ủi người khác… thì hãy nói đi, đừng chờ chi thời gian qua đi không còn ý nghĩa nữa. Với một cái Tâm ý tốt như vậy trong từng lời nói thì đó là một hành động tốt thì hãy tiếp tục đi, bởi vì sự tiếp tục đó chính là sự gieo trồng chánh nghiệp.

Cho nên ông bà có nói rằng “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” để cho chính chúng ta suy nghĩ thật kỹ với những gì mình nói ra làm sao cho nó phù hợp tâm lý và nhất là hợp tình hợp lý. Thái độ nói ôn hòa điềm đạm sẽ làm tăng thêm uy tín cho người nói, gây dựng được một thiện cảm để người ta muốn nghe.

Cuối cùng cái cốt lõi là ý thức của ta qua lời nói sẽ gây người nghe một cảm nhận, ý niệm qua lời nói của ta. Nói như vậy thì sợ gì người khác không nghe. Cứ tấn tu như vậy thì sẽ hình thành nên một hình ảnh đẹp, phẩm chất rất tốt trong mọi việc thương thuyết thường ngày.

- Lắng nghe: Khi nghe ai đó giãi bày, hãy chia sẻ với họ bằng sự lắng nghe, cho nên nó vẫn là một hoạt động dù không nói. Nghe ở đây là nghe tất cả với tâm chân thành, nhất là phải tập nghe những điều trái khoáy khó nghe.

- Sẽ không nói những gì gây đau khổ phiền não cho người và cho mình và đã lỡ nói rồi thì đừng nói nữa là cách tốt nhất để không nói bất chánh. Cũng giống như gieo trồng vậy, những lời nói hay thì người khác nhận, những lời nói không hay thì chính mình nhận lấy mà thôi.

Chủ đích của nói là có người nghe, mà người ta không muốn nghe thì chính mình tự nghe lấy vậy. Ông bà ta cũng thường hay nói rằng “Lời ngay hay chói tai” đó là sự cảm nhận của người nghe, còn đối với người nói thì đã có “lời ngay” rồi mà còn “nói ngay” nữa với những cách nói tâm lý thì ai lại không muốn nghe, càng tốt hơn chứ sao.

- Tập nghe “chói tai” để quán thấy vô chấp và tập nói “Ái ngữ” để nhiếp phục tâm là con đường chánh pháp tu tập khẩu ngữ, hành trì tứ chánh hữu hiệu nhất về phương diện tạo khẩu nghiệp.

- Niệm Phật: Hãy học gương của Ni Sư trong câu chuyện ở trên. Hãy dùng câu cửa miệng “A Di Đà Phật” thay cho lời nói đâm thọc, thay cho lời khen tiếng chê. Chúng ta vừa tránh được nghiệp ác vừa có khả năng vãng sanh tịnh độ.

Tịnh Tông Học Hội Đài Nam dịch

khẩu nghiệp phiền não nữ giới ni sư lời nói ái ngữ thân nghiệp tạo khẩu nghiệp lời nói độc ác tu khẩu nghiệp

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Sám hối là gì, có bao nhiêu pháp sám hối ?

Sám hối là gì, có bao nhiêu pháp sám hối ?

Kinh tạng Nam truyền, phẩm Ngạ Quỷ Sự

Kinh tạng Nam truyền, phẩm Ngạ Quỷ Sự

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Những việc trọng yếu khi tu học Phật

Những việc trọng yếu khi tu học Phật

Tam pháp ấn - giáo lý đặc trưng trong đạo Phật

Tam pháp ấn - giáo lý đặc trưng trong đạo Phật

Nói thêm về địa ngục

Nói thêm về địa ngục

Kinh Vu lan - Khảo về nguồn gốc Hán tạng & Nikàya

Kinh Vu lan - Khảo về nguồn gốc Hán tạng & Nikàya

Có ma hay không? Ý nghĩa và Quan niệm về Ma trong Phật giáo

Có ma hay không? Ý nghĩa và Quan niệm về Ma trong Phật giáo

Bóng ma dưới góc nhìn của duy thức

Bóng ma dưới góc nhìn của duy thức

‘Ngũ uẩn giai không’ là gì?

‘Ngũ uẩn giai không’ là gì?

Người xuyên tạc Như Lai

Người xuyên tạc Như Lai

Chánh Pháp, Mạt Pháp là gì?

Chánh Pháp, Mạt Pháp là gì?

Bài viết xem nhiều

Câu chuyện đầu năm: Vô ngã & ngã... vô

Câu chuyện đầu năm: Vô ngã & ngã... vô

Trang nghiêm lễ tạ pháp PL 2567 tại tỉnh Hà Tĩnh

Trang nghiêm lễ tạ pháp PL 2567 tại tỉnh Hà Tĩnh

Thần chú giải nạn tiêu tai, trừ ma quỷ, hóa giải trù yếm

Thần chú giải nạn tiêu tai, trừ ma quỷ, hóa giải trù yếm

Con đường khổ vui do mình tự chọn

Con đường khổ vui do mình tự chọn

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 8

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 8

Tham khảo cách chữa các loại bệnh ung thư

Tham khảo cách chữa các loại bệnh ung thư

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Hòa thượng Yoshimizu Daichi vừa viên tịch

Hòa thượng Yoshimizu Daichi vừa viên tịch

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN