;
Một Tiến sĩ phát ngôn sai lệch về ngài Mục Kiền Liên
Ý kiến trao đổi cùng tiến sĩ tôn giáo học Dương Ngọc Dũng
Mùa vu lan năm nay, có nhiều việc bất thường, vui cũng nhiều mà buồn không ít. Cũng như tổng thống Obama qua Việt Nam, không ai rũ ai, thế mà cùng nhau đứng dưới mưa đón chào Tổng thống Obama một cách nhiệt thành, trái với chuyến đi của Tập Cận Bình một cách lặng lẽ, buộc các bé học sinh phải phe phẩy cờ một cách buồn bã. Cũng thế, từ Bắc chí Nam, từ Cao nguyên đến đồng bằng, từ thành thị đến thôn quê, mọi người đi chùa ồ ạt một cách bất thường vào mùa Vu Lan năm nay.
Những chùa lớn như Vĩnh Nghiêm, Hoằng Pháp, lượng người đi không thể đếm xuể, suốt đêm 14 đến cả ngày rằm, mặc dù không phải là ngày cuối tuần, thế mà, số người đi lễ cứ như đêm Giao thừa, và có lẽ hơn cả đêm Giao thừa. Những nhà sát đường dẫn đến chùa Hoằng Pháp không thể ngủ vì tiếng động cơ xe máy rầm rập suốt đêm.
Việc quá tải cho những ngôi chùa không rộng lắm, chen chúc với khói hương, nhưng chuyện lạ là không hề dẫm đạp nhau như những lễ giổ đền Hùng hay giành giựt "pháp ấn" mà không năm nào ổn định được trật tự ở phía Bắc. Chùa Hương, chùa Phúc Khánh, chùa Quán Sứ , chùa Liên Phái...cũng như những chùa nổi tiếng ở Hà Nội, trong những dịp lễ lớn như thế, không hề xẩy ra hỗn loạn, phải chăng văn hóa lễ hội Phật giáo cũng đã tác động không nhỏ đến ý thức của người dân. Đây là chuyện đáng mừng. Ngoài việc lễ chùa, những quán, tiệm, nhà hàng chay cũng không thể phục vụ cho thực khách quá tải, đến độ, sau rằm là họ phải nghỉ bán vài hôm.
Tại nhà riêng, cho dù không phải Phật tử đi chùa, mọi người dân không tôn giáo cũng bày lễ cúng tháng bảy khá trang trọng; không phải tự dưng họ bắt chước người theo đạo Phật mà cúng, phải chăng, tinh thần báo hiếu và mùa Vu lan đã hòa hợp như sữa với nước trong dòng máu dân tộc cả nghìn năm nay! Mặc dù họ không biết kinh, không hiểu nguồn gốc báo hiếu từ nhà Phật, nhưng chắc chắn họ cũng hiểu loáng thoáng về hình ảnh đại hiếu của ngài Mục Kiền Liên khi biết mẹ chịu nạn nơi cỏi u buồn. Chỉ cần có thế chứ đâu cần hiểu quá mức như bà TS Nguyễn Ngọc Mai (Chuyên gia Văn hóa - Viện nghiên cứu Tôn giáo Việt Nam) nói về nguyên nhân lễ Vu lan và lễ Xá Tội Vong Nhân, để rối, làm cho ngoại đạo xuyên tạc ý nghĩa vu lan báo hiếu của nhà Phật.
Trong chương trình VTC 14 phỏng vấn bà TS về lễ Vu lan và báo hiếu, vào ngày 17/8/2016, bà trả lời một cách "thông thái" tạo cho người nghe, chưa hiều về Phật giáo, một cảm phục thông tuệ của nhà Nghiên cứu Tôn giáo tại Việt Nam, một chuyên gia Văn hóa Việt Nam, mà người trong Phật giáo cảm thấy ngỡ ngàng, vì từ lâu, có lẽ mình chưa hiểu thấu đáo tới truyện tích Mục Liên-Thanh Đề đến chỗ rốt ráo như bà TS Nguyễn Ngọc Mai chăng.
- Bà tiến sĩ nói: Ngài Mục Kiền Liên là đệ tử "cưng" của đức Phật, riêng vấn đề nầy, bà đã hạ nhục tình cảm của Đức Phật đối với hàng ngàn Tăng sĩ trong giáo đoàn lúc bấy giờ. Một bậc xuất trần như Đức Bổn sư, không đệ tử nào được cưng nhất, cưng nhì như tình cảm thế tục, tất cả đều bình đẳng. Và bẻ cong giáo lý bất nhị của đạo Phật.
