;
Chùa Tam Chúc - Hà Nam
Ông Hoàng Hải Vân xúc phạm Phật giáo Việt Nam (Phần 2)
Bạn đọc gửi đến tôi bài viết “Buôn tăng bán Phật”, tác giả Hoàng Hải Vân, facebook Diễn đàn Phật giáo Việt Nam
đăng lại (xem: https://www.facebook.com/groups/1476122739267095/
permalink/2214666598746035/).và đề nghị tôi bình luận.
Dẫn vào bài viết, người đăng có nêu câu hỏi “Góc nhìn khác?” Theo chỗ tôi hiểu, nếu quan niệm chỉ là “góc nhìn khác” thì tác giả Hoàng Hải Vân vẫn đứng ở vị trí vì lợi ích của Phật giáo Việt Nam?
Bình luận dưới đây của tôi sẽ phân tích rõ rằng không phải vậy, mà bài “Buôn tăng bán Phật” xuyên tạc hiện thực đang diễn ra nhằm tạo bất lợi cho Phật giáo Việt Nam.
Bài “Buôn tăng bán Phật” có nhiều cơ sở lập luận, tạo thành những ý chính đẩy bạn đọc vào những hướng nhìn lệch lạc về Phật giáo Việt Nam.
Tôi cố gắng phản biện tất cả những lập luận đó nếu hoàn cảnh thời gian cho phép, mà nội dung dưới đây chỉ là bước phản biện một trong những ý đó.
Bài “Buôn tăng bán Phật” nhắm mục tiêu phê phán “Các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn chưa nhìn thấy những bài học lịch sử”. Phật giáo chỉ là một cái cớ, nhưng đồng thời, sau đó, thái độ khó chịu với Phật giáo Việt Nam cũng lộ rõ.
Tác giả Hoàng Hải Vân đã bôi đen một mảng lớn hình ảnh Phật giáo Việt Nam.
Tác giả Hoàng Hải Vân đã đưa ra một cái nhìn thiếu khách quan một cách cố ý, nếu không muốn nói là xuyên tạc, về quan hệ chính quyền với Phật giáo Việt Nam hiện nay, đồng nhất mối quan hệ đó với quan hệ giữa chính quyền Ngô Đình Diệm với đạo Thiên Chúa Ca tô La Mã trước đây:
“Thực tế lịch sử ở nước ta đã cho thấy, khi Nhà nước xử sự thiên lệch đối với vấn đề tôn giáo, xã hội trở nên hỗn loạn như thế nào. Gần đây nhất, chính quyền ông Ngô Đình Diệm quá trọng vọng đạo Thiên chúa và có biểu hiện đàn áp Phật giáo, nhiều gia đình buộc phải "tự nguyện" theo Công giáo cho an toàn, vì vậy mà ngay sau khi chính quyền ông Diệm sụp đổ đã có không ít gia đình mang bàn thờ Chúa ra đường đạp đổ. Cả Đức Phật và Đức Chúa Jesús đều do sự thiên lệch của chính quyền mà phải chịu oan ở nước ta.”
Bên dưới bài “Buôn tăng bán Phật” đăng trên trang Diễn đàn Phật giáo Việt Nam có khá nhiều phản hồi. Nhưng rất tiếc là không bạn đọc nào nhìn thấy điểm này, trong khi đó, lại có ý kiến như:
“Không nghe không biết không nhìn/Cho tâm thanh tịnh cho mình bình an”.
Người tu Phật nào bình an thanh tịnh khi tà ngữ bủa xuống đạo Phật, biến đạo Phật thanh tịnh, cao thượng, quang minh trở thành như một thứ đạo tiểu tâm, thủ đoạn, gian ác?
Vị trí của Phật giáo Việt Nam với chính quyền hiện nay hoàn toàn khác với vị trí của Đạo Thiên Chúa trong quan hệ với chính quyền Ngô Đình Diệm.
Chính quyền Ngô Đình Diệm là một chính quyền Công giáo trị, trong đó, đạo Thiên Chúa La Mã được đưa lên thánh một dạng quốc giáo, tôn giáo chỉ đạo đất nước. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa thời đệ nhất tuy chưa nói đến quốc giáo Ca tô lích, nhưng đã xác định tư tưởng về đấng “tạo hóa”.
Chế độ Ngô Đình Diệm là chế độ gia đình trị, nhưng là gia đình Thiên Chúa giáo, đều là con chiên ngoan đạo và chủ chiên. “Bộ Chính trị” có 4 người (Thục, Diệm, Nhu, Lệ Xuân) được đặt dưới sự lãnh đạo của một giám mục, ông Ngô Đình Thục. Giám mục Ngô Đình Thục thực chất là tổng bí thư lãnh đạo công tác tư tưởng cho Việt Nam Cộng Hòa, Diệm chỉ là tổng thống chấp chính.