Bà Nguyễn Ngọc Mai phát ngôn chưa chính xác về ý nghĩa Vu lan,
về Ngài Mục Kiền Liên trong chương trình Cuộc sống 24h phát trên VTC14 ngày 17-8 qua
- Bà TS nói rằng - một đệ tử thông tuệ của đức Phật, xin đức Phật "thỉnh kinh Vu Lan và dùng thần thông phá ngục cứu mẹ". Có lẽ các nhà nghiên cứu giáo lý Phật giáo cần tìm hiểu sâu hơn, lục tung tam tạng giáo điển để tìm cho ra cái phát minh của bà TS Viện nghiên cứu Tôn giáo đã phán như một truyền tích độc nhất vô nhị về Đạo Phật- Làm gì có kinh Vu Lan mà yêu cầu đức Phật thỉnh lúc bấy giờ, và ngài Mục Kiền Liên làm gì có quyền phép vượt qua nhân - quả để phá ngục cứu mẹ ! Chứng tỏ bà TS chưa học về luật nhân quả của nhà Phật. Ngay cả đức Phật, trong kinh Vu Lan đã bảo: " Dầu ông thần-lực nhiệm-mầu, Một mình không thể ai cầu được đâu." Kinh chưa thất truyền mà đã có người xuyên tạc về luật nhân quả của đạo Phật như thế thì thử hỏi, lâu dài, Viện nghiên cứu Tôn giáo gồm toàn tiến sĩ thông bác như thế sẽ đưa Phật giáo đi về đâu, và dĩ nhiên, nguời đời sau, không hiểu đạo Phật sẽ nghĩ đạo Phật là loại thần thoại mê tín chuyên cầu đảo??? Nhân quả không ai có thể vượt qua, dù cho thần lực như Đức Phật, giải quyết nhân quả bằng phúc báu và công đức tu tập để chuyển hóa chứ không thể dùng thần thông để "xóa án". Một TS chuyên nghiên cứu tôn giáo mà không hiểu luật nhân quả sơ đẵng của Phật giáo là chuyện không thể có, thế tại sao bà TS Nguyễn Ngọc Mai cho phép Mục Kiền Kiên dùng thần thông phá ngục đưa mẹ lên? Đã thế, khi thoát ngục lại biến thành con chó theo quấn quýt bên chân Mục Kiền Liên - thà để bà chịu tội dưới ngục còn hơn làm con chó, một bà mẹ được cứu để rồi làm chó thì đạo lý hiếu để của người bình thường không thể có hà huống một Thánh Tăng nhà Phật biến mẹ thành chó??? quấn quýt bên chân con để hối lỗi, một tội nặng phải bị giam cầm thế mà chỉ cần làm chó để hối lỗi được thoát kiếp đọa kể cũng lạ. Vậy ai muốn khỏi đọa địa ngục khi phạm tội, cứ nguyện làm chó cho khỏe !!! Dĩ nhiên đây không phải là giáo lý của nhà Phật mà là giáo lý của bà TS Nguyễn Ngọc Mai, Viện nghiên cứu Tôn giáo Việt Nam. Thế rồi ngài lại cho phép bà thành người trở lại; nếu có quyền năng vĩ đại như thế thì cứ đưa thẳng từ ngục về làm người để rồi hai mẹ con ăn chay niệm Phật rồi lại bay về Trời, hà cớ Phật dạy làm chi:
Lòng hiếu thảo của ông dầu lớn,
Tiếng vang đồn thấu đến Cửu-thiên
Cùng là các bậc Thần-kỳ
Tà, ma ngoại-đạo, bốn vì Thiên-vương
Cộng ba cõi sáu phương tu-tập,
Cũng không phương cứu-tế mẹ ngươi.
Muốn cho cứu đặng mẹ người.
Phải nhờ thần-lực của mười phương Tăng.
Pháp cứu-tế ta toan giải nói,
Cho mọi người thoát khỏi ách-nàn!"
Kinh dạy rõ ràng như thế, chả hiều bà TS móc đâu ra chuyện tếu đầy xuyên tạc Phật giáo như vậy???
Trên đây là những ý cơ bản mà bà TS Viện nghiên cứu Tôn giáo đã sai lầm hay cố tình sai lầm, thì thử hỏi, chuyên sâu triết lý nhà Phật sẽ bị bà TS xuyên tạc, bẻ cong đến mức độ nào. Ban Tôn giáo chính phủ nói chung, vụ Phật giáo nói riêng sẽ hãnh diện chăng nhà nước và ban chuyên ngành đã đaò tạo thành công một chuyên gia Tôn giáo như thế? Những người Phật tử Việt Nam còn hiểu được trình độ và ý đồ của một chuyên gia Tôn giáo như thế thì những nhà nghiên cứu Tôn giáo trên thế giới sẽ hiểu gì về viện đào tạo chuyên gia nghiên cứu Tôn giáo của Việt Nam hiện nay? Những tưởng một tiến sĩ tôn giáo cách đây không lâu, được chọn làm người hướng dẫn, giải thích về tín ngưỡng Phật giáo tại chùa Ngọc Hoàng quận Nhất Sài gòn đã sai lầm, nay lại thêm một TS tầm cỡ hiểu Phật giáo một cách sai lầm tầm cỡ.
Thật ra, những mẫu người được đào tạo với mục đích gì không quan trọng, nhưng ít ra phải nắm vững lãnh vực của mình đang phục vụ một cách khách quan, nếu có dụng ý xuyên tạc, bôi nhọ Phật giáo, thì ít ra cũng như Giáo sư Tiến Sĩ Nguyễn Văn Trung, người Kito giáo trước 1975 tại miền Nam Việt Nam, đã thể hiện trình độ uyên bác siêu việt như thế chứ. Tiếc thay, từ trí thức đến các tầng lớp xã hội hiện nay đã xuống cấp một cách trầm trọng. Một ít tu sĩ tôn giáo, nhất là Phật giáo đã sa sút về nhân cách, một vài trí thức, chuyên gia sa sút về trình độ, một vài bộ phận trong xã hội đánh mất đạo đức cơ bản, ai đó, một lãnh đạo đã chưa thể hiện phong cách nho nhã của một nữ lưu Việt Nam...thì thử hỏi tương lai đất nước đi về đâu?
Tôn giáo đại diện không những tâm linh mà còn là nề nếp đạo đức, văn hóa, nền tảng cho xã hội mà còn bị bóp méo như thế, đạo Phật dưới cặp mắt của bà TS Nguyễn Ngọc Mai là chuyện Thần thoại thì người dân chưa hiểu đạo Phật, sẽ xem đạo Phật là loại mê tín không thích hợp với trình độ nhân loại hiện nay.
Lượng số người đến với Phật giáo bằng niềm tin, qua những lễ hội, cho thấy nhu cầu tâm linh và niềm tin tôn giáo đang là chiếc phao cứu nạn cho cuộc sống đầy phiền muộn, mong rằng, hãy để niềm tin đó được trong sáng với đức tin kiên cố, nếu Phật giáo chưa đóng góp gì cho đất nước phát triển và hội nhập hiện nay thì đạo Phật cũng không hề làm thương tổn đạo đức xã hội, không đánh mất lương tâm nhân quả của cuộc sống để làm băng hoại nhân loại, vì Albert Einsten đã xác nhận:
“Tôn giáo tương lai sẽ là tôn giáo toàn cầu, vượt lên mọi thần linh giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy vừa phải bao quát phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm trọng thể gồm mọi phương diện trên, trong cái nhất thể đầy ý nghĩa. Chỉ có đạo Phật đáp ứng đủ điều kiện đó
Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được mọi nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo.
Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa những khám phá mới của khoa học.
Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để theo khoa học vì Phật giáo bao gồm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học.”
Như vậy, hà cớ bà TS và còn ai đó nữa manh tâm xuyên tạc Phật giáo một cách trắng trợn và hạ cấp như thế.
Vui là quần chúng đang quay về với các tôn giáo, buồn là những nhà nghiên cứu tôn giáo lại dẫn quần chúng lệch hướng trên các phương tiện truyền thông của nhà nước. Đúng ra, sẽ không có tiếng nói nầy nếu không có sự phản ứng mạnh của độc giả trên các trang mạng. Xin lỗi đã quá lời, mong những ai đang lãnh trách nhiệm kiến thức tôn giáo trong các ban ngành nhà nước, hãy miễn thứ.
27/8/2016
*Tựa đề do BBT đặt lại.
THÔNG NHÃ
VĂN HỌC NHÂN GIAN NHƯ TẤM CÁM, CÂY TRE TRĂM ĐỐT...ĐỀU CÓ ÔNG BỤT, CÓ PHÁP THUẬT CỨU NGƯỜI. ĐÓ LÀ NIỀM ƯỚC MƠ CÓ MỘT SỰC MẠNH PHI THƯỜNG CỨU NGƯỜI HOẠN NẠN, THẤP HÈN. TÍNH NHÂN VĂN CỦA VĂN HỌC NHÂN GIAN NẰM Ở ĐÓ. VĂN HỌC NHÂN GIAN CÓ NHIỀU DỊ BẢN. CHO NÊN KHÓ MÀ NÓI ĐÂU LÀ ĐÚNG ĐÂU LÀ SAI.
Nguyễn Minh Tâm
Các bạn đừng nặng lời với GHPG Việt nam- Dù có bị năng mạ, chửi bới hủy báng thì các ngài cũng coi như Thiện tri thức nghịch hạnh mà thôi. Chỉ tiếc rằng bà Mai là Tiến sỹ mà việc hiểu Phật Pháp quá nông cạn. Theo tôi nên làm đơn xin thôi cái học vị tiến sỹ đó thì hay hơn.
Tử Cầm
Nói thẳng luôn. Tôi chưa biết bà Mai nói gì nhưng 99% người bước vào chùa hành lễ mang đầu óc mê tín, cho rằng chùa chiền Phật giáo là nơi nhận tiền để dùng "phép mầu" đảo trắng trộn đen. Ai cãi hãy làm vòng khảo sát đi.
Thích Trả lời 10/2/2016 4:31:43 AM