Chính quyền Ngô Đình Diệm xác định mục tiêu chống cộng sản vô thần gắn liền với tính chất Thiên Chúa giáo của chế độ.
Với mục tiêu đó, cơ sở quần chúng của chế độ Ngô Đình Diệm là lực lượng giáo dân, linh mục, trong đó, nòng cốt trung thành là lực lượng giáo dân di cư từ miền Bắc. Sự ưu đãi của chính quyền Ngô Đình Diệm dành cho lực lượng giáo dân này về tính chất khác hẳn việc chùa chiền được xây dựng có vẻ nhiều như hiện nay.
Ảnh chụp màn hình bài viết của ông Hoàng Hải Vân đăng trên facebook cá nhân.
Chính quyền Ngô Đình Diệm ưu đãi giáo dân Thiên Chúa giáo di cư để tạo nên một tầng lớp xã hội đặc biệt, cố kết với chế độ, với giám mục Ngô, với Tổng thống Ngô bằng tôn giáo và ân nghĩa. Quan hệ đó với chính quyền chưa từng có ở tín đồ Phật giáo, cho dù đối với một bộ phận nào đó.
Đạo Thiên Chúa Ca tô là tôn giáo theo đuổi mục tiêu cải đạo mạnh mẽ, coi cải đạo người khác là đại mạng lệnh từ Thiên Chúa, cho nên, nhà nước Công giáo trị Ngô Đình Diệm cũng là một chính quyền cải đạo. Chính quyền đó dùng sức mạnh chuyên chế buộc người khác từ bỏ tôn giáo truyền thống của mình cải sang đạo Thiên Chúa.
Tác giả Hoàng Hải Vân cũng ghi nhận: “nhiều gia đình buộc phải "tự nguyện" theo Công giáo cho an toàn, vì vậy mà ngay sau khi chính quyền ông Diệm sụp đổ đã có không ít gia đình mang bàn thờ Chúa ra đường đạp đổ. Cả Đức Phật và Đức Chúa Jésus đều do sự thiên lệch của chính quyền mà phải chịu oan ở nước ta.”
Trong quan hệ giữa Phật giáo với chính quyền hiện nay, không hề có việc dùng quyền lực nhà nước cưỡng bức cải đạo sang Phật giáo. Lập luận như tác giả Hoàng Hải Vân rất buồn cười, vì nay nếu như thời ông Diệm thì ngày nay nhà nước chuyên chính vô sản trở thành một chính quyền Phật giáo, công cụ cải đạo tôn giáo khác sang Phật giáo.
Chính quyền Ngô Đình Diệm ưu đãi giáo dân miền Bắc di cư còn là việc trả nợ máu của những giáo dân là lực lượng luôn đi tiên phong trong cuộc chiến chống cộng bùng phát ở miền Nam cuối thập niên 1950 đầu thập niên 1960. Đối với Phật giáo Việt Nam, chính quyền hiện nay không có thứ nợ máu đó.
Như vậy, tác giả Hoàng Hải Vân không những đồng nhất Phật giáo Việt Nam với đạo Thiên Chúa, mà còn đồng nhất chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với chính quyền Ngô Đình Diệm, đồng nhất mối quan hệ chính trị rất rất cuồng tín (cố kết nhau bằng tôn giáo) rất thủ đoạn (cố kết nhau bằng mục tiêu chống cộng), rất hiểm ác (cố kết nhau bằng tâm lý thù cộng, sợ cộng), rất thâm độc (cố kết nhau bằng ân nghĩa ban phát), với mối quan hệ chỉ có ý nghĩa cảm tính, bề ngoài, giữa chính quyền với Phật giáo Việt Nam hiện nay.
Trông có vẻ chính quyền hiện nay ưu đãi Phật giáo hơn các tôn giáo khác, như tác giả Hoàng Hải Vân miêu tả. Nhưng thực ra, cơ bản chính quyền không ưu đãi một tôn giáo nào hết, càng không có một chút nào chính quyền hiện nay ưu đãi đối với Phật giáo như chính quyền Ngô Đình Diệm đối với đạo Thiên Chúa. Quan hệ giữa chính quyền Diệm với đạo Thiên Chúa không phải là quan hệ giữa hai thực thể, mà chính quyền Ngô Đình Diệm là một phương thức triển khai các hoạt động chính trị của đạo Thiên Chúa. Đạo Thiên Chúa và chính quyền Ngô Đình Diệm là một nên không có bên nào ưu đãi bên nào.
Trong bài tiếp theo, tôi sẽ phân tích để cho thấy chính quyền không ưu đãi Phật giáo như tác giả Hoàng Hải Vân nói.
(còn tiếp)
______________________________________________
Phản hồi riêng đối với các bài tranh luận đặc biệt: vinasat132@yahoo.com,vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh, ĐT: 0915553610.